Nghệ An: Chính quyền và nhà nông cùng lên mạng bán hàng

Chỉ sau một buổi livestream trên mạng xã hội, 72 tấn cam bóc của nông dân Phủ Quỳ, Quỳ Hợp (Nghệ An) đã được tiêu thụ. Qua đó có thể thấy, nếu tham gia tốt ở lĩnh vực thương mại điện tử, người nông dân sẽ dễ dàng đưa nông sản, đặc sản ra thị trường ngoài địa phương, thậm chí vươn ra thế giới...

Cùng nông dân giải bài toán đầu ra

Cam bóc Phủ Quỳ, Quy Hợp (Nghệ An) đang rộ mùa, bà con loay hoay tìm kênh tiêu thụ, hơn 2.000 tấn cam bóc đang có nguy cơ không tiêu thụ được phải đổ bỏ vì khó khăn về đầu ra. Theo bà con nông dân huyện Phủ Quỳ, năm nay thời tiết thuận lợi, cam đến vụ thu hoạch đều đã chín rộ, ngon, hương vị đậm đà nhưng rất ít thương lái thu mua mặc dù mức giá tại vườn rất thấp, đặt người nông dân trồng cam bóc Phủ Quỳ vào viễn cảnh nhìn hàng tấn cam chờ rụng xuống vườn. Địa phương này đã phải vào cuộc để cùng hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ.

Nghệ An: Chính quyền và nhà nông cùng lên mạng bán hàng
UBND huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo thành lập Ban vận động chương trình hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ cam, quýt cho bà con nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ cho nông dân

Để hỗ trợ bà con tiêu thụ, giải cứu cam bóc Phủ Quỳ, UBND huyện Quỳ Hợp đã chỉ đạo thành lập Ban vận động chương trình hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ cam, quýt cho bà con nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nhằm hỗ trợ quảng bá sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ cho nông dân. Ban tổ chức đã lên kế hoạch chi tiết triển khai chương trình, toàn bộ thông tin về chương trình, giá cả, hình thức triển khai, đặt mua hàng được cập nhật tại trang www.cambocphuquy.vn, fanpage Cam bóc Phủ Quỳ, Cam Vinh Kỳ Yến.

Chương trình diễn ra từ ngày 22/3 cho đến khi kết thúc niên vụ năm 2021. Mức thu mua giá 6.000 đồng/kg cho cam không phun hóa chất từ một năm trở lên và mức 5.000 đồng/kg cho cam có sử dụng hạn chế và đúng đủ thời gian cách ly. Cam sẽ được đóng gói vào thùng carton khối lượng 10kg/thùng do phía Ban tổ chức thực hiện để đảm bảo tính thẩm mỹ, giao hàng và phân phối trên cả nước.

"Bán hàng qua livestream" là một trong những kênh hiệu quả mà chương trình mang lại, không chỉ đơn thuần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, mà còn giúp người làm nông trở thành người nông dân thời @ thực thụ. Bà Nguyễn Ngọc Huyền, Giám đốc Mia Fruit - thành viên Ban vận động Hỗ trợ tiêu thụ và quảng bá cam, quýt do UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) thành lập - cho biết, buổi livestream tại vườn hôm 8/4 vừa qua, chỉ trong vòng một buổi sáng đã bán được 72 tấn cam. Trong đó, phần livestream tham quan vườn cam của một Tiktoker nổi tiếng đã thu hút được hơn 3,3 triệu lượt xem, 10.000 lượt tương tác, hơn 3.000 lượt bình luận.

Theo bà Huyền, người tiêu dùng từ trước tới giờ chưa có thói quen mua sắm các mặt hàng tươi sống trên sàn thương mại điện tử. Hơn nữa, nông sản là loại hàng hóa có thời gian thu hoạch và thời gian sử dụng rất ngắn. Chính vì vậy, việc đưa lên ứng dụng thương mại điện tử để bán và vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đảm bảo độ tươi, ngon, tối ưu được chi phí của người tiêu dùng cuối cùng. Đồng thời, tạo được niềm tin cho người sử dụng. Sản phẩm muốn đến được với người tiêu dùng thì hàng hóa phải có chất lượng, thương hiệu, giá thành bán ra đáp ứng được đối tượng khách hàng của sàn.

