Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 148/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024.
Thủ tướng: Xây dựng pháp luật phải lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Đột phá hơn nữa trong hoàn thiện thể chế Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, bảo đảm tính khả thi

Tại phiên họp này, Chính phủ cho ý kiến về 03 dự án luật, 02 đề nghị xây dựng luật, bao gồm: Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia; đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).

Theo đó, Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể như sau:

Tránh dàn trải nguồn lực

Đối với dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án Luật và đánh giá nội dung dự thảo cơ bản đã bám sát 05 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 01/9/2024 phiên họp của Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024.

Về nội dung chính của dự án Luật, nhìn chung, đã nhận được sự đồng thuận của đa số Bộ, cơ quan, địa phương liên quan. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục đánh giá kỹ lưỡng quá trình thực hiện, phát triển của pháp luật về đầu tư công trước đây cũng như thực tiễn hiện nay để bảo đảm các quy định được sửa đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế.

Các quy định về phân cấp, phân quyền được đề xuất sửa đổi, bổ sung cần bảo đảm giảm thời gian, quy trình thực hiện các hoạt động đầu tư; đặc biệt là các quy định tương ứng về phân bổ nguồn lực (tài chính, con người) để các cơ quan được phân cấp, phân quyền có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ, thẩm quyền; phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan ở các nội dung của hoạt động đầu tư công; huy động một cách tập trung, tránh dàn trải các nguồn lực trong nước cũng như nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; nâng cao hiệu quả, năng lực triển khai, hoàn thành dự án.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo rà soát, xây dựng dự án Luật này.

Nghiên cứu đấu thầu trước khi dự án được phê duyệt

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu.

Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật nhằm tháo gỡ ngay những khó khăn, vướng mắc có tính cấp bách theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội, Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội và Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, góp phần khơi thông mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng.

Nội dung dự thảo Luật cơ bản bám sát yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ về việc tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của 04 Luật, liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu.

Bên cạnh các yêu cầu chung về xây dựng, hoàn thiện các dự án Luật, đề nghị xây dựng Luật, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật này với yêu cầu rà soát kỹ các nội dung sửa đổi, bổ sung, bảo đảm quy định thông thoáng hơn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư nhưng phải có cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm để không phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành Luật.

Rà soát các quy định của Luật Đầu tư để bảo đảm thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật về giao khu vực biển nhằm tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư trên biển; làm rõ thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng khu vực biển có phạm vi từ 06 hải lý đến hết các vùng biển Việt Nam.

Về điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ cơ sở thực tiễn đề xuất áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy hoạch cùng cấp; xác định cụ thể điều kiện, tiêu chí điều chỉnh quy hoạch; sự cần thiết của việc quy định thủ tục thẩm định của cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm chặt chẽ trong quá trình thực hiện.

Về quy định đấu thầu trước: Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm rõ sự cần thiết, tính khả thi của việc quy định các gói thầu có thể thực hiện đấu thầu trước và các thủ tục được thực hiện trước khi dự án được phê duyệt; đánh giá rủi ro đối với nhà thầu trong trường hợp dự án không được phê duyệt.

Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan liên quan, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình 1 kỳ họp.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo rà soát, xây dựng dự án Luật này.

Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Rà soát điều kiện phát hành chào bán chứng khoán

Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tải sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Dự trữ quốc gia.

Chính phủ cơ bản thống nhất về nội dung dự án Luật này. Bộ Tài chính nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến Thành viên Chính phủ, các cơ quan liên quan hoàn thiện nội dung dự án Luật, bảo đảm các yêu cầu sau:

Tiếp tục rà soát, đánh giá để bảo đảm xử lý triệt để những khó khăn, vướng mắc cần xử lý cấp thiết; lựa chọn các vấn đề cấp bách chưa có cơ sở pháp lý thực hiện để có quy định phù hợp; bảo đảm đồng bộ với các luật khác có liên quan được sửa đổi, bổ sung lần này như Luật Đầu tư công sửa đổi... tránh chồng chéo, mâu thuẫn, không tạo khoảng trống pháp lý khi tổ chức thi hành Luật, tạo môi trường đầu tư minh bạch, an toàn, rõ ràng và nhanh chóng.

