Nghệ An: Không ứ đọng sản phẩm OCOP

Mặc dù bị tác động của dịch bệnh Covid-19, nhưng các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của Nghệ An vẫn tập trung vào vụ sản xuất Tết. Không chỉ gói gọn ở thị trường trong tỉnh mà những mặt hàng này còn cung ứng cho các tỉnh thành khắp cả nước và xuất khẩu sang cả Lào, Campuchia và Thái Lan.

Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 là một trong số sản phẩm đặc trưng của Nghệ An đã nổi tiếng gần xa và quen thuộc với người tiêu dùng trong nước. Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã khiến sản lượng tiêu thụ sụt giảm nhiều. Theo người dân làng nghề, thời điểm cuối năm, hàng hóa lưu thông tốt hơn, thị trường hàng hoá ấm dần lên nên người dân làng nghề rất phấn khởi. Để chuẩn bị phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, 2 tháng trước Tết hoạt động sản xuất đã bắt đầu sôi động trở lại, sẵn sàng phục vụ cho mùa tiêu dùng lớn nhất trong năm.

Nghệ An: Không  ứ đọng sản phẩm OCOP
Người dân làng nghề nước mắm Hải Giang 1 kiểm tra sản phẩm nước mắm hạ thổ chuẩn bị cung cấp cho thị trường Tết

Theo ông Hoàng Đức Thương - Ban quản lý làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 (TX Cửa Lò), vốn là sản phẩm truyền thống của địa phương nên vào dịp cuối năm, lễ tết nhu cầu của thị trường làm quà biếu và sử dụng tăng cao. Từ khi được công nhận sản phẩm 3 sao OCOP cấp tỉnh năm 2021, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài nguyên liệu tươi, ngon, người dân làng nghề đã chuyển đổi từ ủ chượp trong bể xi măng sang các chum sành; công nghệ đóng gói cũng được thay thế bằng dây chuyền hiện đại; chai lọ đựng nước mắm bằng nhựa được thay thế bằng thủy tinh. Để đáp ứng nhu cầu làm quà biếu dịp Tết, các hộ sản xuất đưa ra nhiều mẫu mã như thùng quà tặng 5 lít, 10 lít hay giỏ quà 1 lít, 2 lít... đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.

Trước đây, những hộ dân trong làng chủ yếu sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chủ yếu bán cho khách thân quen. Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1 thành lập từ năm 2000 đã thu hút 84 hộ tham gia, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 300 lao động, chỉ tính riêng năm 2020 thu nhập bình quân người lao động đạt 72 triệu đồng/người/năm, sản phẩm của làng nghề được tham gia ở nhiều hội chợ, đối tượng khách hàng mở rộng hơn...

Cùng với sản phẩm nước mắm Hải Giang 1 của Hợp tác xã làng nghề chế biến nước mắm Hải Giang 1, TX Cửa Lò còn có thêm 2 sản phẩm nước mắm Tân Hội của Công ty CP Chế biến thủy sản và dịch vụ Cửa Hội và nước mắm Ngư Hải của Hợp tác xã dịch vụ Sông Lam đều đạt sản phẩm OCOP vào năm 2021.

Nghệ An: Không  ứ đọng sản phẩm OCOP
Các cơ sở sản xuất nước mắm đang đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ cho các đơn hàng Tết

Vụ sản xuất Tết năm nay bắt đầu muộn hơn so với những năm trước, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP tại TX Cửa Lò sẵn sàng nguyên liệu để tăng sản lượng khi hàng hóa Tết chuẩn bị lên kệ phục vụ người tiêu dùng. Dự kiến năm nay, sức mua tại chỗ sẽ không tăng, nên thời điểm này các cơ sở đang tập trung cho đơn hàng đi các tỉnh, thành và xuất khẩu.

Sản phẩm đặc sản vỏ bánh ram (bánh đa nem) với thương hiệu Kiu Kiu của cơ sở sản xuất bánh đa Lương Sơn, xã Thái Sơn, huyện Đô Lương, đã trở thành mặt hàng nổi tiếng và được tiêu thụ trên thị trường cả nước. Theo chị Hoàng Thị Phương (sinh năm 1991), từ năm 2018 chị đã mở xưởng sản xuất vỏ bánh ram phơi sương, nguồn nguyên liệu được làm từ chính thứ gạo thơm ngon của đồng ruộng quê nhà.