"Không chỉ giúp tiêu thụ lượng nông sản còn tồn ứ tại Phủ Quỳ, mà với giải pháp này, nông sản ở Nghệ An nói chung sẽ giải quyết bài toán mang tính thời điểm như trong mùa dịch hay "được mùa mất giá" mà còn hướng tới phát triển bền vững", bà Huyền nói.

Trở thành người nông dân chuyên nghiệp

Theo bà Nguyễn Thị Lê Na, Phó Giám đốc Công ty cổ phần Trang trại nông sản Phủ Quỳ, khi triển khai chương trình hỗ trợ bà con nông dân ai nấy đều phấn khởi và mong được hỗ trợ cũng như mong muốn hợp tác bền vững. Qua chương trình này, bà con nông dân được cập nhật và nâng cao kiến thức về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, các kỹ năng về thương mại điện tử, thương mại bền vững. Cũng từ đó, tập quán canh tác theo nhu cầu của khách hàng được hình thành, đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường.

Nghệ An: Chính quyền và nhà nông cùng lên mạng bán hàng
Nông dân tuyển lựa cam để đóng thùng

Tham gia chương trình, bà con nông dân được hướng dẫn quét mã QR code để nhập dữ liệu thông tin sản lượng để Ban vận động nhanh chóng nắm được sản lượng cần tiêu thụ ngay tức thì. Giá thu mua của nông dân cũng được tăng lên mức 5.000 - 6.000 đồng/kg nhưng nông dân chỉ lựa chọn cam loại 1 đạt chuẩn để giao. Cam loại, doanh nghiệp cùng phối hợp để đưa vào chế biến và tìm hướng tiêu thụ khác cho nông dân.

Trước khi có chiến dịch, giá cam tại vườn bán với mức giá 3.000 - 4.000/kg. Do các chương trình giải cứu không đúng cách, càng đẩy mức giá tại vườn xuống còn 2.000, thậm chí là 1.500 đồng/kg. Chương trình đang mua cho nông dân với giá 5.000-6.000 đồng/kg và bán ra cam loại 1 giá 150.000-170.000 đồng/thùng 10kg. Các chi phí để đưa đến tay người tiêu dùng cũng được minh bạch rõ ràng, đảm bảo các bên tham gia hỗ trợ không phải bỏ tiền túi để đồng hành được lâu dài hơn. Với mục tiêu chung là cả nông dân và Ban vận động đều nỗ lực để bảo vệ uy tín, thương hiệu cam bóc Phủ Quỳ. Về lâu dài chương trình còn hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức cho bà con nông dân, các hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các địa phương về việc sản xuất sạch, kinh doanh theo quy trình, đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Theo ông Quán Vi Giang, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, chương trình đã thổi “làn gió mới" về cách kinh doanh nông sản cho địa phương, nhất là trong bối cảnh Nghệ An còn khoảng hơn 10.000 tấn cam bóc Phủ Quỳ, một nửa là của huyện Quỳ Hợp. Tiêu thụ sản phẩm qua kênh thương mại điện tử sẽ được đặc biệt chú trọng theo hướng hỗ trợ hiệu quả cho nông dân cũng như doanh nghiệp thuận lợi bán hàng.

Ông Nguyễn Văn Long - chuyên viên Phòng Kế hoạch tổng hợp Sở Công Thương Nghệ An - cho biết, việc huấn luyện cho bà con, các hợp tác xã ở các địa phương làm quen với phương thức thương mại điện tử ban đầu không hề dễ dàng bởi những người bán hàng nông sản chưa quen với mô hình sàn thương mại điện tử, nguyên do xuất phát từ thương mại điện tử chưa phổ cập tới đại đa số nông dân. Tuy nhiên, nếu tham gia tốt ở lĩnh vực thương mại điện tử, khi ứng dụng thành công mô hình nông sản bền vững, họ sẽ dễ dàng đưa nông sản, đặc sản ra thị trường ngoài địa phương, thậm chí ra thế giới với giá thuận lợi nhất.

