Nghệ An: Doanh nghiệp xoay xở giữ công nhân khi giảm đơn hàng

Nhiều tháng qua, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Nghệ An đã phải giãn việc, cắt giảm giờ làm thêm, tìm cách xoay xở giữ công nhân khi giảm đơn hàng.
Chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu Thị trường lao động Nghệ An “ấm” dần, người hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm

Hiện tại Nghệ An nhiều doanh nghiệp có tới 30%, thậm chí 50% lao động phải giãn việc do giảm đơn hàng, dẫn tới thu nhập giảm. Doanh nghiệp và người lao động cố gắng xoay xở khi dự báo tình hình thiếu việc làm có thể kéo dài tới năm 2023. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp cũng đang rất cần sự hỗ trợ, chia sẻ trong việc giãn hoãn thuế cũng như cơ cấu lại các khoản vay từ các tổ chức tín dụng để duy trì hoạt động, sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Nhiều công ty thiếu đơn hàng, công nhân thu nhập giảm

Những tuần qua, nhiều lao động tại Nghệ An “chới với” khi bị cắt giảm việc làm. Theo Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, từ trung tuần tháng 11/2022, đơn vị đã tiến hành khảo sát 11 doanh nghiệp với 21.756 lao động. Theo đó, có 4/11 doanh nghiệp đơn hàng giảm, một số doanh nghiệp bố trí giảm giờ làm (nghỉ thứ 7), tuy nhiên không cắt giảm lao động.

Có 3/11 doanh nghiệp có nhu cầu cắt giảm lao động, với 580 lao động, chiếm tỷ lệ 2,66%. Cá biệt, Công ty TNHH Matrix Vinh xây dựng kế hoạch cắt giảm 92% số lao động hiện có (410/447 lao động).

Nghệ An: Doanh nghiệp xoay xở giữ công nhân khi giảm đơn hàng
Tại Nghệ An, do giảm đơn hàng, nhiều công ty đã phải giãn việc, cắt giảm giờ làm thêm đối với người lao động

Chị Nguyễn Thị Thuỷ là công nhân một công ty may mặc tại Nghệ An cho biết, trước đây công ty nơi chị làm việc thường xuyên tổ chức tăng ca, từ 2-3 giờ/ngày. “Nhưng 2-3 tháng trở lại đây, tôi cũng như nhiều công nhân khác chỉ còn làm giờ hành chính. Tổng thu nhập của tôi chỉ còn 4-5 triệu đồng/tháng so với 6-7 triệu đồng/tháng như trước đây khi còn làm thêm” - chị Thuỷ cho hay.

Theo lời nữ công nhân này, trước đây, khi còn đi làm thêm thường mọi người về nhà rất muộn, khoảng 20h30 - 21h, ít có thời gian chăm sóc các con. Nhưng nay 16h30 chị Thuỷ đã tan ca, được về nhà sớm. “Được nghỉ làm sớm, tôi có thời gian chăm sóc các con hơn, nhưng thu nhập lại giảm đi nhiều”, chị Thuỷ nói.

Khó chồng khó vì thu nhập giảm khi 2 vợ chồng làm chung một công ty. Tổng thu nhập của cả hai hiện nay chỉ còn khoảng chưa đến 10 triệu đồng - số tiền rất khó để có thể nuôi cả gia đình trong tình hình giá cả tăng cao như hiện nay. Cả nhà chị Thuỷ đang phải đi ở trọ. “Vợ chồng tôi đang tích góp để về quê xây nhà, nhưng không có làm thêm, thu nhập giảm như này thì không biết bao giờ mới có tiền xây nhà ở quê” - chị Thuỷ than thở.

Tại Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan (TP. Vinh), nhiều đơn hàng chủ lực sang thị trường EU, Mỹ giảm đột ngột. Nhiều tháng nay, để đảm bảo hoạt động và giữ việc cho hơn 500 công nhân, công ty buộc phải tìm kiếm đơn hàng từ các thị trường khác như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đặc biệt chấp nhận các đơn hàng lẻ ở thị trường nội địa.

Chia sẻ về điều này, ông Trần Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Công ty CP Dệt may Hoàng Thị Loan cho hay, thời gian qua các đơn hàng xuất khẩu bị thu hẹp lại, nhưng các đối tác không cắt hẳn, họ vẫn duy trì giao dịch với mình để đảm bảo việc làm cho người lao động. Mặc dù không được nhiều ngày công như trước, bị giảm từ 10-15% nhưng vẫn đảm bảo người lao động có việc.