Theo chị Hoàng Thị Phương, dịp áp Tết, mỗi ngày cơ sở đỏ lửa từ 5 giờ sáng đến 8 giờ tối để có đủ lượng hàng phục vụ cho nhu cầu khách đặt, thời điểm này làm đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Mỗi ngày từ 200 - 300kg gạo, ngày thường cơ sở sử dụng trên 10 thợ làm bánh, còn dịp này phải thuê thêm ít nhất 5 nhân công thời vụ và cho ra thị trường hàng trăm ngàn chiếc bánh các loại. Sản phẩm vỏ bánh ram Kiu Kiu là 1 trong 5 sản phẩm đầu tiên của huyện Đô Lương đạt OCOP cấp tỉnh năm 2020.

Chị Hoàng Thị Phương cho biết thêm: “Sản phẩm của chúng tôi hiện đang bán và phân phối tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn, Hải Dương, Quảng Ninh… Sản phẩm có khác biệt với các dòng sản phẩm khác đó là lá bánh rất dẻo, mềm, dai, dễ cuốn, khi chiên lên rất giòn. Đây là mùa vụ lớn nhất trong năm nên cơ sở phải chuẩn bị nguyên liệu cách đây từ 3 tháng, đến giờ cơ sở phải làm thêm cả ban đêm mới kịp hàng Tết”.

Để đáp ứng các đơn hàng đã đặt cho dịp Tết, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch hàng năm làng nghề làm hương trầm Tết Quỳ Châu tất bật làm ngày đêm cho vụ sản xuất lớn nhất trong năm. Chị Trần Thị Loan - người làm hương lâu năm ở Quỳ Châu hào hứng nói, hương trầm Hà Loan đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao và phấn đấu đạt 4 sao trong năm 2022. Năm nay gia đình làm hơn 5 triệu cây hương, cho doanh thu gần 2 tỷ đồng.

Để đáp ứng các đơn hàng đã đặt cho dịp Tết, cơ sở phải thêm công nhân thời vụ, hàng chục công nhân của cơ sở đang hối hả làm việc cả ngày lẫn đêm, trung bình mỗi ngày được trả công từ 250.000-300.000 đồng/người.

Nghệ An: Không  ứ đọng sản phẩm OCOP
Mùa hương trầm được bắt đầu từ tháng 10 âm lịch đến giáp Tết, mỗi năm tại huyện Quỳ Châu có hơn 50 triệu que hương được sản xuất, cho doanh thu trên 20 tỷ đồng

“Hương trầm Quỳ Châu được làm 100% những nguyên liệu tự nhiên đặc biệt gồm trầm hương, rễ trầm, nụ hồi, đinh hương, cam thảo, quế... Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, làm chân hương và trộn bột hương cần nhiều sự khéo léo và chính xác nhất để tạo ra nét đặc trưng của hương trầm Quỳ Châu. Chân hương được làm từ những cây nứa có ở trong rừng, khi chọn cần phải lấy những mầm nứa vừa mới ra lá như đuôi én, không được non quá, cũng không được già quá. Sau khi lấy về, người ta sẽ ngâm trong nước khoảng 2 tháng, rồi phơi khô và chẻ nhỏ để tạo thành chu hương... nghề này nhìn thì đơn giản, nhưng thật ra rất công phu”, chị Trần Thị Loan nói.

Thị trấn Tân Lạc Huyện Quỳ Châu, hiện còn khoảng trên 200 hộ làm hương trầm Tết truyền thống. Sản phẩm của làng nghề đã vươn xa khỏi địa phương, được khách thập phương ưa chuộng nhờ cách làm mộc truyền thống và có mùi hương đặc trưng không thể lẫn. Làng nghề làm được hơn 50 triệu cây mỗi vụ, cho doanh thu trên 20 tỷ đồng.