Cam bóc Phủ Quỳ (còn gọi là quýt Phủ Quỳ) là giống cam được trồng nhiều tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An do đặc tính giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại địa phương nên quy trình canh tác rất dễ dàng, không phải đầu tư chi phí cho phân bón, bảo vệ thực vật quá nhiều mà vẫn cho năng suất, chất lượng cao. Cam có đặc tính dễ bóc, mọng nước, vị ngọt thơm, dùng vắt nước không cần thêm đường.
Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Nhiều nông dân ở Long An đã trở thành "doanh nhân nông nghiệp" nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và thương mại điện tử.
Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Mật ong Cẩm Tú, An Giang đang được phân phối rộng rãi trên các sàn thương mại điện tử uy tín như Sàn Việt, mang đến cho người tiêu dùng sự tiện lợi và tin cậy.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Đúc rút thực tiễn kịp thời để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh

Điểm lại những phát biểu của các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương trong năm 2024 về thúc đẩy công nghiệp, thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế...

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Chương trình thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử khuyến khích chuyển đổi kinh tế số trong chợ truyền thống tại các quận, phường TP. Đà Nẵng.
Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2024 đạt 22 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2023. Tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử cũng tạo nhiều cạnh tranh.
Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại góp phần giúp doanh số trong giao dịch thương mại điện tử hàng năm tại Gia Lai đều tăng.
Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Hà Nội đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

TP. Hà Nội luôn đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ để doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn.
Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương tích cực đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ có những chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nhằm kích thích hoạt động tiêu dùng trong nước phát triển.
Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc đào tạo kỹ năng và kiến thức kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Gia Lai được kỳ vọng sẽ thúc đẩy ngành thương mại điện tử phát triển.
Thương mại điện tử:

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Ngay khi Temu vừa tạm dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương thì sàn thương mại điện tử nongsan.buudien.vn cũng đã chính thức ra mắt.
Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Nước mắm Ngọc Lan: Thương hiệu vươn xa nhờ thương mại điện tử

Từ làng nghề truyền thống Tam Thanh với hơn 100 năm lịch sử, Nước Mắm Ngọc Lan của Hợp tác xã Ngọc Lan đã và đang vươn mình trỗi dậy nhờ thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Hỗ trợ doanh nghiệp Hải Phòng tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến

Tại Hải Phòng diễn ra hội thảo ứng dụng thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm hỗ trợ hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào các nền tảng xuất nhập khẩu trực tuyến.
Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online

Bình quân mỗi 1 người dành ra tới 13 giờ/tuần để xem livestream bán hàng và rút “hầu bao” mua hàng, người tiêu dùng Việt vào top 11 thế giới về mua hàng online.
TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TET to the TOP 2025: Khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok

TikTok Việt Nam vừa tổ chức sự kiện TET to the TOP 2025 – khai phá tiềm năng kinh doanh từ TikTok cho một mùa Tết bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh.
Cá khoai rim Đầm Sen

Cá khoai rim Đầm Sen 'chiếm sóng' thị trường trong nước nhờ thương mại điện tử

Cá khoai rim Đầm Sen, đặc sản Bình Thuận, ghi dấu ấn mạnh mẽ trên Sàn Việt, nhanh chóng vươn xa toàn quốc với lượng đơn hàng vượt trội.
80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu tới môi trường

Trong năm 2024, có tới 80% người tiêu dùng trực tuyến đánh giá thương mại điện tử gây ra tác động xấu hoặc rất xấu tới môi trường.
Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Xây dựng thương hiệu cho nông sản - cách làm mới trong thương mại điện tử

Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử là cách thức hiệu quả được doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất làm để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm.
Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử - đưa nông sản của doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi lớn

Thương mại điện tử đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế số, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực nông sản.
Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

Thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam tăng khoảng 20%

10 tháng năm 2024, tăng trưởng thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam đã đạt 18-20%, hoàn thành mục tiêu Chính phủ giao.
Thảo dược Việt Nam  - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thảo dược Việt Nam - trà xạ đen ‘lan toả’ trên sàn thương mại điện tử

Thông qua Sàn thương mại điện tử Sàn Việt, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của An Giang dần khẳng định được thương hiệu, trong đó có Trà xạ đen Thảo An.
Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Các sàn thương mại điện tử lớn đang nộp bao nhiêu tiền thuế?

Nhóm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... giữ khoảng 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam.
Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) thông tin, Sàn thương mại điện tử Temu dừng hoạt động để hoàn tất thủ tục đăng ký.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động