So với giai đoạn 6 tháng đầu năm, đơn hàng của Công ty May Minh Anh Kim Liên sụt giảm mạnh, chỉ còn 70% kể từ quý III/2022.Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp chủ động chuyển đổi đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu thị trường, nhất là thị trường nội địa. Ngoài ra, để tiếp tục giữ hoạt động sản xuất, công ty này phải thực hiện các biện pháp tình thế như giảm giờ làm, giãn việc. Hơn 3.000 công nhân lao động chấp nhận thu nhập giảm 10-15%, cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Ông Nguyễn Đình Vĩnh - Phó Giám đốc Công ty CP May Minh Anh Kim Liên cho hay: "Từ vài tháng nay đơn hàng bị giảm nên đơn vị phải cắt ngày làm việc thứ 7. Ban giám đốc công ty cũng đang cố gắng sắp xếp để công nhân có việc làm, hưởng lương cơ bản, không sa thải hay cắt giảm vì sợ sau này phục hồi, phát triển trở lại sợ khó tuyển được lao động. Do tình hình khó khăn chung, công ty đã phải linh động mở ra ngành hàng phục vụ thị trường nội địa, như mua nguyên liệu bán sản phẩm, thành lập các chuỗi cửa hàng ở các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng… mở rộng thị trường nội địa nhằm tăng doanh thu và tạo việc làm cho người lao động...".

Không chỉ lĩnh vực may mặc mà các lĩnh vực khác như xuất khẩu đá chế biến, gỗ viên nén, linh kiện điện tử... cũng đang trong tình trạng thiếu hụt đơn hàng trầm trọng. Để giảm tối đa tác động, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu mới, cắt giảm chi phí không cần thiết và tăng năng suất lao động. Chủ động liên kết tìm kiếm khách hàng, tìm cơ hội gia tăng đơn hàng.

Tại Công ty TNHH SangWoo Việt Nam trong Khu công nghiệp VSIP, tình hình sản xuất sau đại dịch yếu kém. Hiện tại các đơn hàng lớn bị cắt giảm số lượng. Thay vào đó là các đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng ít. Đồng nghĩa lượng công việc giảm. Khó khăn trong việc đảm bảo tài chính để chi trả lương do tăng lương kép. Công ty đã và đang tiến hành cắt giảm nhân sự có kế hoạch ở các vị trí dư lao động và tiến hành luân chuyển lao động có tay nghề phù hợp ở các bộ phận.

Hay tại Công ty TNHH Innovative Manufacturing Solutions Vietnam ở Khu công nghiệp VSHIP, là một trong những doanh nghiệp FDI đang bị ảnh hưởng nặng nề sau chiến sự của Nga và Ukraine. Thể hiện cụ thể qua vấn đề xuất và nhập khẩu hàng hóa. Hàng hóa sản xuất ra không xuất đi được. Đơn hàng bị cắt giảm, hiện tại doanh nghiệp đang sản xuất cầm chừng. Đã tiến hành thực hiện 1 tuần làm việc 5 ngày, nghỉ thứ 7. Sắp tới, có thể sẽ phải bố trí sắp xếp cho người lao động nghỉ luân phiên.

Cùng nhau xoay xở đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An cho biết: “Thời điểm này chúng tôi tập trung tuyên truyền cho người lao động được biết tình hình khó khăn cũng như vướng mắc của doanh nghiệp để người lao động chia sẻ. Cùng với đó đơn vị đang tiến hành khảo sát các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động mới, những công việc mới phù hợp trình độ tay nghề cho người lao động có thêm chọn lựa để không ảnh hưởng tới gia đình…”.

Nghệ An: Doanh nghiệp xoay xở giữ công nhân khi giảm đơn hàng
Có kế hoạch lâu dài, đầu tư sản phẩm mới, mở rộng nguồn cung nên nhiều doanh nghiệp vẫn ổn định sản xuất

Theo Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam, về cơ bản các doanh nghiệp khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đều tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tại các khu công nghiệp của tỉnh Nghệ An, số người lao động bị mất việc thời gian qua chủ yếu là công nhân may, công nhân linh kiện điện tử…. Trong khi đó, cũng có khá nhiều các doanh nghiệp trong Khu kinh tế Đông Nam có nhu cầu tuyển dụng thêm khoảng 4.000 lao động trong dịp trước và sau Tết Nguyên đán.

