Ngày này năm xưa 9/4: Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba; Bộ Công Thương ban hành nhiều quyết định quan trọng

Ngày này năm xưa: Ngày 9/4/2012, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.
Ngày này năm xưa 4/4: Khánh thành Nhà máy điện 4-4 Ngày này năm xưa 5/4: Mẻ than cốc đầu tiên được chế luyện từ than gầy Quảng Ninh ra lò

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương; kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 9/4.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 9/4/2009, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 07/2009/TT-BCT về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng dệt may đối với một số chủng loại hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Ngày này năm xưa 9/4: Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba; Bộ Công Thương ban hành nhiều quyết định quan trọng
Bộ Công Thương đã ban hành quyết định về việc bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được

Ngày 9/4/2012, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1746/QĐ-BCT về việc bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Ngày 9/4/2012, Bộ Công Thương có Thông tư số 08/2012/TT-BCT ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Ngày 9/4/2013, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2258/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình hành động của Bộ Công Thương về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013 – 2020.

Ngày 9/4/2013, Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị 06/CT-BCT về việc bảo đảm an toàn giao thông và tăng cường văn minh công sở.

Ngày 9/4/2014, ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ngày 9/4/1975, một bộ phận Quân đoàn 4 đã nổ súng tiến công thị xã Xuân Lộc - cửa ngõ then chốt vào Sài Gòn. Sau 12 ngày đêm bị quân ta tiến công liên tục, trước nguy cơ bị bao vây, tiêu diệt, đêm 20 rạng ngày 21/4/1975, địch tháo chạy sau khi dùng pháo bắn phá nghi binh, phòng tuyến Xuân Lộc bị đập tan.

Ngày này năm xưa 9/4: Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba; Bộ Công Thương ban hành nhiều quyết định quan trọng

Bộ đội Quân đoàn 4 tiến vào giải phóng thị xã Xuân Lộc. Ảnh tư liệu

Ngày 9/4/1322, ngày mất Lê Vǎn Hưu, danh sĩ, sử gia đời Trần Thái Tông, quê xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Triệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).

Ngày 9/4/1288, Ngày chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba. Năm 1288, đế quốc Nguyên Mông tiến hành xâm lược Đại Việt nhằm phục thù cho 2 lần thất bại trước. Nhưng khi tiến quân vào Đại Việt, giặc Nguyên lại sa lầy vào thế trận "vườn không nhà trống" của quân dân nhà Trần; bị tập kích, chặn đánh ở khắp các mặt trận; thời tiết dần chuyển sang mùa hè nóng bức; thuyền tải lương bị diệt hết... Không thể trụ lại, giặc quyết định rút lui bằng cả 2 đường thủy, bộ. Nắm được ý đồ rút chạy bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng của giặc, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã đích thân đến khảo sát vùng đất Tràng Kênh (Hải Phòng) và các làng xã lân cận để bày trận đón đánh. Theo lệnh của Hưng Đạo vương, các loại gỗ lim, táu… được đốn trên rừng kéo về, đẽo nhọn rồi cắm xuống lòng các cửa sông dẫn ra biển làm thành những bãi chông lớn. Sớm ngày 8 tháng 3 (tức ngày 9.4.1288) đoàn thuyền của giặc Nguyên tiến vào sông Bạch Đằng khi thủy triều lên cao, che lấp những dãy cọc đóng trong sông. Quân Trần đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, đánh cầm cự cho đến khi thủy triều bắt đầu xuống - giả vờ thua chạy. Quân Nguyên mắc mưu đuổi theo, đúng lúc thủy triều xuống thấp, thuyền xô phải cọc, dồn cả lại; nhiều chiếc bị vỡ và đắm. Phục binh của quân Trần ở hai bên bờ đổ ra, đánh vào sườn và phía sau đoàn thuyền giặc. Sau một ngày giao chiến, cánh quân thủy này của giặc Nguyên gần như bị tiêu diệt hoàn toàn.

