Hà Nội đưa 7 nhóm nhiệm vụ kích cầu tiêu dùng nội địa năm 2022 Dịch bệnh được kiểm soát, bán lẻ hàng hóa tăng trưởng trở lại |
Đáng chú ý, trong tháng 2, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 12,6% và doanh thu du lịch lữ hành tăng 39,4%. Nguyên nhân là bởi tháng 2 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán với nhiều hoạt động khai xuân, lễ hội nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng so với cùng kỳ năm trước...
Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhờ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán |
Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 876 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 0,3% (cùng kỳ năm 2021 tăng 0,7%).
So với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022 tăng 3,1%.
Cụ thể, doanh thu bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương: Bình Dương tăng 15,2%; Quảng Ninh tăng 13,1%; Hà Nội tăng 9,3%; Đồng Nai tăng 9,1%; Hải Phòng tăng 8,9%; Khánh Hòa tăng 3,6%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 3,4%; Cần Thơ tăng 3,0%; Đà Nẵng giảm 21,9%.
Từ nay đến cuối năm, Bộ Công Thương đặt mục tiêu theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý giữa các vùng miền, ổn định cung cầu - giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn cả nước. Ổn định giá cả hàng hóa và nguồn cung trên thị trường.