Về việc sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán: Phải bảo đảm thị trường giao dịch hiệu quả, thông suốt; đánh giá kỹ tác động và nghiên cứu kỹ lưỡng dự kiến quy định không tiếp tục cho phép nhà đầu tư chuyên nghiệp là cá nhân được trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến việc phát triển thị trường trái phiếu; làm rõ cách thức đánh giá, kiểm soát năng lực của tổ chức phát hành thông qua kết quả kiểm toán, thanh tra, xếp hạng tín nhiệm; rà soát điều kiện phát hành chào bán chứng khoán ra công chúng.

Về việc sửa đổi, bổ sung Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập: Đối với Luật Kế toán, làm rõ nguyên tắc áp dụng các chuẩn mực kế toán tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý, giám sát hiệu quả; nâng cao tính minh bạch, bổ sung công khai Báo cáo tài chính, bảo đảm công khai thông tin theo quy định của Luật có liên quan như Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoản để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Đối với Luật Kiểm toán độc lập, đánh giá kỹ mức phạt tiền vi phạm hành chính đối với cá nhân bảo đảm hiệu quả, khả thi, tránh tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ, ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan liên quan; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo rà soát, xây dựng dự án Luật này.

Cân nhắc tên gọi "tập đoàn báo chí"

Về đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi), Chính phủ cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật, yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, bảo đảm các yêu cầu sau:

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển hoạt động báo chí theo hướng bảo đảm điều kiện hoạt động, kinh phí, thu nhập cho các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ, định hướng tuyên truyền; đồng thời đổi mới hoạt động quản lý chặt chẽ, thông thoáng, đúng quy định pháp luật, phù hợp với quy hoạch.

Chính phủ thống nhất với đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông về 04 nhóm chính sách. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nghiên cứu, rà soát các giải pháp của từng chính sách để bảo đảm phù hợp với mục tiêu và yêu cầu của thực tiễn, cụ thể như sau:

Chính sách 1: Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí: Chỉnh lý chính sách không cho phép tạp chí khoa học được mở văn phòng đại diện tại địa phương để bảo đảm tính chủ động của tạp chí và phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tạp chí khoa học; phạm vi thông tin của cơ quan báo chí cần phù hợp với tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ được giao.

Chính sách 2: Nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí: Cần có chính sách khuyến khích để nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí tổ chức hoạt động hiệu quả.

Chính sách 3: Thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí: hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế báo chí để hoạt động đúng quy định pháp luật; cân nhắc tên gọi "tập đoàn báo chí" để phù hợp với bản chất của báo chí cách mạng, tránh cách hiểu và áp dụng pháp luật khác nhau.

Chính sách 4: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng: Hoàn thiện các giải pháp chính sách đối với hoạt động báo chí trên không gian mạng để vừa quản lý hiệu quả, vừa thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động báo chí; có công cụ xử lý các hành vi vi phạm trên không gian mạng; có hình thức khen thưởng và chế tài phù hợp, kịp thời, phòng ngừa các hành vi trục lợi không hợp pháp từ hoạt động báo chí.

Giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, trong đó có các nội dung được Bộ Tư pháp nêu tại Báo cáo thẩm định và các cơ quan báo chí nêu tại Phiên họp; giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo rà soát, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật này.

Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Hiến pháp

Về đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi), Chính phủ thống nhất về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; hoàn thiện thể chế ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua; đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về tiến độ và chất lượng xây dựng thể chế, kịp thời đề xuất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật để xử lý những vấn đề cấp bách, phát sinh, tạo cơ chế thu hút các nguồn lực, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân.

Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với các yêu cầu sau:

Rà soát, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy định của Hiến pháp, các Luật về tổ chức bộ máy (Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương); bám sát quá trình sửa đổi, bổ sung các Luật về tổ chức bộ máy.

Đánh giá tác động các chính sách một cách kỹ lưỡng, bổ sung thêm các phương án, giải pháp chính sách, bảo đảm chính sách được đưa ra là hợp lý, khả thi, hiệu quả.

Tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

Chính phủ giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật; Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc bổ sung Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội theo quy định.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật này.

Minh Quang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Thủ tướng yêu cầu Bà Rịa - Vũng Tàu thúc đẩy động lực tăng trưởng mới, tận dụng tối đa lợi thế về dầu khí, dịch vụ, du lịch để phát triển kinh tế bền vững.
Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Bàn giao chức Phó Chính ủy Quân khu 3 giữa hai Thiếu tướng

Chiều 9/5, Bộ tư lệnh Quân khu 3 tổ chức Hội nghị bàn giao công việc Phó Chính ủy Quân khu giữa Thiếu tướng Bùi Công Chức và Thiếu tướng Nguyễn Nam Tiến.
Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Trung tướng Đào Tuấn Anh giữ chức Tư lệnh Quân đoàn 34

Bộ tư lệnh Quân đoàn 34 tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 34 giữa Thiếu tướng Nguyễn Bá Lực và Trung tướng Đào Tuấn Anh.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

Sáng 9/5/2025, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp tổ chức Hội nghị Thúc đẩy thương mại mặt hàng nông, lâm, thủy sản giữa Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?