Sự kiện quốc tế

Ngày 9/4/1959, Frank Lloyd Wright - một trong những kiến trúc sư nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng nhất trong nửa đầu thế kỷ 20 qua đời.

Ngày 9/4/1940, Chiến tranh thế giới thứ hai: Phát-xít Đức đồng loạt tấn công Đan Mạch và Na Uy.

Ngày 9/4/1947 thành lập Uỷ ban Nǎng lượng Nguyên tử quốc tế (AEC).

Kỷ niệm về Bác Hồ

Ngày 9/4/1925, Nguyễn Ái Quốc với bút danh L.T viết thư góp ý kiến nhận xét về tập luận văn “Cách mệnh” theo yêu cầu của tác giả H. H ở đây chính là Nguyễn Thượng Huyền, con trai nhà yêu nước Nguyễn Thượng Hiền, lúc này cũng đang hoạt động chính trị ở Trung Quốc.

Trong thư, Nguyễn Ái Quốc bày tỏ một số quan niệm sâu sắc về công việc cầm bút: “Dùng điển tích là tốt, nhưng nếu lạm dụng sẽ làm cho độc giả khó chịu. Bởi vì tính chất cao xa, thâm thuý của các điển tích thường cũng hay bao hàm những ý nghĩa mơ hồ có thể làm cho người ta hiểu lầm... một tác phẩm văn chương không cứ dài mới hay. Khi nào tác phẩm ấy chỉ diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, khi nó được trình bày sao cho mọi người ai cũng hiểu được, và khi đọc xong độc giả phải suy ngẫm, thì tác phẩm ấy mới xem như là một tác phẩm hay và biên soạn tốt... một lối hành văn giản dị, chính xác hơn hẳn cái lối hành văn rườm rà, hoa mỹ... nếu tác phẩm của ông lại định dùng để tuyên truyền thì đó phải là một tác phẩm ai đọc cũng hiểu được. Một tác phẩm hành văn hay mà khó hiểu thì chẳng có ích gì”.

Về nội dung của luận văn bàn về cách mạng, Nguyễn Ái Quốc góp ý rằng, viết về cách mạng mà “ông không nói: 1. Phải làm cái gì trước cách mệnh, 2. Phải làm gì trong cách mệnh, 3. Phải làm gì sau cách mệnh. Ông chưa bàn đến lực lượng mà người Pháp có thể sử dụng (ở nước ta) và cũng chưa bàn đến lực lượng của ta”.

Cuối thư, Nguyễn Ái Quốc viết: “Tôi đã nói thẳng những ý kiến của tôi về bài viết của ông; và cũng nhân cơ hội này, nêu lên một số vấn đề để thảo luận mong rằng có thể rút ra từ đó một cái gì để mở rộng thêm kiến thức của tôi. Xin thành thực và nhiệt liệt hoan nghênh tài cao trí lớn của ông. Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không!”.

Ngày này năm xưa 9/4: Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba; Bộ Công Thương ban hành nhiều quyết định quan trọng

Bác Hồ đến thăm một lớp bình dân học vụ ở khu lao động Lương Yên, Hà Nội, năm 1956. Ảnh: Tư liệu

Ngày 9/4/1946, tại Bắc bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đại biểu các Khu tự vệ Thành Hà Nội. Người động viên, khen ngợi anh em tự vệ đã hăng hái tham gia nhiều công việc giúp đỡ nhân dân và Chính phủ, đồng thời nêu một số nhược điểm trong công tác của các đội tự vệ, nhắc nhở anh em cẩn thận trong việc dùng súng; kiên trì và không được chán nản, cần ôn hoà, có kỷ luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh câu: “Một sự nhịn là chín sự lành” trước những mưu đồ khiêu khích, phá hoại của thực dân Pháp và các thế lực phản động. Đồng thời, nêu rõ ba nhiệm vụ của tự vệ lúc này là:

1. Củng cố và phát triển tổ chức.

2. Nghiên cứu chính trị để nhận rõ đường lối. "Hiểu rõ đường lối chính trị thì công tác đúng".

3. Quân sự hoá sinh hoạt đoàn thể tự vệ, nghĩa là hoạt động phải có quy củ.

Sự kiện hôm nay

Ngày 9/4/2023 tại The Global City Sales Gallery (đường Đỗ Xuân Hợp, P. An Phú, TP. Thủ Đức) sẽ diễn ra đêm nhạc The Legend Concert - Trịnh Công Sơn, để tưởng nhớ 22 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Đêm nhạc đặc biệt sẽ có sự góp mặt của nhiều thế hệ nghệ sĩ.

Ngày hội Du lịch TP. Hồ Chí Minh lần thứ 19 năm 2023, với chủ đề “Tâm điểm giao thoa - Hành trình sống động” gắn với thông điệp chương trình “TP. Hồ Chí Minh chào đón bạn - Welcome to Ho Chi Minh City” được diễn ra từ ngày 6 - 9/4/2023 tại khu B, công viên 23/9, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

"Hội sách 0 đồng" diễn ra từ 8 giờ đến 22 giờ hàng ngày, từ ngày 3 - 9/4/2023, tại Học Viện Thanh Thiếu niên, số 3 phố Chùa Láng (quận Đống Đa, Hà Nội).

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ổn định kinh tế vĩ mô và những kinh nghiệm Việt Nam

Ổn định kinh tế vĩ mô và những kinh nghiệm Việt Nam

Những giải pháp làm ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian qua là những kinh nghiệm, bài học rất đáng giá.
Công đoàn Báo Công Thương: Chung tay xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh

Công đoàn Báo Công Thương: Chung tay xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh

Chiều ngày 29/5, Công đoàn Báo Công Thương tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 26): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa – Phần 2

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 26): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa – Phần 2

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về công tác tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

Từ cơn sốt trà mãng cầu: Nền tảng số là giải pháp để nông sản Việt thoát cảnh "được mùa, mất giá"

Cơn sốt trà mãng cầu đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, cho thấy nền tảng số là cách nông sản Việt thu hút người tiêu dùng, thoát cảnh "được mùa, mất giá", "giải cứu".
Mục tiêu chuyển đổi số và quyết tâm của ngành Công Thương

Mục tiêu chuyển đổi số và quyết tâm của ngành Công Thương

Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương đã xác định nhiều mục tiêu quan trọng trong công tác chuyển đổi số.

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 30/5: Ban hành Danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày này năm xưa 30/5: Ban hành Danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam

Ngày này năm xưa: Ngày 30/5/2014, Bộ Công Thương ban hành Quyết định quy định về danh mục hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngày này năm xưa 29/5: Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài

Ngày này năm xưa 29/5: Quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài

Ngày này năm xưa 29/5, Bộ Công Thương ban hành quy định về trình tự, thủ tục phê duyệt chủ trương mua, bán điện với nước ngoài.
Ngày này năm xưa 28/5: Ban hành quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Ngày này năm xưa 28/5: Ban hành quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Ngày này năm xưa: ngày 28/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Ngày này năm xưa 27/5: Ngành điện vận hành đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam

Ngày này năm xưa 27/5: Ngành điện vận hành đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam

Ngày này năm xưa, ngành điện lực Việt Nam bắt đầu vận hành đường dây tải điện 500 kV Bắc Nam; Bác Hồ dự phiên thảo luận về Dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình.
Hoàn thuế VAT: Đừng để “trên nóng, dưới lạnh”

Hoàn thuế VAT: Đừng để “trên nóng, dưới lạnh”

Đơn hàng tụt giảm mạnh, nguồn vốn đã eo hẹp, doanh nghiệp lại phải mòn mỏn chờ “được” hoàn thuế giá trị gia tăng (hoàn thuế VAT).
Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?