Trong đó có một số công ty có quy mô tuyển dụng lớn như: Công ty TNHH Woosin Vina dự kiến tuyển 300 lao động; Công ty TNHH An Nam Matsuoka tuyển 300 lao động; Công ty TNHH Luxshare - ICT Nghệ An tuyển 3.000 lao động và từ nay đến Tết mỗi tháng tuyển 100 lao động; Công ty TNHH Frescol Tuna Việt Nam tuyển 500 lao động; Công ty TNHH MTV Masan MB ứng tuyển 200 lao động…

Đáng chú ý, các doanh nghiệp trong những khu công nghiệp trên cơ bản tuyển dụng nguồn lao động phổ thông với tỷ lệ chiếm khoảng 80%, trong đó lao động nữ chiếm hơn 70%. Các ngành nghề chính là điện tử, linh kiện xe, thực phẩm, vật liệu xây dựng....

Đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An cho biết, vừa qua, sở cũng trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh, đời sống việc làm của người lao động. Qua báo cáo sơ bộ, từ nay đến cuối năm, nhiều đơn vị cũng gặp khó khăn về đơn hàng. Song, các doanh nghiệp này vẫn cố gắng duy trì việc làm cho người lao động.

Nói về nguyên nhân của việc giảm đơn hàng, đại diện Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam cho hay, do tác động của suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid và ảnh hưởng của cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nói chung và khu kinh tế, khu công nghiệp nói riêng. Vừa qua, có một số doanh nghiệp dệt may, điện tử trực thuộc bị giảm đơn hàng. Song, tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm của người lao động không có biến động lớn.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Khai mạc Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 tại Thái Bình

Tối 25/11, Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 đã khai mạc tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Quảng Ninh: Tăng tốc hoàn thành kế hoạch, giữ vững tăng trưởng 2 con số

Tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực, tăng tốc thực hiện mọi nhiệm vụ đề ra, đến thời điểm này, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2024 của tỉnh ước hoàn thành kế hoạch.
Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Lạng Sơn: Phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Mới đây, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 2029/QĐ-UBND về việc phê duyệt mức hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.

Tin cùng chuyên mục

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố Thanh Hóa sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thành phố Thanh Hóa sẽ có 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 33 phường và 14 xã và sẽ chính thức đi vào hoạt động từ 0 giờ, ngày 1/1/2025
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Nước lũ dâng cao, tỉnh Quảng Ngãi di dời khẩn cấp người dân

Mưa lớn kéo dài, nước sông Trà Câu dâng cao, gây ngập lụt diện rộng tại thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), nhiều hộ dân phải di dời khẩn cấp đến nơi an toàn.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Mưa lớn nhiều khiến đất đá từ taluy dương phía sau tràn xuống làm sập một mảng tường lớn tại điểm trưởng Răng Chuỗi (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam).
Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Vịnh Hạ Long, viên ngọc quý của Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế một trong những di sản thiên nhiên thế giới kỳ vĩ cùng với giá trị về văn hóa, lịch sử
Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Chính quyền địa phương đang tích cực hoàn tất các hạng mục khu tái định cư giai đoạn 4 để bố trí cho các hộ còn lại tại dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch.
Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Sở Công Thương Bình Định đã định hướng giải pháp trong thời gian tới sẽ thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu, có giá trị cao.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Chuyển đổi số tạo

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Ngành du lịch Quảng Ninh xác định chuyển đổi số là giải pháp, hướng đi tất yếu giúp du lịch tăng tốc bứt phá và phát triển bền vững.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Ngành du lịch

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Còn hơn một tháng nữa là năm 2024 khép lại, Quảng Ninh đang dồn lực để hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có 3,5 triệu lượt khách quốc tế.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Tối ngày 23/11, đã diễn ra chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng cùng phối hợp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ "thẻ vàng" IUU.
Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Sở Công Thương Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu vào những tháng cuối năm.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu yêu cầu các chủ đầu tư, sở, ngành địa phương cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải ngân vốn đầu tư công để hoàn thành kế hoạch đề ra.
‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Với quyết tâm đạt mục tiêu 19 triệu lượt khách trong năm, ngành du lịch Quảng Ninh đang dồn toàn lực để tạo nên một mùa du lịch bùng nổ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động