Sau khi nghe các Đại biểu Quốc hội nêu quan điểm về đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng xăng, Bộ Tài chính đã có ý kiến giải trình cụ thể.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Chiều ngày 08/5/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị thúc đẩy thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Thông tin mới nhất về sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Chính phủ sẽ cho ý kiến về báo cáo tình hình thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính, sáp nhập tỉnh và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung: Chưa đủ cơ sở khoa học để quy kết nước ngọt gây béo phì

Tại phiên thảo luận ngày 09/5, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung cho rằng chưa nên vội vàng đánh thuế nước ngọt vì thiếu chứng cứ khoa học rõ ràng.
Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Đại biểu Lê Hoàng Anh: Chính sách thuế nước ngọt phải đủ mạnh để không đánh đổi bằng sinh mệnh

Đại biểu Lê Hoàng Anh khẳng định chính sách thuế nước ngọt cần đủ mạnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, không thể vì tăng trưởng ngắn hạn mà đánh đổi sinh mệnh.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá nông sản

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm gian lận xuất xứ, ép giá, thao túng, đưa tin gây nhiễu loạn nhằm bảo đảm ổn định thị trường và uy tín hàng Việt.
Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Rượu, bia, thuốc lá được đề xuất tăng thuế từ năm 2027

Dự thảo Luật sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt hướng tới kiểm soát hành vi tiêu dùng gây hại, bảo vệ sức khỏe cộng đồng nhưng không làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Sửa Luật Quy hoạch: Cấp tỉnh sẽ làm quy hoạch thế nào?

Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đề xuất sửa Luật Quy hoạch nhằm gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng phân quyền cho địa phương.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Minh bạch để Việt Nam không lọt ‘sách Đen FATF’

Cải cách Luật Doanh nghiệp nhằm siết kỷ cương pháp lý, minh bạch sở hữu doanh nghiệp và gìn giữ uy tín kinh tế quốc gia.
Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chủ tịch nước Lương Cường trao quyết định bổ nhiệm 3 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chiều 8/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.
Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Gỡ rào cản thủ tục, mở đường tăng trưởng

Chính phủ đang hành động mạnh mẽ để đồng hành cùng doanh nghiệp, tháo gỡ rào cản thủ tục hành chính, thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Sẽ có ưu đãi riêng cho Trung tâm Tài chính quốc tế

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Trung tâm Tài chính quốc tế với ưu đãi thuế kỳ vọng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư toàn cầu.
Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Luật Hóa chất (sửa đổi): Thêm cơ chế ứng phó sự cố trên biển

Ngoài đánh giá cao nội dung tại Luật Hóa chất (sửa đổi), các Đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị cụ thể hơn cơ chế ứng phó sự cố hóa chất khi xảy ra trên biển.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Ngày 8/5, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Azerbaijan, Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Azerbaijan Sahiba Gafarova.
Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi Singapore tăng cường đầu tư vào năng lượng tái tạo, công nghệ cao, hạ tầng thông minh và phát triển đô thị bền vững tại Việt Nam.
Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Ngày 8/5, Cục Quân nhu (Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật) tổ chức Hội nghị bàn giao chức vụ Cục trưởng Cục Quân nhu cho Đại tá Đỗ Văn Hậu.
Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Không thể thanh tra vì 'dấu hiệu vi phạm' mơ hồ. Doanh nghiệp cần môi trường đầu tư được bảo vệ bằng luật. Người ra quyết định sai phải chịu trách nhiệm.
Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa cho rằng nên có chính sách ưu đãi để nhập được những mặt hàng dược liệu, đảm bảo trong an sinh xã hội.
Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ sẽ tiếp tục duy trì hiệu quả các cơ chế đối thoại đã có, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc phòng đa phương.
Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Chiến lược Phát triển công nghiệp hóa chất cần nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm hóa chất mới, hóa chất trọng điểm, mang tính lợi thế của Việt Nam.
Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Đại biểu Võ Mạnh Sơn cho rằng Luật Hóa chất sửa đổi sẽ thực sự là công cụ pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ môi trường, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Mobile VerionPhiên bản di động