Phát triển công nghiệp hỗ trợ Đà Nẵng vẫn “dậm chân tại chỗ”, vì sao?

Thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên, đã nhiều năm, lĩnh vực này vẫn chưa bứt lên và phát triển.
Vòng luẩn quẩn trong chính sách tiếp cận vốn

Vòng luẩn quẩn trong chính sách tiếp cận vốn

Doanh nghiệp các ngành xuất khẩu đang đối diện khó khăn do thiếu đơn hàng. Để vượt qua, họ rất cần được hỗ trợ vốn song việc tiếp cận vốn lại không hề dễ.
Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Hiệu quả của phòng vệ thương mại: Câu chuyện từ ngành nhôm Việt

Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với nhôm định hình có xuất xứ từ Trung Quốc giúp doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh công bằng với hàng nhập khẩu.
Ngày này năm xưa 26/5: Bộ Công nghiệp ban hành tiêu chuẩn ngành Da - Giầy

Ngày này năm xưa 26/5: Bộ Công nghiệp ban hành tiêu chuẩn ngành Da - Giầy

Ngày này năm xưa là ngày Quần thể Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; Ban hành tiêu chuẩn ngành Da - Giầy.
Ngày này năm xưa 25/5: Chính phủ phê duyệt quy định về cụm công nghiệp; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Ngày này năm xưa 25/5: Chính phủ phê duyệt quy định về cụm công nghiệp; Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Ngày này năm xưa, Chính phủ phê duyệt nghị định về về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 - 2020”.
Để không mất điện: Hãy tiết kiệm điện

Để không mất điện: Hãy tiết kiệm điện

Từ đầu năm 2021 đến nay nguồn cung năng lượng trên thế giới thiếu, nhiều nước đã yêu cầu người dân, doanh nghiệp phải tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện.
Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Người nghèo cần nhà giá rẻ chứ không cần "bánh vẽ"

Hàng chục triệu người có thu nhập thấp vẫn gặp tầng tầng, lớp lớp khó khăn khi mua nhà ở xã hội dù Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ.
Ngày này năm xưa 24/5: Quy định chi tiết việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Ngày này năm xưa 24/5: Quy định chi tiết việc quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Ngày này năm xưa 24/5, Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định chi tiết về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; ngày thành lập tỉnh Gia Lai.
Thông điệp “Nhà ở phải có người ở”...!

Thông điệp “Nhà ở phải có người ở”...!

Nhà ở phải có người ở” là thông điệp mới mang tính nguyên tắc theo tinh thần của Nghị quyết số 33 về 1 số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản.
Ngày này năm xưa 23/5: Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2010

Ngày này năm xưa 23/5: Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2010

Ngày này năm xưa 23/5/2002, Thủ tướng Chính phủ ra QĐ 64/2002/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2010.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 25): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 25): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa

Đối với các thị trường còn khá mới mẻ tại Việt Nam, bên cạnh quá trình số hóa, nguồn nhân lực cũng là một vấn đề cần nhiều sự quan tâm trong thời gian tới.
Tại sao doanh nghiệp Việt ít ngồi với nhau để làm việc và cùng phân chia lợi nhuận?

Tại sao doanh nghiệp Việt ít ngồi với nhau để làm việc và cùng phân chia lợi nhuận?

Mọi người đều biết ngay từ quý I/2022 và tiếp theo là 4 tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn.
Gia cầm nhập khẩu có là nguyên nhân kéo tụt giá gia cầm trong nước?

Gia cầm nhập khẩu có là nguyên nhân kéo tụt giá gia cầm trong nước?

Gia cầm trong nước đang bán dưới giá thành, người chăn nuôi đối diện với thua lỗ. Liệu nguyên nhân có đến từ gia cầm và các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu?
Ngày này năm xưa 22/5: Ban hành quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN

Ngày này năm xưa 22/5: Ban hành quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN

Ngày này năm xưa 22/5: Ban hành quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN; Đổi tên Vệ Quốc đoàn thành Quân đội quốc gia Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động