Nghệ An: 822 cơ sở giết mổ, chưa đáp ứng quy chuẩn

Với 822 cơ sở giết mổ động vật ở Nghệ An, chưa đáp ứng điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm nên nguy cơ mất an toàn thực phẩm rất lớn.
Tăng cường các giải pháp để quản lý cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm Lúng túng với cơ sở giết mổ nhỏ lẻ

Nghệ An hiện có 822 cơ sở giết mổ động vật, nhưng theo quy chuẩn được của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2017, chưa có cơ sở nào đủ điều kiện giết mổ động vật tập trung.

170/ 822 cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Theo quy định cũ thì vẫn có 41 cơ sở giết mổ tập trung đạt chuẩn (có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y; có cán bộ thú y thực hiện công tác kiểm soát giết mổ).

Tuy nhiên, nếu theo quy định tại QCVN 150:2017/BNNPTNT (Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung”, thì trên địa bàn toàn tỉnh chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung nào đạt chuẩn.

Nghệ An: 822 cơ sở giết mổ, chưa đáp ứng quy chuẩn
Một cơ sở giết mổ tại xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên đã phải dừng hoạt động do không hiệu quả.

Cụ thể, như về quy hoạch giết mổ đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt từ năm 2012, sau 11 năm triển khai thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế do điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương đã có nhiều thay đổi.

Đặc biệt là sự thay đổi về cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các địa phương, địa điểm quy hoạch được phê duyệt bố trí chưa phù hợp với nhu cầu thực tiễn nên số lượng các cơ sở giết mổ được hình thành đi vào hoạt động theo quy hoạch còn thấp.

Với các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp tập trung đã xây dựng và đi vào vận hành nhưng hoạt động chưa hiệu quả, đầu tư dây chuyền máy móc chưa đồng bộ, chưa gắn với chế biến, chưa hình thành được chuỗi liên kết chăn nuôi, giết mổ đến tiêu thụ, thậm chí có một số cơ sở đã ngừng hoạt động hoặc chuyển sang giết nhỏ lẻ tại hộ gia đình để duy trì hoạt động (Cở sở giết mổ tại xã Nghi Phú, cơ sở tại xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên...)

Trao đổi với PV Báo Công Thương, ông Ngô Đức Quỳnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An cho biết: Các cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An không đạt chuẩn do chưa đáp ứng được các yêu cầu về vị trí, khoảng cách xa khu dân cư, thẩm quyền phê duyệt… Đặc biệt, trong 822 cơ sở giết mổ động vật hiện có, chỉ 170 cơ sở có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Việc xây dựng, phát triển và duy trì các lò giết mổ động vật tập trung rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Ngay từ năm 2012, tỉnh đã xây dựng Quy hoạch, có các chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên, kết quả thực hiện được chưa đáp ứng yêu cầu; nhiều cơ sở được đầu tư hàng tỷ đồng nhưng chỉ hoạt động được một thời gian ngắn do số lượng gia súc đưa vào giết mổ ít, không đủ chi phí để duy trì hoạt động”, ông Ngô Đức Quỳnh cho biết.

Nguy cơ mất an toàn

Thực tế công tác giết mổ động vật trên địa bàn Nghệ An còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khoẻ người tiêu dùng cũng như công tác phòng, chống dịch bệnh đàn vật nuôi. Việc thực hiện công tác giám sát an toàn thực phẩm đối với sản phẩm động vật, lấy mẫu để xét nghiệm chưa thường xuyên.

Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại xã Nghi Phú (TP Vinh).
Cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tại xã Nghi Phú (TP Vinh).

Một số cơ sở mặc dù có cam kết thực hiện các nhóm chỉ tiêu để cơ sở đủ điều kiện vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng còn mắc những lỗi như: Việc ghi chép, lưu giữ hồ sơ, sổ sách về thông tin nguồn gốc động vật nhập về, chủ động vật, số điện thoại, tình trạng động vật… và sản phẩm động vật xuất đi còn sơ sài, không có hệ thống; công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường sản xuất chưa được thực hiện định kỳ hằng tuần.

Hệ thống thu gom rác thải, phòng chống động vật gây hại chưa hoàn thiện, chủ yếu vẫn giết mổ ở sàn, chưa có giết mổ treo. Hầu hết chưa định kỳ khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người lao động trực tiếp tham gia sản xuất.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An, mỗi ngày trên địa bàn tỉnh Nghệ An giết mổ khoảng trên 25.000 con gia súc, gia cầm (trâu, bò hơn 200 con, lợn trên 4.000 con, gia cầm trên 20.000 con và dê hơn 200 con). Trong đó, chỉ có chưa đầy 7.000 con được kiểm soát giết mổ. Số hộ giết mổ nhỏ lẻ quá nhiều, phân tán, trong khi lực lượng cán bộ thú y quá “mỏng” gây nhiều khó khăn cho hoạt động kiểm soát giết mổ động vật trên địa bàn.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chính quyền TP. Đà Lạt kịp thời thăm hỏi các nạn nhân trong vụ lật xe taxi trên địa bàn

