Ngày này năm xưa 6/1: Ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên

Ngày này năm xưa 6/1: Ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên; phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện.
Ngày này năm xưa 3/1: Bộ Công Thương ban hành Quy chế xuất khẩu xăng dầu Ngày này năm xưa 4/1: Tổ chức Thương mại Thế giới chính thức phê duyệt đơn xin gia nhập của Việt Nam Ngày này năm xưa 5/1: Ban hành quy chế quản lý đối với Hội, Hiệp hội ngành công nghiệp

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 6/1 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 6/1.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

- Ngày 6/1/1996, Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 41/1996/QĐ-BCN về việc phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp.

- Ngày 6/1/1996, Bộ Công nghiệp cũng ra Quyết định số 42/1996/QĐ-BCN về việc phê chuẩn Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện.

- Ngày 6/1/1996, Bộ Công nghiệp ra Quyết định số 43/1996/QĐ-BCN ban hành quy chế làm việc của các trợ lý Bộ trưởng.

- Ngày 6/1/2015, Bộ Công Thương ra Văn bản số 54/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

- Ngày 6-1-1946: Tổng tuyển cử trong cả nước bầu đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đây là một sự kiện quan trọng sau Lễ Tuyên ngôn Độc lập diễn ra vào ngày 2-9-1945 chỉ hơn 4 tháng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích: Đây là lần đầu tiên người dân Việt Nam được thể hiện quyền làm chủ của mình trong một quốc gia theo chính thể Cộng hòa - Dân chủ.

Ngày này năm xưa 6/1: Ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bầu cử tại nhà số 10, phố Hàng Vôi, Hà Nội. Ảnh tư liệu

Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”, "Khuyên đồng bào nam nữ 18 tuổi trở lên hôm nay tất cả đều đi bỏ phiếu, để bầu những người đại biểu xứng đáng, vào Quốc hội đầu tiên của nước ta".

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, toàn thể nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6/1/1946: Toàn dân đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội.

Công việc Tổng tuyển cử diễn ra trong điều kiện giặc ngoài thù trong, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, vừa kháng chiến ở miền Nam, vừa phải giải quyết những nhiệm vụ rất cấp bách hằng ngày đặt ra, vừa thực hiện sách lược tạm thời hòa hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, đồng thời lại vừa phải đấu tranh để chống lại những hành động phá hoại điên cuồng của chúng. Trong điều kiện như thế, đây không phải là một cuộc Tổng tuyển cử thông thường, mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh dân tộc hết sức quyết liệt.

Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên đã diễn ra trong cả nước, kể cả các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở Hà Nội, ứng cử viên Hồ Chí Minh đến phòng bỏ phiếu đặt tại nhà số 10, phố Hàng Vôi, Hà Nội để thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.

Theo những số liệu được công bố ngày hôm đó, một cuộc phổ thông đầu phiếu diễn ra trên cả nước đã bầu chọn 333 đại biểu Quốc hội đại diện cho nhiều địa phương, đảng phái chính trị, tầng lớp xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh trúng cử với số phiếu cao nhất (98,4%).

Ngày này năm xưa 6/1: Ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời sau cuộc tuyển cử đầu tiên trong cả nước ngày 6-1-1946. Ảnh tư liệu

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam ra đời, đánh dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam.

- Ngày 6/1/1947: Trung đoàn Liên khu I (sau này là Trung đoàn Thủ đô) được chính thức thành lập tại Hà Nội. Lực lượng của trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn: 101, 102, 103 với số quân gần 2.000 người.

- Ngày 6/1/1950: Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về mở Chiến dịch Tây Bắc và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc.

- Ngày 6/1/19606: Mở đầu đợt trồng cây, Chủ tịch Hồ Chí Minh khuyên nhân dân hàng nǎm nên tổ chức một đợt trồng cây vào mùa xuân gọi là Tết trồng cây, để lấy gỗ làm nhà, góp phần cải tạo thiên nhiên và làm giàu cho Tổ quốc.

- Ngày 6/1/1986: Tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc cho 37 cán bộ, chiến sĩ Quân đội.

- Ngày 6/1/1998: Chính phủ ban hành nghị định (số 02/NĐ-CP) quy định cụ thể một số điều của Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng.

- Ngày 6/1/1959: Khánh thành Bảo tàng cách mạng Việt Nam.