Ông Lô Văn Thế, Trưởng phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Quỳ Châu - cho biết, những năm qua, hương trầm là sản phẩm chủ lực của huyện, mang lại giá trị kinh tế cao và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động địa phương. Để thương hiệu trầm hương Quỳ Châu lan tỏa và vươn xa, huyện Quỳ Châu đã triển khai nhiều nội dung để phát triển sản phẩm hương trầm theo chuỗi giá trị như tập trung nghiên cứu tạo giống cây, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; tổ chức cho các làng nghề, hộ sản xuất tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh, triển khai mô hình ứng dụng khoa học công nghệ để đa dạng sản phẩm hương gồm hương vòng, hương thẻ, hương nụ...

Nghệ An hiện có 113 sản phẩm OCOP được sản xuất từ nguyên liệu sẵn có tại địa phương theo công thức truyền thống. Thời gian này, ngành Công Thương và địa phương tiếp tục hỗ trợ quảng bá thương hiệu, kết nối thị trường cho sản phẩm đặc trưng Nghệ An. Mặc dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và biến động của thị trường nhưng mỗi độ giáp Tết, các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống vẫn tất bật để đưa đặc sản của địa phương đến người tiêu dùng. Giữ hương vị đặc sản vùng miền để ngày Tết thêm đầm ấm.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Hòa Bình sẽ xử lý cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm

Năm 2025 tỉnh Hòa Bình sẽ kiên quyết xử lý những cán bộ buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm, nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cán bộ thực thi công vụ.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Đồng Tháp: 3 địa phương không chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025

Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2025, Đồng Tháp ghi nhận có 9/12 địa phương tích cực tham gia, với tổng diện tích chuyển đổi hàng nghìn ha đất.
Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

Cần Thơ: Dự kiến hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do tinh gọn

TP. Cần Thơ dự kiến hỗ trợ 5,35 tỷ đồng cho 114 cán bộ dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025.
Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút đầu tư 66 dự án, tổng vốn hơn 12.000 tỷ đồng

Đồng Tháp thu hút số vốn đầu tư hơn 12.000 tỷ đồng thông qua 66 dự án, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến thủy sản, thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm...

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Hiệu quả vận hành hồ Thủy điện A Vương trong mùa mưa lũ năm 2024

Trong mùa mưa lũ năm 2024, Thủy điện A Vương tham gia các đợt cắt đỉnh lũ hiệu quả, không để nước lũ về làm ngập vùng hạ du.
Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Gia Lai: Học sinh hào hứng với nhiều trải nghiệm thú vị khi được hoá thân thành chiến sĩ

Không chỉ hóa thân thành những người lính trên thao trường, các em học sinh Gia Lai còn được khám phá nhiều hoạt động lý thú khi tham gia một ngày làm chiến sĩ.
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí

Nhằm chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho phát triển, Sở Công Thương Sơn La đã đưa ra 5 giải pháp nhằm thực thi hiệu quả.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Quảng Bình: Đảm bảo cung ứng nguồn hàng hoá an toàn cho thị trường Tết nguyên đán

Các sở, ngành, địa phương tại tỉnh Quảng Bình đã có phương án chuẩn bị đảm bảo nguồn cung và an toàn về chất lượng cho các sản phẩm cung ứng thị trường dịp Tết.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên. Để đạt được mục tiêu này, Thanh Hóa sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Những ngày này, nông dân Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đang tất bật trồng hành tím để bán dịp Tết với kỳ vọng vụ mùa này sẽ được mùa, được giá.
Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Năm 2024, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế, thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư đến với địa phương này.
Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; nhiều chính sách giảm nghèo đã phát huy hiệu quả.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Tối ngày 20/12, Sở Công Thương Hà Giang tổ chức lễ khai mạc Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu gắn với công bố sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang.
Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Tối 20/12, diễn ra lễ khai mạc Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 với chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ”.
Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Hơn 200 sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An đến từ hơn 40 đơn vị vừa được quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ tại Siêu thị Lotte Mart Vinh.
Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh theo mô hình khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, có tính cạnh tranh cao, trở thành trung tâm kinh tế năng động.
Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị kết nối đầu tư, thương mại và du lịch các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa năm 2024.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động