Nghệ An: Nhà ở công nhân mới đáp ứng được gần 40% nhu cầu

Nhà ở đang là nhu cầu bức thiết nhất đối với công nhân lao động. Tại Nghệ An số lượng nhà ở cho công nhân còn thấp so với nhu cầu…
Khu kinh tế Vũng Áng: Gần 300 tỷ đồng cho dự án nhà ở công nhân Khu kinh tế Vũng Áng: Gần 300 tỷ đồng cho dự án nhà ở công nhân

Cung không theo kịp cầu

Theo Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, hiện Nghệ An có trên 29.000 công nhân lao động làm việc tại các khu công nghiệp thuộc khu kinh tế. Qua khảo sát từ năm 2021, số lao động đang có nhu cầu về nhà ở là trên 7.000 người.

Nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, khi nhiều dự án lớn đang tiếp tục đầu tư vào Nghệ An và dự kiến nhu cầu nhà ở công nhân đến năm 2025 sẽ tăng lên nhiều lần với khoảng 106.000 lao động. Thực tế này cũng cho thấy, trong bối cảnh hiện nay, để giải quyết bài toán nhà ở cho công nhân là hết sức khó khăn.

Nghệ An: Nhà ở công nhân mới đáp ứng được gần 40% nhu cầu
Khu ký túc xá dành cho công nhân nằm trong Khu công nghiệp VSIP - đây là một trong số ít các doanh nghiệp xây dựng khu nhà ở cho nhân viên trong công ty

Tuy nhiên, Nghệ An mới chỉ đáp ứng được khoảng 39% mục tiêu về nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp, tính đến năm 2020. Đã qua hàng chục năm, kể từ khi Nghệ An đưa các khu, cụm công nghiệp vào hoạt động, nhưng nhiều dự án nhà ở cho công nhân vẫn loay hoay. Hàng nghìn công nhân vẫn phải thuê trọ trong những dãy nhà tồi tàn, chật hẹp với chi phí cao.

Cụ thể, từ năm 2005, sau khi Khu công nghiệp Nam Cấm (huyện Nghi Lộc) đi vào hoạt động, tỉnh Nghệ An đã xúc tiến, thu hút dự án nhà ở xã hội. Đến tháng 8/2010, tỉnh này ban hành chính sách hỗ trợ đối với các dự án nhà ở cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp trên địa bàn. Đến năm 2012, tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án nhà ở cho công nhân tại Khu công nghiệp Nam Cấm.

Tiếp đến ngày 28/7/2017, tỉnh Nghệ An tiếp tục phê duyệt quyết định về kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp.

Cũng trong năm 2017, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã chọn Khu công nghiệp Bắc Vinh để triển khai dự án “Thiết chế Công đoàn cho công nhân” với quy mô đầu tư dự kiến hơn 500 tỷ đồng, dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2020. Vậy nhưng, dự án này đến nay vẫn nằm trên hồ sơ, giấy tờ chứ chưa thể triển khai thực tế để đi vào hoạt động như tiến độ đặt ra.

Năm 2018, triển khai đầu tư xây dựng hai nhà cao 5 tầng để đáp ứng chỗ ở cho khoảng 2.000 công nhân ở khu công nghiệp Nam Cấm, Khu công nghiệp WHA.

Đáng quan tâm, vào năm 2019, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt quy hoạch xây dựng 2 khu nhà tại 2 xã Nghi Xá và Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc để giải quyết chỗ ở cho khoảng 2.600 công nhân. Nhưng 2 dự án này suốt thời gian dài cũng chỉ “nằm im tại chỗ”, nhu cầu nhà ở cho công nhân còn đó nhưng đến nay dự án vẫn chưa hề được triển khai.

Đến năm 2020, tiếp tục xây dựng một nhà cao 5 tầng cho khoảng 1.000 công nhân ở Khu công nghiệp VSIP. Thời điểm đó, tỉnh đã giao Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng khu công nghiệp Nghệ An tiến hành khảo sát, lập đề án để sớm thông qua nhưng không hề có dự án nào được triển khai.

Thiếu nguốn vốn, thiếu quỹ đất…

Nhiều khó khăn được Liên đoàn Lao động Nghệ An chỉ ra trong xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Trước hết là thiếu nguồn vốn, nhất là khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, thì nguồn vốn dành cho phát triển nhà ở xã hội càng hạn chế.

Nghệ An: Nhà ở công nhân mới đáp ứng được gần 40% nhu cầu
Một nhà trọ chật chội của công nhân ở Khu công nghiệp Bắc Vinh

Khó khăn tiếp theo là thiếu quỹ đất, vướng mắc về thủ tục đất đai... Đơn cử, tại dự án nhà ở cho công nhân tại xã Nghi Xá gặp vướng mắc về khu đất là tài sản công nên tiến độ triển khai được thực hiện rất chậm do phải chờ hồ sơ thẩm định và các văn bản liên quan của Sở, ngành chức năng.

