Ngày này năm xưa 7/7: Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam Ngày này năm xưa 8/7: Quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 9/7.
Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp |
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
-Ngày 9/7/1912: Ngày sinh Đồng chí Nguyễn Văn Cừ. Đồng chí Nguyễn Văn Cừ sinh trong một gia đình trí thức nghèo tại làng Phù Khê, tổng Nghĩa Lập, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay là phường Phù Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Đồng chí được kết nạp vào Đảng năm 1929 và trở thành Tổng Bí thư của Đảng vào tháng 3/1938.
-Ngày 9/7/1946: Chính phủ ra Sắc lệnh số 119/SL về việc tổ chức Bộ Quốc gia Giáo dục. Theo sắc lệnh này, Bộ Quốc gia Giáo dục là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý công tác giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa. Sắc lệnh này đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống cơ cấu, tổ chức Bộ Giáo dục và Đào tạo sau này.
-Ngày 9/7/1960: Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành Nghị định số 26/CP về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam, tiền thân của ngành du lịch Việt Nam hiện nay. 19 nǎm sau, ngày 23/1/1979, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển du lịch trong cả nước, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chuyển Công ty du lịch Việt Nam thành Tổng cục Du lịch Việt Nam.
- Ngày 9/7/1966: Ngày thành lập Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân). Lữ đoàn 171, tiền thân là Trung đoàn 171 Hải quân được thành lập ngày 9/7/1966 theo Quyết định số 70/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, tàu thuyền và các cơ sở vật chất kỹ thuật bị đánh phá nhiều lần, nhưng đơn vị vẫn liên tục chiến đấu, liên tục chiến thắng và phát triển…
-Ngày 9/7/1988: Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã công bố luật Quốc tịch Việt Nam. Luật thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân, quyền và nghĩa vụ của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật có 6 chương, 18 điều. Bao gồm các chương trình như: Xác định quốc tịch Việt Nam; mất quốc tịch, trở lại quốc tịch Việt Nam; Quốc tịch trẻ em khi có sự thay đổi quốc tịch cha mẹ, quốc tịch con nuôi; Thẩm quyền giải quyết các vấn đề quốc tịch...
-Ngày 9/7/2003: Bộ Thương mại ban hành Quyết định số 0842/2003/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc cửa khẩu Bình Hiệp, Long An được phép làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa chính ngạch theo hợp đồng thương mại.
-Ngày 9/7/2004: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 59/2004/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp về việc sửa đổi khoản 3 Điều 1 Quyết định số 30/2004/QĐ-BCN ngày 21 tháng 4 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc chuyển Nhà máy Nhựa Nha Trang thuộc Công ty Nhựa Rạng Đông thành Công ty cổ phần Nhựa.
-Ngày 9/7/2004: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 100/2010/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường hàng không quốc tế.
-Ngày 9/7/2013: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1114/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020.
-Ngày 9/7/2013: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 13/2013/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2011/TT-BCT ngày 31 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương.
-Ngày 9/7/2013: Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 4750/QĐ-BCT về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antinmon giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.
-Ngày 9/7/2020: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 15/2020/TT-BCT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu.
Sự kiện quốc tế
-Ngày 9/7/1816: Tại San Miguel, Quốc hội Tucuman đã tuyên bố tách khỏi chế độ cai quản của Hoàng gia Tây Ban Nha, mở đầu giai đoạn độc lập cho Argentina.
-Ngày 9/7/2011: Cộng hòa Nam Sudan chính thức trở thành quốc gia độc lập. Lễ tuyên bố độc lập được tổ chức tại khu lăng mộ của thủ lĩnh Phong trào giải phóng nhân dân Sudan John Garang, với sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon, Tổng thống Sudan Omar Al-Bashir, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, cùng đại diện của Liên đoàn A rập, Liên minh châu Phi và Liên minh châu Âu...
Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Dinh Thủ tướng Pháp, ngày 2/7/1946 |
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
-Ngày 9/7/1921: Mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc họp của Ban Nghiên cứu thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp mới được thành lập, tổ chức tại nhà số 37 phố Saint Croix de la Bretonnerie.
-Ngày 9/7/1946: Tại Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp giám đốc các nhà máy điện và xi măng ở Đông Dương đến chào và trao đổi về việc người Pháp sẽ làm ăn trên đất nước Việt Nam độc lập.
-Ngày 9/7/1968: Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị nghe báo cáo về tình hình đàm phán ở Hội nghị Paris, Người nhắc: “Cần nghiên cứu kỹ xem ở Hội nghị Paris địch được cái gì, mất cái gì? Ta được gì, thiệt gì?”.
(Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật; bqllang.gov.vn).