Thứ bảy 10/05/2025 05:56

Nghệ An: Những “sứ giả” văn hóa ở Hoa Tiến

Về bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An sẽ được gặp những người lớn tuổi đam mê làm du lịch cộng đồng. Với họ đây là cơ hội để được giới thiệu và quảng bá giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình và họ tự hào về điều này.

Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng

Khi bản Hoa Tiến được chọn để xây dựng thành mô hình du lịch cộng đồng, bà Sầm Thị Xanh nguyên là giáo viên được mọi người tín nhiệm nhờ làm “hướng dẫn viên du lịch”. Ban đầu bà nghĩ cũng chỉ để “vui” thôi, “biết cái gì thì nói cái nấy”. Vậy mà, gắn bó với “nghề tay trái”, hàng ngày được tiếp xúc với nhiều đoàn khách, gặp gỡ nhiều người, bà bắt đầu yêu thích công việc này. Qua nhiều năm làm hướng dẫn viên bà Xanh chia sẻ: Khách du lịch đến với Hoa Tiến là muốn tìm những bản sắc riêng, mang đậm giá trị văn hóa của đồng bào Thái. Thế nên, ngoài giới thiệu, chúng tôi cũng kết hợp với các công ty lữ hành để xây dựng những chương trình du lịch lý thú để du khách có những trải nghiệm đáng nhớ khi tham gia tua du lịch cộng đồng ở bản Hoa Tiến. Về đây, du khách được nghe các làn điệu dân ca, dân vũ của người Thái, được cùng người dân trong xã dệt thổ cẩm, thưởng thức các món ăn truyền thống của người Thái... Cá nhân tôi có thể hát, dệt và diễn xướng những làn điệu của dân tộc mình.

Giống bà Xanh, bà Lô Thị Nga cùng con gái đang quản lý một nhà sàn truyền thống dùng để làm homestay đón khách du lịch. Đến với ngôi nhà sàn giản dị của gia đình bà, dễ dàng cảm nhận được sự khéo léo của bàn tay người phụ nữ khi từng góc bếp, từng hiên nhà đến nơi ăn, chốn ngủ và cả nơi nghỉ ngơi cho khách. Bà Nga cũng là một trong những phụ nữ cao tuổi trong xã vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống và khách đến với gia đình bà đều thích thú khi được trải nghiệm công việc rất đỗi thân quen này. Qua trò chuyện, bà Lô Thị Nga cho biết, từ khi kinh doanh loại hình du lịch cộng đồng, gia đình bà được tín nhiệm và được nhiều khách du lịch lựa chọn. Điều này không chỉ giúp gia đình tăng thêm thu nhập mà quan trọng hơn là ngày càng có nhiều người yêu văn hóa của đồng bào Thái và những giá trị truyền thống của dân tộc.

Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Thái

Vài năm trở lại đây, bản Hoa Tiến đã có tên trên bản đồ du lịch và là điểm đến cho những người yêu loại hình du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, du lịch cộng đồng Hoa Tiến khó có thể thành công nếu không có những người dân bản địa lưu giữ và bảo tồn văn hóa của dân tộc. Họ vẫn đang nỗ lực để quảng bá những giá trị tốt đẹp đến với du khách gần xa. Từ năm 2014, bản Hoa Tiến đã thành lập Câu lạc bộ bảo tồn văn hóa Thái. Từ 8 thành viên đầu tiên là những người có cùng sở thích hát những làn điệu dân ca Thái, đến nay, câu lạc bộ đã phát triển đến lên đến 38 người, trong đó có những người đã được phong nghệ nhân ưu tú như bà Sầm Thị Vinh. Hiện câu lạc bộ không chỉ sinh hoạt ở một mảng là dân ca, dân vũ mà có nhiều mảng khác nhau. Ví như ông Lô Đức Mậu - Chủ nhiệm câu lạc bộ chuyên về mảng tiếng nói, chữ Thái cổ, bà Vinh thì thiên về truyền dạy các làn điệu dân ca Thái như hát Suối, hát Lăm, hát Nhuôn, hát Hắp Lai... Bà Sầm Thị Xanh lại thiên về mảng dân ca, tâm linh.

Bà Sầm Thị Xanh được xem là “sứ giả” văn hóa ở Hoa Tiến (Quỳ Châu - Nghệ An)

Các thành viên trong câu lạc bộ từ già đến trẻ ai cũng trở thành những “sứ giả” quảng bá, giới thiệu du lịch. Vì thế, hiện nay, mỗi khi có đoàn khách đến với Châu Tiến, câu lạc bộ lại đứng ra dàn dựng chương trình, tổ chức biểu diễn văn hóa, văn nghệ cho khách du lịch. Các bà, các chị cũng là những đầu bếp nấu những món ăn mang đậm truyền thống của người dân bản xứ để giới thiệu cho du khách.

Từ những nỗ lực của các thành viên câu lạc bộ, đến nay câu lạc bộ bảo tồn văn hóa dân tộc Thái của bản Hoa Tiến đã ngày một phát triển và đạt mô hình cấp tỉnh. Sự cố gắng của các thành viên cũng đã góp phần quan trọng để lưu giữ những giá trị truyền thống và đưa văn hóa của đồng bào Thái Quỳ Châu đến gần hơn với du khách thập phương. Đây cũng là yếu tố làm nên nét đặc sắc mà chỉ riêng có ở khu du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến - Quỳ Châu.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao