Nghệ An: "Khó khăn kép", tàu cá của ngư dân nằm bờ

Hàng trăm con tàu tại xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu, một trong những địa phương có nghề cá phát triển nhất tỉnh Nghệ An, đang lao đao, nợ nần ngày càng chồng chất. Do dịch bệnh kéo dài, nguồn hải sản ngày càng cạn kiệt, kéo theo chi phí mỗi chuyến đi biển tăng mạnh sau đợt điều chỉnh tăng giá dầu mới đây.

Không dám ra khơi vì sợ lỗ

Không chỉ các chủ tàu mệt mỏi, đời sống của hàng loạt lao động - ngư dân làm việc trên tàu và động hậu cần nghề cá cũng rơi vào cảnh khó khăn khi chủ tàu quyết định đưa tàu lên nằm bờ...

Từ sau Tết nguyên đán đến nay 2 con tàu của gia đình anh Thái Bá Hồng (46 tuổi) ở xóm yên Thịnh xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu (chuyên đánh ở quanh vùng đảo Mắt, đảo Mê) "mắc cạn". Sản lượng đánh bắt giảm mạnh do mùa này lượng hải sản giảm mạnh, trong khi các chi phí khác đều tăng, đẩy tàu vào chỗ thu không đủ chi. Anh Hồng quyết định cho 2 chiếc tàu cá này "đắp chiếu" nằm bờ. "Chi phí mỗi chuyến đi biển tăng mạnh, không chỉ dầu mà hầu hết các loại ngư cụ cũng đều tăng giá. Tàu ra khơi càng lỗ, nợ nần trong ngân hàng càng chồng chất..." – anh Hồng than thở.

Nghệ An:
Hàng trăm con tàu ở xã Diễn Ngọc huyện Diễn Châu 'đắp chiếu' nằm bờ

Cặp tàu của anh Nguyễn Văn Hà (42 tuổi) xóm Nam Thịnh xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu cũng đã nằm bến thay vì liên tục ra khơi như trước đây. Theo anh Hà, với số lượng dầu mỗi chuyến đi, chưa kể các khoản chi phí khác như tiền đá ướp, ngư cụ, lương cho 7 ngư dân theo thuyền, chi phí mỗi chuyến đi biển hết ít nhất 35 triệu đồng, trong đó dầu đèn đã chiếm 2/3. Nếu chuyến đi may mắn trúng luồng cá còn có tiền trang trải, còn không thì chịu lỗ nặng, xem như đi tìm ngư trường mới.

"Nếu lại tiếp tục đi chuyến tới, gia đình tui cầm chắc lỗ vốn, bởi chỉ riêng chi phí tiền dầu đã bị đội lên 60 triệu đồng do giá dầu vừa tăng thêm... trong khi ngư trường dần bị thu hẹp, giá bán giảm sẽ không đủ chi phí trang trải. Nếu cứ thua lỗ liên tiếp như vậy chắc chắn nhiều chủ tàu sẽ phải bỏ nghề vì không kham nổi” - anh Hà nói.

Ngư dân đang trong vòng luẩn quẩn, đưa tàu đi biển sẽ đối diện với nguy cơ thua lỗ, còn để nằm bờ cũng dễ bị hư rồi lại tốn tiền. Theo anh Hà sau đợt giá dầu tăng mới đây, chỉ riêng tại Diễn Ngọc đã có trên 90% tàu thuyền được chủ tàu cho 'đắp chiếu' nằm bờ.

Các chủ tàu cho biết họ đang lâm vào thế khó vì ở nhà không có tiền, còn ra khơi gần như xác định lỗ vì chi phí xăng dầu, thức ăn, đá lạnh, gas…tăng cao, không gánh nổi cho chuyến đi biển dài ngày. Không chỉ tàu gỗ, nhiều tàu vỏ sắt đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Nghệ An cũng lâm cảnh tương tự, không ra khơi đánh bắt vì thu nhập không đủ trang trải chi phí.

Nghệ An:
Ngư dân Thái Bá Hồng ở xã Diễn Ngọc lo lắng vì liên tiếp thua lỗ sau mỗi chuyến biển

Trong khi đó, nhiều chủ thuyền dịp này lỗ nặng, nhưng vẫn quyết định tiếp tục ra khơi vì không đi biển họ không biết làm gì, trong khi nợ nần vẫn phải trả.

Việc đánh bắt xã bờ của ngư dân ngày càng khó khăn không chỉ ảnh hưởng đến những chủ tàu mà còn khiến đời sống của những ngư dân theo tàu cũng khốn đốn theo. "Nhiều năm nay theo tàu đi biển, giờ bỏ nghề biển cũng không biết làm nghề gì. Chứ giờ theo thuyền cũng bấp bênh lắm. Lênh đênh trên biển nhiều tháng, làm quần quật nhưng lương ba cọc ba đồng cũng không đủ sống chưa nói đến lo cho gia đình …", anh Nam, ngư dân theo tàu nhiều năm nay - than thở. Theo anh Nam, mặc dù làm quần quật ngày đêm và "đánh cược" mạng sống với biển nhưng mức lương chỉ khoảng trên dưới 3 triệu đồng/tháng.

Ông Lê Hồng Phương (54 tuổi) - một ngư dân kỳ cựu ở Diễn Ngọc huyện Diễn Châu- cho biết: vào những năm trước, khi hoạt động đánh bắt xa bờ còn ăn nên làm ra, chủ tàu thường thực hiện ăn chia theo nhiều hình thức. Chẳng hạn, sau mỗi chuyến biển, khoản lợi nhuận sẽ được chia cho chủ tàu và các ngư dân theo thỏa thuận ban đầu. Hoặc việc ăn chia tính theo tổng doanh thu mỗi chuyến biển, hay là trả công theo tháng.

Tuy nhiên, một vài năm gần đây, sau hàng loạt chuyến tàu đánh bắt xa bờ bị thua lỗ và chỉ còn được hưởng lương tháng ít ỏi. Nhưng việc nhận lương tháng cũng không dễ dàng vì số tàu này làm ăn thua lỗ ngày càng nhiều, chủ tàu cứ khất lần khất lữa khiến đời sống của những ngư dân này càng thêm khó khăn. Họ cho biết nhiều năm qua do nghề đi biển thu nhập bấp bênh, lao động trẻ tại địa phương không còn theo nghề truyền thống mà đi xuất khẩu lao động hoặc vào các tỉnh miền Nam làm việc.

Gỡ khó trước mắt chờ chiến lược lâu dài

Trao đổi với Báo Công Thương, ông Dương Minh Kiên - Phó trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Diễn Châu cho hay, nếu nói nguyên nhân do xăng dầu tăng mà tàu thuyền nằm bờ là không hẳn đúng, vì tăng xăng dầu là tăng cả nước, đây chỉ là một trong nhiều nguyên nhân khiến bà con khó vươn khơi. Thời gian mới nghỉ Tết dài, dịch bệnh, thời tiết chưa cho phép làm cho tình trạng đánh bắt của bà con càng thêm khó khăn. Hiện tại trên địa bàn huyện chưa ghi nhân tình trạng găm hàng tăng giá xăng dầu trong thời gian qua.

Nghệ An:
Một số tàu chuẩn bị ngư cụ với mong muốn chuyến biển mới bù lỗ cho chuyến trước

“Giá các mặt hàng tăng cao trong khi ngư trường thu hẹp, dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ bị gián đoạn đã ảnh hưởng hiệu quả kinh tế nghề biển, lực lượng lao động cũng vì thế chuyển đổi nghề. Dù đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân bám biển song điều sâu xa nhất là mỗi chuyến biển phải có thu nhập cao thì ngư dân mới yên tâm vươn khơi”, ông Kiên nói.

Theo ông Kiên, tỉnh đã đưa ra định hướng cho nghề biển như giữ ổn định và giảm dần sản lượng khai thác thủy sản gần bờ, tăng nuôi trồng; khuyến khích đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất, khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt.

