Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông

Với đồng bào dân tộc Mông, khi kết hôn, dựng nhà mới, chủ gia đình chọn ngày lành, tháng tốt đưa bàn thờ tổ tiên vào nhà và mời, đón, rước thần giữ lửa vào nhà.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông tại Hà Nội Mục sở thị dệt thổ cẩm truyền thống đồng bào Mông bản Cát Cát

Rước thần giữ lửa là một nghi lễ truyền thống có từ rất lâu đời mang đậm nét văn hóa riêng biệt trong đời sống của mỗi gia đình, dòng họ đồng bào dân tộc Mông. Rước thần giữ lửa vào nhà không chỉ giúp ngôi nhà mới bừng sáng, ấm cúng mà còn để xua đuổi tà khí, phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, vợ chồng hòa thuận, bình an và gặp nhiều may mắn.

Nghi lễ mời, đón, rước thần giữ lửa của người Mông
Đồng bào Mông thực hành nghi lễ rước thần giữ lửa

Theo nghệ nhân Vương Văn Sinh dân tộc Mông, xã Đa Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng: Nghi lễ rước thần giữ lửa không phải được thực hiện bởi thầy mo, thầy cúng mà do chính chủ nhà là người hành lễ và nhờ những người thân, họ hàng phụ giúp. Lễ rước thần giữ lửa được thực hiện với các nghi lễ chính, gồm: Mời thần giữ lửa của gia đình, dòng họ; đón thần giữ lửa vào trong nhà để nhận lễ của gia đình; nghi thức giữ thần giữ lửa trong nhà.

Trước khi làm lễ, chủ nhà chuẩn bị sẵn một chiếc rọ nhỏ được đan thủ công bằng lạt của cây tre và một con lợn. Để thực hiện nghi lễ mời thần giữ lửa của gia đình, dòng họ vào nhà mới, chủ nhà đội mũ, trên tay cầm 1 que củi cháy, 1 quả trứng và 3 ngọn cỏ lau đứng ngay trước cửa nhà bắt đầu khấn gọi thần linh của tổ tiên đến chứng giám. Đoạn khấn có những câu như: Hỡi thần giữ lửa hôm nay là ngày lành tháng tốt, gia đình có con vật nuôi để dâng lên thần. Cầu mong thần hãy về canh giữ, phù hộ cho gia đình, vợ chồng, con cái luôn bình an, ấm no, hạnh phúc. Cây trồng, vật nuôi của gia đình luôn phát triển tươi tốt, làm ăn phát đạt…

Khi đã mời thần giữ lửa xong, gia chủ bắt đầu tiến hành nghi thức đón giữ thần lửa vào trong nhà để nhận lễ của gia đình. Lúc này gia đình đưa con vật đã chuẩn bị cúng tế để mổ. Trong đó, lưu ý con vật dùng để cúng tế dù là lợn hay chó thì phải là giống cái. Một điều đặc biệt kiêng kị bắt buộc phải tuân thủ trong khi thực hiện nghi lễ đón thần giữ lửa trong nhà là trong suốt quá trình chủ nhà làm lễ mọi người xung quanh có thể nói chuyện, giao tiếp thoải mái bằng tiếng dân tộc Mông. Nhưng anh em, bạn bè đến dự tuyệt đối không được nói chuyện bằng ngôn ngữ của dân tộc khác. Vì người Mông quan niệm thần giữ lửa là vị thần đặc biệt, lưu giữ những giá trị truyền thống thuần túy riêng của gia đình dòng họ người Mông.

Sau khi làm thịt con vật tế và luộc chín xong, chủ nhà sẽ cùng anh em đi vào trong nhà và đóng cửa lại để hành lễ. Việc đóng cửa này mang ý nghĩa để ngăn những con ma xấu, rước ma tốt vào nhà. Chủ nhà sắp mâm lễ có sẵn 5 ống đựng đồ lễ và 5 chén được làm từ cây trúc để đựng nước canh và một đoạn tre nhỏ được buộc bằng sợi dây tượng trưng đã buộc chân con vật làm lễ dâng cho thần giữ lửa. Chủ nhà bắt đầu dùng vỏ quả bầu hồ lô đã được đục sẵn một lỗ nhỏ, múc 3 lượt nước canh luộc thịt cho vào chén, sau mỗi lượt múc lại khấn: Hỡi thần giữ lửa, hôm nay ngày lành tháng tốt gia đình làm lễ để dâng lên thần. Nếu người Mông đến thì mang đến 9 cặp vợ chồng. Nếu kẻ xấu đến thì mang đến 10 cặp nô lệ. Người Mông đến thì mang vòng vàng to bằng cổ tay. Kẻ xấu đến thì mang vòng vàng bằng sợi chỉ...