Chính vì vậy, hàng chục nghìn m2 ở Khu công nghiệp Nam Cấm vốn dĩ dành để làm quỹ đất xây dựng nhà ở cho công nhân tại đây suốt nhiều năm qua vẫn nằm trên giấy tờ. Hàng nghìn công nhân phải sống, sinh hoạt chật vật, tá túc tạm bợ ở nhiều khu nhà trọ của người dân địa phương.

Trước thực trạng liên quan đến vướng mắc thủ tục, văn bản liên quan khiến quy hoạch xây dựng nhà ở cho công nhân tại xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc “treo” kéo dài, mới đây UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận cho Công ty CP Địa ốc Kim Thi tiếp tục khởi động lại dự án này.

Theo đó, quy mô công trình hoàn thành sẽ có 7 tòa nhà chung cư cao 5 tầng với khoảng 539 căn hộ và có 23 căn hộ liền kề cao 3 tầng trên nền diện tích 34.789,5m2 với tổng mức đầu tư hơn 320 tỷ đồng. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng 1.792 người. Trong đó, có khoảng 1.700 công nhân, người lao động làm việc trong các khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.

Cũng theo văn bản này, chủ trương chấp thuận đầu tư từ quý III/2022 đến cuối quý II/2024 dự án sẽ được triển khai thi công xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng.

Để giải quyết những khó khăn trên, từ giữa năm 2021, để cải thiện môi trường đầu tư, giữ chân lao động, tỉnh Nghệ An đã thu hút được 3 nhà đầu tư nhà ở xã hội, trong đó 2 dự án nhà ở xã hội của Công ty CP Điện mặt trời miền Trung MK và Công ty CP Thương mại quốc tế BMC làm chủ đầu tư tại các xã Nghi Long và Nghi Thuận, Khu công nghiệp Nam Cấm và 1 dự án của Công ty CP Địa ốc Kim Thi tại xã Nghi Xá.

Theo kế hoạch, sau khi làm thủ tục đầu tư, các dự án nhà ở xã hội trên sẽ khởi công vào quý III/2022, trong đó dự án Công ty Địa ốc Kim Thi tại Nghi Xá cuối quý II/2024 sẽ bàn giao, đi vào hoạt động; 2 dự án nhà ở Công ty CP Thương mại quốc tế BMC và Công ty CP Điện mặt trời miền Trung MK quý I/2027 sẽ bàn giao đưa vào hoạt động.

Về nhiều dự án nhà ở cho công nhân chậm triển khai, đại diện Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam cho biết, đơn vị đang đề nghị tỉnh ủy, UBND tỉnh đôn đốc, chỉ đạo nhà đầu tư bố trí vốn, nhân lực đẩy nhanh tiến độ đầu tư theo cam kết. Mặt khác cũng khuyến cáo các doanh nghiệp, nhà đầu tư FDI sử dụng nhiều lao động, khi đầu tư vào khu công nghiệp Nghệ An nên tính toán, bố trí nguồn lực để triển khai dự án nhà ở xã hội cho người lao động.

Ban quản lý Khu kinh tế sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tối đa về thủ tục, quy hoạch xây dựng. Hy vọng như vậy các doanh nghiệp Nghệ An sẽ thu hút và giữ chân được lao động ở lại làm ăn, cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

Trần Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Tối 21/11, tại Hà Nội, Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội năm 2024 đã khai mạc.
Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Quảng Ninh, tận dụng lợi thế về vị trí, cảng biển và hạ tầng hiện đại, đang phát triển mạnh mẽ trở thành trung tâm logistics quan trọng của khu vực.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La vừa tổ chức tôn vinh và trao chứng nhận sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024 cho 25 sản phẩm.
Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế

Ước tính, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2024 của tỉnh Sơn La tăng 28,3%, qua đó đã phát huy vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Năm 2024, dù đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là hậu quả của bão số 3, thành phố Uông Bí vẫn đạt được những kết quả khả quan trong công tác thu ngân sách.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày sản phẩm tại Lễ khai trương Cửa khẩu quốc tế Lóng Sập

Tỉnh Sơn La sẽ tổ chức gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm tại Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (huyện Mộc Châu).
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Được kì vọng sẽ là nơi giao thương, tập kết hàng hoá của cả khu vực, tuy nhiên đến nay cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi) vẫn chưa thể phát huy được lợi thế.
Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương là sự chuyển dịch không gian đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, thu hút đầu tư... phát triển kinh tế địa phương.
Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, ngư dân nơi đây đang nỗ lực khắc phục hậu quả và quay trở lại với biển.
Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lao động chất lượng và chính sách thu hút đầu tư hợp lý.
Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Việc đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal đang được tỉnh Quảng Ninh quan tâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động