Bảo tàng Cách mạng Việt Nam ở phố Tông Đản, Hà Nội.

Bằng nhiều hiện vật và tài liệu, Bảo tàng này thể hiện một cách khái quát và có hệ thống lịch sử phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay.

Sự kiện quốc tế

- Ngày 6/1/1919: Ngày mất Theodore Roosevelt. Theodore Roosevelt sinh năm 1858, là một chính khách, chính trị gia, nhà bảo tồn học, người theo chủ nghĩa tự nhiên, nhà văn, và là Tổng thống thứ 26 của Hoa Kỳ tại nhiệm từ năm 1901 đến 1909. Ông mất ngày 6 tháng 1 năm 1919.

- Ngày 6/1/1912: Thuyết trôi dạt lục địa lần đầu được công bố. Ngày 6 tháng 1 năm 1912, nhà địa vật lý học người Đức Alfred Wegener đã lần đầu tiên đưa ra thuyết trôi dạt lục địa. Nghiên cứu của ông dựa trên việc các lục địa ở bên bờ Đại Tây Dương có thể xếp khít vào với nhau.

Thuyết trôi dạt lục địa thực tế đã được nghiên cứu từ trước đó rất lâu, tuy nhiên đến giữa thế kỷ XX mới được chấp nhận rộng rãi. Giả thuyết trôi dạt lục địa trở thành một bộ phận của một lý thuyết lớn hơn là lý thuyết kiến tạo mảng.

- Ngày 6/1/1884: Ngày mất Gregor Johann Mendel, một nhà thực vật học nổi tiếng người Áo. Ông sinh ngày 22/7/1822. Ông làm thí nghiệm lai phối hợp các thứ đậu khác nhau và công bố trong luận vǎn Sự lai giống thực vật. Về sau thuyết Menđen về Định luật di truyền được phổ biến rộng rãi.

- Ngày 6/1/1924: Ngày sinh Kim Dae-jung. Kim Dae-jung sinh ngày 6 tháng 1 năm 1924, là tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc. Ông được mệnh danh là “Nelson Mandela của châu Á” vì đã dành phần lớn cuộc đời để hoạt động chính trị nhằm đấu tranh chống lại chế độ độc tài.

Trên cương vị tổng thống, Kim Dae-jung tiến hành cải cách kinh tế, giảm bớt ưu đãi cho những Chaebol như LG, Samsung, Hyundai, đồng thời bắt các tập đoàn này tăng cường sự minh bạch về tài chính.

Chính sách Ánh Dương là chính sách ngoại giao mềm mỏng của ông với Triều Tiên cũng được đánh giá cao. Nhờ những đóng góp của mình, Kim nhận giải Nobel Hòa bình năm 2000.

-Ngày 6-1-1921: Ngày thành lập Quân đội Iraq.

Sự kiện, kỷ niệm về Bác Hồ

- Ngày 6/1/1941, với bí danh đồng chí Vương, Nguyễn Ái Quốc lúc đó cùng các đồng chí hoạt động ở trong nước như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên và Đặng Văn Cáp do Hoàng Sâm dẫn đường đã đến một ngôi làng bên kia biên giới Việt - Trung để chuẩn bị cho chuyến trở về nước của nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

- Ngày 6/1/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với Hội nghị trí thức Việt Nam chống Mỹ cứu nước do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triệu tập tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.

- Ngày 6/1/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự phiên họp đầu năm của Hội đồng Chính phủ và đây cũng là lần cuối cùng Bác có cơ hội chúc Tết những người đồng chí thân thiết của mình trong Chính phủ.

Ngày này năm xưa 6/1: Ngày diễn ra cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm xưởng công binh tại căn cứ địa Việt Bắc (tháng 2-1951). Ảnh tư liệu

Ngày 6/1/1960, trong bài “Ba mươi năm hoạt động của Đảng” được đăng trên Báo Nhân Dân nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất…”

Trong bài nói chuyện của Bác có đoạn: “…Các tầng lớp tiểu tư sản tuy là sôi nổi, nhưng tư tưởng bế tắc, không có đường ra. Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”.

Đây là thời điểm Đảng ta đang lãnh đạo nhân dân ta tiến hành công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đẩy nhanh hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.