Sau mỗi lượt rót và khấn các chén nước canh được đưa cho mọi người xung quanh cùng uống để lấy may. Tiếp đó, với sự trợ giúp của mọi người, chủ nhà bắt đầu cắt mỗi thứ 5 miếng đầy đủ bộ phận nội tạng, chân, đuôi, đầu của con vật tế, 1 quả trứng và cơm đựng vào 5 ống. 3 loại lễ vật là: Cơm, trứng và thịt ba chỉ là 3 thứ đồ lễ bắt buộc phải được đặt vào bát lễ đầu tiên, sau đó mới đến các bộ phận khác. Riêng phần thủ của con vật tế được đặt thứ tự, phần miếng thịt môi được đặt ở bát đầu tiên sau đó mới đặt phần thịt thủ ở các bát tiếp theo tính thứ tự từ trái sang phải của mâm lễ; phần thịt thủ và thịt của 4 chân giò khi đặt vào làm lễ thì được đặt chéo nhau giữa các bát ở trong mâm.

Sau khi đã rót đủ 3 lần nước canh và 5 lần khấn đồ lễ đúng với phong tục của gia đình, dòng họ, gia chủ sẽ ăn 1 bát cơm cùng thần linh và sau đó tiến ra cửa đọc những câu khấn: Hỡi thần canh giữ lửa, hôm nay là ngày lành tháng tốt gia đình đã đón người về để canh giữ và phù hộ cho gia đình luôn bình an, hạnh phúc; đồ dùng, vật nuôi trong nhà được phát triển. Giờ đây mở cửa để đón lộc vào nhà, của cải, vật nuôi trong nhà cũng ra ngoài để tìm kiếm thức ăn. Từ lúc làm xong nghi thức này, cánh cửa của gia đình được mở ra và tiếp đón anh em họ hàng, bạn bè gần xa thoải mái trò chuyện bằng ngôn ngữ của dân tộc Mông và các dân tộc anh em khác.

Để thực hiện nghi thức treo rọ trông giữ lửa trong nhà, chủ nhà bắt đầu đặt một bát đồ cúng trong mâm lễ lên giường của hai vợ chồng và các bát còn lại được đưa cho mọi người đem ra bếp lửa nướng và cùng nhau ăn để lấy lộc. Đồng thời, đem chiếc rọ đựng bên trong là quả bầu và thanh tre nhỏ được buộc dây (vật tượng trưng đại diện cho thần canh giữ lửa gia đình) buộc lên tường ngay phía trên chiếc giường của hai vợ chồng chủ nhà hướng ra bếp để trông, giữ lửa và luôn sưởi ấm, phù hộ cho gia đình mọi điều may mắn.

Sau khi lễ kết thúc, chủ nhà chu đáo chuẩn bị bữa cơm thịnh soạn mời anh em họ hàng và khách quý cùng chung vui với gia đình. Sau khi nâng vài tuần rượu mừng chúc gia chủ, những người biết hát sẽ hát những bài hát mừng nhà mới, ca ngợi công đức tổ tiên, dòng họ, hát những bài dân ca lao động sản xuất...

Nghi lễ rước thần giữ lửa là nghi thức tín ngưỡng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống gia đình, dòng họ người Mông. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, đồng bào dân tộc Mông ở Cao Bằng vẫn luôn gìn giữ, bảo tồn nghi lễ khá nguyên vẹn, đồng thời, làm phong phú thêm sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Khánh Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: rước thần giữ lửa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Trình diễn “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô”

Ngày 20/4, Craft Link đã tổ chức buổi trình diễn nghề “Nghệ thuật trang trí trên vải của người Lô Lô".
Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Du khách sẽ được tham dự Tết Chôl Chnăm Thmây tại Làng Văn hoá các dân tộc

Tết Chôl Chnăm Thmây là hoạt động nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…
Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông...
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày
Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.
Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong.
Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Phát huy kỹ thuật làm gốm cổ truyền độc đáo, người Chăm ở làng gốm cổ Bàu Trúc đang ra sức gìn giữ, bảo tồn giá trị của di sản này gắn với phát triển kinh tế.
Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024 từ ngày 1 đến ngày 29/2/2024, tại Làng Văn hóa sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Cuối tuần lên Làng Văn hóa, chúng ta được ăn Tết với đồng bào Khơ Mú. Tết dân tộc Khơ Mú là dịp để đồng bào dâng lễ mời tổ tiên ăn Tết cùng con cháu.
Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Hơn 30 năm, Bác sĩ quân y ở Đồn Biên phòng Mường Lạn (Sơn La) đã đến từng thôn bản, nhà dân khám chữa bệnh miễn phí cho bà con người dân tộc thiểu số.
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ với mong muốn mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con người khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động