Thứ năm 24/04/2025 21:24

Nghệ An: Nhiều nhà máy, dự án lớn tạo đà tăng trưởng ngành công nghiệp năm 2019

Theo Ngành Công Thuơng Nghệ An, năm 2019 sẽ có nhiều nhà máy, dự án lớn  sẽ đi vào hoạt động, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp địa phương.

Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An kiểm tra tiến độ xây dựng thêm xưởng gia công quần áo tại Nhà máy May Kim Anh (Đô Lương)

Cũng theo Ngành Công Thương trong năm 2019, một số lĩnh vực dự kiến thúc đẩy tăng trưởng sản xuất như việc mở rộng các nhà máy may tại Huyện Đô Lương, Nghi Lộc và Thanh Chương.

Từ các con số của ngành Công Thương Nghệ An năm 2018 cho thấy hiện nay ngành điện đóng góp lớn nhất cho tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm GRDP và được đánh giá là còn dư địa tăng trưởng.

Trong năm 2018, đã đưa vào vận hành thêm 4 dự án thủy điện với tổng công suất 144MW, gồm: Chi Khê (41MW), Canan 2 (16MW) - quý 3/2018, Nhạn Hạc A+B (59MW), Đồng Văn (28MW) - quý 4/2018; nâng tổng số có 16 dự án trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay đã phát điện với tổng công suất 855,5MW.

Hiện nay, 2 dự án thủy điện đã hoàn thành thi công, đang làm hồ sơ thủ tục phát điện là Ca Lôi (2,4MW) và Xoóng Con (14MW), dự kiến phát điện đầu năm 2019. Tổng sản lượng điện sản xuất năm 2019 dự kiến đạt 3.500 triệu KWh.

Cũng theo Ngành Công Thương trong năm 2019, một số lĩnh vực dự kiến thúc đẩy như việc mở rộng các nhà máy may tại Huyện Đô Lương, Nghi Lộc và Thanh Chương.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ khí, công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin dự kiến có thêm 3 nhà máy gạch, ngói màu ở Nghi Lộc, Tương Dương, Khu CN VSIP...

Về công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm sẽ tăng thêm năng lực từ dự án Nhà máy sản xuất bánh kẹo mới ở KCN Đông Hồi, Nhà máy sữa Vinamilk Nghệ An, Nhà máy sản xuất nước tinh khiết và nước hoa quả Núi Tiên của Tập đoàn TH...

Năm 2019, công nghiệp Nghệ An có khả năng hoàn thành kế hoạch tỉnh giao, dự kiến đóng góp 3,46 điểm% vào tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019. Ông Hoàng Văn Tám- Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết.

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng, Ngành sẽ cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng phát triển những dự án sử dụng công nghệ mới, tiên tiến, đảm bảo về môi trường. Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.

Đồng thời, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp VSIP, Hemaraj, Hoàng Mai,...để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm phục vụ di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp xen lẫn trong khu vực dân cư, gây ô nhiễm môi trường.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?