Nghệ thuật Rô Băm tại “Ngôi nhà chung”

Rô Băm là loại hình nghệ thuật đỉnh cao của hình thức diễn xướng cổ nhất mà người Khmer Nam bộ đã và đang được bảo tồn và lan tỏa trong cộng đồng các dân tộc và du khách tại “Ngôi nhà chung”.

Tính triết lí giáo dục sâu sắc

Rô Băm là thành quả trong hoạt động trí tuệ, là sự sáng tạo độc đáo của người Khmer Nam bộ, là biểu trưng, là bằng chứng của văn hóa truyền thống Khmer. Là hình thức nghệ thuật vừa cổ điển vừa dân gian, Rô Băm có vị thế quan trọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của bà con người Khmer trước đây.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Rô Băm đang được trình diễn, giới thiệu tại “Ngôi nhà chung”

Nghệ thuật Rô Băm vừa phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí vừa mang tính triết lý và giáo dục sâu sắc, do đó có tác dụng không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, tâm hồn, cốt cách dân tộc và thế ứng xử văn hóa của cộng đồng người Khmer. Từ đó giúp người xem cảm nhận được điều hay lẽ phải, nhận thức được thiện - ác, chính - tà, định hướng cho con người tự hoàn thiện mình và tiến tới xã hội lành mạnh, tiến bộ, văn minh.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Rơ Băm có 2 tuyến nhân vật, vai thiện không đeo mặt nạ
nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Vai ác thì đeo mặt lạ

Sân khấu Rô Băm dùng ngôn ngữ múa để diễn tả chuyện xưa tích cũ, xoay quanh các câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, khai thác từ đề tài Phật giáo, đạo giáo Bàlamôn, quen thuộc, nhất là sử thi Ramayana của Ấn Độ. Có thể nói, hệ thống những triết lý giáo dục và đạo lý làm người của đồng bào Khmer xưa đều gói gọn trong nội dung và hình thức của loại hình sân khấu đặc sắc này, bởi nó được xây dựng trên nền tảng tư tưởng, thẩm mỹ đạo Phật Tiểu thừa.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Thiện bao giờ cũng thắng ác

Nghệ nhân Lâm Thị Hương - Trưởng đoàn nghệ thuật Rô Băm Bưng Chông cho biết: Các điệu múa trong Rô Băm vừa sinh động vừa mềm mại gồm, Rom yeak (múa chằn), Apsara (múa tiên), Txu txai (điệu kết hợp của 12 động tác múa), múa khỉ Hanuman... Tuy nhiên, do tính sử thi ẩn chứa trong loại hình nghệ thuật này nên không phải ai cũng đủ trình độ để thưởng thức. Tính triết lý khắt khe, nhân văn cổ điển trong từng vở diễn Rô Băm luôn được đề cao khiến người xem phải có kiến thức và am tường bộ môn nghệ thuật này.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Rô Băm dùng ngôn ngữ múa để diễn tả

Bảo tồn và lan tỏa

Với quyết tâm giữ gìn môn nghệ thuật độc đáo này, các đây 3 năm vợ chồng bà Hương cùng con cháu trong gia đình đã từ Sóc Trăng ra Hà Nội đến với Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam. Những ngày mới ra Hà Nội, nhiều đêm bà trằn trọc không ngủ được. Nghệ thuật múa Rô Băm còn rất mới lạ với người miền Bắc, ít người quan tâm hoặc xem giữa chừng thì họ bỏ về.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Múa khỉ với động tác sinh động và linh hoạt

Thấm thoát đã 3 năm, nghệ thuật Rô Băm đã được gia đình bà biểu diễn giới thiệu, tái hiện tại “Ngôi nhà chung” không biết bao nhiêu lần và du khách dần đã cảm nhận cũng như thấy thích thú loại hình nghệ thuật độc đáo này. Nhiều người đã nán lại để tìm hiểu cũng như mong muốn được bà Hương chỉ dạy cho những động tác cơ bản nhất. Có những hôm gia đình bà biểu diễn hàng chục lần, tuy vất vả nhưng bà và các thành viên trong gia đình rất vui vì từng bước đã đưa nghệ thuật Rô Băm đến với công chúng, góp phần phổ biến và bảo tồn.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Biểu diễn Rô Băm ngay tại chính không gian ngôi nhà tại Làng Văn hóa

Bạn Hậu giáo viên Trường Lương Văn Can Hà Nội bày tỏ cảm xúc khi lần đầu tiên được xem loại hình nghệ thuật Rô Băm: Rất hay và thú vị, những động tác múa rất điêu luyện, uyển chuyển. Đặc biệt tôi rất thích màn biểu diễn múa khỉ với những động tác rất linh hoạt, quyết đoán.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Du khách giao lưu và tương tác với nghệ thuật Rô Băm