Chính quyền TP. Đà Lạt kịp thời thăm hỏi các nạn nhân trong vụ lật xe taxi trên địa bàn

Ngay sau khi xảy ra vụ lật xe taxi rất nghiêm trọng khiến 1 cháu bé tử vong, lãnh đạo UBND TP. Đà Lạt đã đến bệnh viện chia buồn và thăm hỏi các nạn nhân.
Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng địa bàn không có tệ nạn ma túy

Quảng Ninh: Quyết tâm thực hiện mục tiêu xây dựng địa bàn không có tệ nạn ma túy

Tỉnh Quảng Ninh đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện mục tiêu đến năm 2025, sẽ có 4 huyện và 105 xã, phường không có tệ nạn ma túy.
Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

Quảng Ninh khẳng định vai trò đầu mối, thúc đẩy liên kết vùng

Việc đẩy mạnh liên kết vùng được cho là 'chìa khoá' để Quảng Ninh mở rộng không gian phát triển, từ đó tạo động lực phát triển mới.
An Giang:

An Giang: 'Trải thảm đỏ' thu hút đầu tư hàng loạt dự án công nghiệp lớn

Trong danh mục các dự án trọng điểm mời gọi đầu tư tại tỉnh An Giang mới được công bố, có đến 14 dự án hạ tầng khu, cụm công nghiệp, sản xuất công nghiệp.
Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Thừa Thiên Huế: Di dời hơn 200 hộ dân sống ở vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Lực lượng chức năng Thừa Thiên Huế đã di dời 206 hộ/577 khẩu sinh sống ở vùng có nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt đến nơi an toàn.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Quảng Nam: Sóng lớn lại xé toạc bờ biển Hội An

Sóng biển kèm theo gió mạnh khiến cho bờ biển phía bắc TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam bị xé toạc kéo dài hơn 200m, ăn sâu vào đến 7m.
Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc: Nhiều cơ hội phát triển dịch vụ logistics xanh

Vĩnh Phúc là địa phương có tỷ lệ công nghiệp hóa lên tới 64%, lưu lượng công nghiệp lớn, đây là cơ hội để địa phương phát triển ngành dịch vụ logistics.
Hạ tầng số hiện đại -

Hạ tầng số hiện đại - 'chìa khóa' để Quảng Ninh tăng tốc chuyển đổi số

Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng số, Quảng Ninh đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu trong chuyển đổi số.
Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở nhiều nơi ở huyện miền núi Bắc Trà My

Mưa lớn kéo dài gây ra rất nhiều điểm sạt lở tại huyện Bắc Trà My, lực lượng chức năng đang tổ chức sơ tán dân và nỗ lực thông tuyến tạm thời.
Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Thừa Thiên Huế: Công điện hoả tốc ứng phó mưa lũ, học sinh được nghỉ học

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành công điện hoả tốc nhằm ứng phó mưa lũ; cho học sinh nghỉ học ngày 25/11.
Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Những năm qua, công tác quản lý tài nguyên than, khoáng sản luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, chú trọng.
Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ước tăng trưởng GRDP của địa phương năm 2024 đạt 7,5-7,8% so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước ước đạt 6,8-7%.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tích cực, chủ động thực hiện nhiều giải pháp cụ thể nhằm tiết kiệm sản lượng điện trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Thời gian qua, việc triển khai các dự án nhà ở xã hội được tỉnh Quảng Ninh xác định là nhiệm vụ quan trọng.
Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Không chỉ là nhiệm vụ, chuyển đổi xanh còn là cơ hội để tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh một địa phương hiện đại, bền vững.
Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Trong tuần này (từ 18/11 - 22/11), TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước,... đã triển khai quyết định điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt.
Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Ngày 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Sáng ngày 21/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ các dự án khu đô thị lớn, nhà ở xã hội, thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Ngày 21/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức hội nghị tuyên, truyền nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Sau khi sắp xếp, thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) sẽ có 30 đơn vị hành chính, gồm 16 phường và 14 xã, chính thức hoạt động từ 00 giờ 00 phút, ngày 1/1/2025.
Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác ở cầu treo Bình Thành, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế yêu cầu Thủy điện Bình Điền giảm lưu lượng để hỗ trợ cứu hộ.
Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Chiều ngày 20/11, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đi kiểm tra tiến độ thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong).
Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Lễ Công bố quyết định xếp hạng và đón nhận Bằng Di tích lịch sử cấp thành phố Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam - Đà Nẵng.
Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Những giải pháp quyết liệt trong thúc đẩy thu ngân sách nội địa 2 tháng cuối năm đang được tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các ngành, địa phương tập trung thực hiện.
Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể ở tỉnh Quảng Ninh đã chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động