Cũng theo Chi cục thủy sản Nghệ An, tổng số tàu cá toàn tỉnh đến ngày 28/2 là 3.418 chiếc trong đó nhiều nhất là Thị xã Hoàng Mai có 885 tàu đang hoạt động, huyện Quỳnh Lưu có 585 tàu và huyện Diễn Châu có 497 tàu đang hoạt động. Trong đó có hơn 1.000 chiếc công suất lớn, đánh bắt xa bờ. Với đội ngũ hơn 17.000 lao động nghề biển, đây là một trong những địa phương chú trọng phát triển nghề biển. Tuy nhiên, hai năm qua, ngư dân cũng như hoạt động nghề biển gặp nhiều khó khăn. Sản lượng khai thác trong tháng 1/2022 đạt 12.159 tấn (giá trị ước đạt 237,32 tỷ đồng). Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 11.638 tấn, bằng 6,85% so với kế hoạch năm, tăng 8,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2022 Nghệ An đặt kế hoạch khai thác 175.000 tấn hải sản.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chế biến thủy sản và các chủ tàu hoạt động khai thác, Sở NNPTNT Nghệ An đã chỉ đạo Ban quản lý Cảng cá Bến cá, Chi cục Thủy sản tạo điều kiện tối đa trong việc thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản cho các doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan đến tàu cá. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan để làm tốt công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đăng ký, đăng kiểm, cấp phép và nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Tuyên truyền, phổ biến các quy định, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

“Hiện Chi cục Thủy sản Nghệ An đang đồng hành, hỗ trợ, động viên ngư dân tiếp tục bám biển, đồng thời triển khai các giải pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Bên cạnh nắm bắt thời tiết dự báo ngư trường cho bà con, Chi cục còn hỗ trợ máy thông tin tầm xa, tời thủy lực cho nghề lái chụp”, ông Chu Quốc Nam – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nghệ An khẳng định.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Từ đầu năm đến nay, vượt qua những khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phục hồi ở hầu hết các ngành, lĩnh vực.
Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Phương tiện giao thông tăng nhanh, gây áp lực hạ tầng giao thông tại Đắk Lắk

Những năm qua, lượng phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh, nhưng hạ tầng giao thông lại không đáp ứng kịp nhu cầu.
Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Ngành Công Thương Hà Nội: Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP

Kết nối, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, đây là cách mà ngành Công Thương Hà Nội đưa sản phẩm an toàn đến với người tiêu dùng Thủ đô.
Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Cần Thơ: Số lượng lao động trong các khu công nghiệp tăng mạnh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Cần Thơ, số lao động làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố lên tới 45.252 người, tăng 4.865 người so với cùng kỳ
Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Trà Vinh: Tháng 10, thu gần 5.300 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng

Sở Công Thương Trà Vinh cho biết, trong tháng 10/2024 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 5.300 tỷ đồng.
Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Nhờ sự hỗ trợ thiết thực và hiệu quả từ chương trình khuyến công, các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Bình Dương đã phát triển, khẳng định vị thế.
Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đặt mục tiêu chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới nền kinh tế số

Quảng Ninh đang khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam.
Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Quảng Ninh: Đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển công nghiệp hỗ trợ bền vững

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, Quảng Ninh đã dành sự quan tâm, tích cực vào cuộc, đồng hành với doanh nghiệp trong lĩnh vực này.
Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai: Đẩy mạnh phát triển hạ tầng logistic trên địa bàn tỉnh

Tỉnh Đồng Nai tổ chức lập quy hoạch xây dựng tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó phát triển hạ tầng logistic đang được tập trung đẩy mạnh.
Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

Thừa Thiên Huế: Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt hơn 1 tỷ USD

10 tháng năm 2024, tình hình phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế có bước tăng trưởng khá, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD, tăng hơn 17%.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định

Trong tháng 10 và 10 tháng đầu 2024, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá.
Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh: Khai tác tối đa tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế biển

Quảng Ninh đã và đang tận dụng tối đa tiềm năng từ các khu kinh tế biển để phát triển, hướng tới mục tiêu trở thành một địa phương mạnh và giàu từ biển.
Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Tiền Giang: Bàn giải pháp tăng cường kết nối logistics thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Việc tối ưu hóa các giải pháp logistics giúp Tiền Giang nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí vận chuyển, đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư.
Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Hàn Quốc đứng thứ 5 về đầu tư nước ngoài tại Bình Dương

Với 775 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 3,4 tỷ USD, hiện Hàn Quốc đứng thứ 5 trong số 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Dương.
Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tỉnh Quảng Ninh: Đẩy mạnh hỗ trợ, nâng tầm hợp tác xã

Tại tỉnh Quảng Ninh những năm qua, kinh tế tập thể từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về hình thức hợp tác.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động