Nói về việc đưa nghệ thuật Rô Băm về “Ngôi nhà chung” để bảo tồn, Giám đốc Làng Văn hóa - ông Nguyễn Thanh Sơn - chia sẻ: Chúng tôi đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Sóc Trăng để có cơ chế phối hợp tạo điều kiện tốt nhất cho phát huy nghệ thuật múa Rô Băm truyền thống. Trong đó, địa phương giúp cho Làng Văn hóa tuyển chọn nhóm nghệ nhân ưu tú đại diện cho nghệ thuật Rô Băm để trình diễn giới thiệu, tái hiện ở “Ngôi nhà chung”. Về phía Làng Văn hóa, chúng tôi tạo điều kiện cho bà con làm chủ ngôi nhà mình, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc qua nghệ thuật múa Rô Băm bằng cách tạo các không gian từ trang trí, hỗ trợ âm thanh ánh sáng để nghệ thuật múa Rô Băm thể hiện đặc sắc nhất. Đồng thời chúng tôi tuyên truyền, quảng bá đến du khách, để du khách hiểu và quan tâm và giao lưu tương tác với nghệ thuật múa Rô Băm của dân tộc Khmer.

nghe thuat ro bam tai ngoi nha chung
Vợ chồng chị Hương truyền dạy những động tác Rô Băm cho du khách

Bằng các cơ chế chính sách hỗ trợ đã tạo điều kiện cho nghệ nhân có thể giới thiệu, truyền dạy và quảng bá nghệ thuật múa Rô Băm. Đến nay chúng tôi đang cùng bà con tạo ra sự lạc quan phấn khởi tin tưởng loại hình nghệ thuật này có thể được bảo tồn và phát huy không chỉ tại “Ngôi nhà chung” mà còn lan tỏa tới các cộng đồng các dân tộc và du khách trong và ngoài nước.

Phạm Tiệp - Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, Tuyên Quang huy động nhiều nguồn lực, đầu tư, hỗ trợ đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khiến bộ mặt thôn, bản có nhiều đổi thay.
Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Lạng Sơn đang là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách, với nhiều lợi thế phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Tại huyện Mộc Châu, Lễ hội Púng Hiéng được các dòng họ luân phiên tổ chức định kỳ 3-4 năm/lần, trong thời gian 4-6 ngày vào dịp Tết Nguyên đán.
Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Giai đoạn năm 2022-2025, huyện Mường La - tỉnh Sơn La có 1.542 hộ được phê duyệt đầu tư cấp điện với tổng mức đầu tư hơn 33,2 tỷ đồng.
Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Năm 2024, huyện Mộc Châu được phân bổ trên 66,4 tỷ đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Nghề đan lát là nét đẹp truyền thống của người Hà Lăng ở Kon Tum, từ nguyên liệu vô cùng đơn giản, qua bàn tay khéo léo đã biến thành những sản phẩm để đời.
Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lạng Sơn đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực
Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống là dịp tôn vinh những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Bahnar ở Gia Lai còn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Sau 2 ngày làm việc tập trung, nghiêm túc, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn lần thứ IV - năm 2024 đã thành công tốt đẹp.
Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Là huyện miền núi nghèo của tỉnh Sơn La, Quỳnh Nhai luôn chú trọng đầu tư hệ thống chợ để đạt tiêu chí nông thôn mới, cải thiện đời sống người dân.
Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Nghệ nhân A Sứp luôn miệt mài gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, với ông, được truyền dạy giúp thế hệ trẻ hiểu về cồng chiêng là một niềm hạnh phúc.
Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Tỉnh Lai Châu đề ra nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc...
Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Việc liên kết giữa sản xuất, tiêu thụ cà phê đã và đang giúp sản phẩm cà phê của huyện Mai Sơn ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Giai đoạn 2019-2024, huyện Phù Yên (Sơn La) được giao hơn 118 tỷ đồng Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã và đang cải thiện tốt đời sống của bà con vùng đồng bào dân tộc.
Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Du lịch đã và đang là một trong những điểm sáng kinh tế của tỉnh Sơn La, tạo ra sinh kế cho rất nhiều hộ dân nghèo, bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng, người Xơ Đăng ở Kon Tum còn được biết đến với nghề đan lát lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Những nghệ nhân nhí

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Những nghệ nhân nhí ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đang từng ngày 'giữ hồn' cho văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không bị mai một.
Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Cụm dân cư tự phát Suối Cạn tại xã Ia Sol (huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã thoát cảnh sống biệt lập hơn 40 năm qua, sau khi được di dời sang nơi ở mới.
Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Nhờ tiên phong chuyển đổi cây trồng, nhiều hộ nông dân tại huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế có thu nhập ổn định, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giỏi.
Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng

Dân tộc Gié - Triêng ở Kon Tum có một nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngay cả trang phục của họ cũng thể hiện cá tính riêng, độc đáo, giàu bản sắc truyền thống.
Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Thể lệ Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024

Cuộc thi Sáng tác ca khúc về đề tài dân tộc thiểu số năm 2024 nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động