Ngày này năm xưa 9/11: Ngày Pháp luật Việt Nam, Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu kinh tế
Sự kiện trong nước
Ngày 9/11/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2015/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Điều 21 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ảnh tư liệu |
Ngày 9/11/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Ngày 9/11/1831: Vua Minh Mạng đổi tên Thǎng Long thành Hà Nội.
Ngày 9/11/1946: Quốc hội khóa I thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đến nay, Việt Nam đã có 5 bản Hiến pháp, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, ý nghĩa của ngày “khai sinh” ra bản Hiến pháp đầu tiên vẫn rất được trân trọng. Đó cũng chính là lý do Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định ngày 9/11 hằng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 9/11/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng công bố, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người dân trong xã hội. Đồng thời, tăng cường nhận thức của mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Ngày 9/11/1949: Bác có lời huấn thị gửi lớp “Chuẩn bị tổng phản công” Trường Trung học Lục quân Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1), đăng trên Báo Cứu quốc.
Ngày 9/11/1964: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thǎm đoàn không quân Sao Đỏ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (1946). Ảnh tư liệu |
Sự kiện quốc tế
Ngày 9/11/1953: Campuchia giành độc lập từ Pháp.
Ngày 9/11/1989: Bức tường Berlin sụp đổ chấm dứt sự chia cắt nước Đức. Hiện nay, phần còn lại của bức tường được trang trí bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật. Bức tường ngăn cách phần Đông và Tây thành phố, là biểu tượng đặc trưng của Chiến tranh Lạnh. Sự sụp đổ của nó dẫn đến thống nhất nước Đức và đánh một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới. Ngày 9/11/1989 cũng là ngày bắt đầu sự tan rã của Liên bang Xô viết.
Sự kiện về Bác Hồ
Ngày 9/11/1920: Nguyễn Ái Quốc tham dự một cuộc mít tinh do Đảng Xã hội tổ chức để kỷ niệm 3 năm ngày thành lập nước Nga Xô viết.
Ngày 9/11/1923: Báo “La Vie Ouvrière” (Đời sống Thợ thuyền) đăng 3 bài báo của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Bài “Chính sách thực dân Anh”, “Phong trào công nhân” và “Nhật Bản”, cho thấy mối quan tâm của nhà cách mạng Việt Nam đối với phong trào vô sản quốc tế.
Ngày 9/11/1949: Bác Hồ gửi thư cho Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn nhân ngày khai giảng, nội dung có đoạn viết: “Gặp hoàn cảnh khó khăn hơn, kẻ địch mạnh hơn, mà tổ tiên ta, với sự lãnh đạo của ông Trần Quốc Tuấn, đã đánh thắng nhà Nguyên, đã để lại cho chúng ta một nước tự do, độc lập. Thì ngày nay, chúng ta quyết noi theo tinh thần quật khởi ấy, quyết đánh tan giặc Pháp, quyết giành lại thống nhất và độc lập thực sự cho Tổ quốc ta...”. Bác còn căn dặn: “Luyện tập thân thể cho mạnh mẽ. Nghiên cứu kỹ thuật cho thông thạo. Trau dồi tinh thần cho vững chắc. Hun đúc đạo đức của người quân nhân cách mạng cho vững vàng...”.
Ngày 9/11/1950: Tại Chiến khu Việt Bắc, Bác gửi điện về nhà, sau khi nhận được tin anh trai là ông Nguyễn Sinh Khiêm đã qua đời. Bức điện viết: “Gửi họ Nguyễn Sinh. Nghe tin anh Cả mất, lòng tôi rất buồn rầu. Vì việc nước nặng nhiều, đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu. Than ôi! Tôi chịu tội “bất đệ” trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước”.
Ngày 9/11/1964: Bác đến thăm Đoàn Không quân Sao Đỏ (Trung đoàn Không quân 921, Sư đoàn 371).
Sự kiện ngày 9/11
"Tuần lễ Nước Việt Nam - Vietnam Water Week 2022" với chủ đề "Chính sách ngành Nước - Phát triển bền vững" do Hội Cấp thoát nước Việt Nam chủ trì tổ chức lần đầu tiên từ ngày 9 - 11/11 tại Hà Nội.
Sự kiện được bảo trợ bởi Bộ Xây dựng, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội và đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ cùng các bộ, ngành.
Đến nay, đã có trên 700 đại biểu là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, lãnh đạo các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực cấp, thoát nước, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường tại Việt Nam cùng nhiều tổ chức ngành Nước ở nhiều quốc gia đăng ký tham dự và phát biểu tại sự kiện.