Sự kiện hôm nay

-Ngày 6/1/2023, Giải Vô địch quốc gia Việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh cao Bà Rá” lần thứ 28 diễn ra tại núi Bà Rá, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

-Ngày 6/1/2023: Lễ trao giải thưởng Thương hiệu Vàng TP Hồ Chí Minh lần 3 năm 2022 sẽ được diễn ra vào chiều ngày 6/1/2022 tại Trung tâm hội nghị Gem Center, do Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.

- Ngày 6/1/2023, Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức chương trình “Tết Thợ mỏ - Xuân gắn kết” năm 2023. Chương trình “Tết Thợ mỏ - Xuân gắn kết” năm 2023 được Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam tổ chức tại 6 vùng. Trong đó, riêng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức tại 3 vùng gồm: Vùng Cẩm Phả (Quảng Trường 12/11); vùng Hạ Long (Khu tập thể công nhân Công ty Than Hòn Gai); vùng Uông Bí - Đông Triều (Công ty Than Mạo Khê).

Trong khuôn khổ chương trình “Tết Thợ mỏ - Xuân gắn kết” năm 2023 sẽ diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa như: tặng quà hỗ trợ và động viên cho 2.500 lao động mức 2 triệu đồng/người và hỗ trợ mức 1 triệu đồng/người cho hơn 9.500 đoàn viên lao động. Ngoài ra, Công đoàn TKV còn tặng quà và hỗ trợ xây nhà ở “Mái ấm công đoàn” năm 2022 cho 117 công nhân lao động; tổ chức các hoạt động vui chơi, rút thăm trúng thưởng…

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Những tiếng nói lạc lõng, ích kỷ là cá biệt nhưng cần phê phán

Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện trọng đại của dân tộc, thế nhưng một số cá nhân đã có phát ngôn lệch lạc.
Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126: Quyết tâm nhiệm kỳ mới

Đại hội Đảng bộ Lữ đoàn 126 nhiệm kỳ 2025-2030 đề ra mục tiêu nâng cao sức mạnh tổng hợp, xây dựng đơn vị chính quy, hiện đại, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Khi lịch sử ‘bị làm phiền’ và bài học về lòng biết ơn

Hai người trẻ than phiền vì đại lễ 30/4 khiến mất ngủ, tắc đường. Một người lính già khoác quân phục, cắm cờ đỏ sau xe, vượt hàng trăm cây số vào Nam dự đại lễ.
Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975 là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, nhất là khi cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Cuộc thi chính luận lần thứ V khẳng định vai trò then chốt của bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Tin cùng chuyên mục

Hai quyết sách

Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.
Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng gắn với đoàn kết dân tộc, truyền thống 'uống nước nhớ nguồn'. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phản động cố cất lên luận điệu xuyên tạc.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Một số tổ chức, cá nhân mang tư tưởng thù địch cất lên những luận điệu xuyên tạc, cố tình bóp méo sự thật trong việc bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bộ máy chính quyền địa phương đang bước vào giai đoạn đổi mới mạnh mẽ với chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và nâng tầm vị thế các xã.
Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, không khí tinh gọn bộ máy đã hừng hực tại các bộ, ngành Trung ương và hệ thống dọc ở các địa phương.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Vừa qua, một số trang mạng nước ngoài bằng tiếng Việt đã có bài viết công kích suy diễn sai trái về bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân.
Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã được triển khai quyết liệt trong những tháng qua, với kỳ vọng mang tới cơ hội to lớn cho phát triển đất nước.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện được Đảng ta công khai, minh bạch nhưng các thế lực thù địch lại dùng chiêu trò xuyên tạc, người dân cần tỉnh táo.
Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Bút Chiến muốn cùng các bạn nhìn lại trang sử hào hùng, những gì dân tộc đã trải qua… để nhận diện những ngôn từ đầy lừa lọc từ những kẻ như Việt Tân.
Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Tổ chức phản động Việt Tân dùng trò lố với những thứ như “Văn kiện 50 năm”... nhằm xuyên tạc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc ta.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được người dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân tin những quyết sách của Đảng sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy đất nước bứt phá.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là chủ trương lớn của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công, đồng thời, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc sai trái của bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Sau hơn 2 tháng triển khai, Nghị định 168 đã đem lại hiệu quả tích cực, đập tan những luận điệu xuyên tạc về mục đích, ý nghĩa và giá trị của Nghị định 168.
Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Việt Nam tiến hành cách mạng tinh gọn bộ máy, đặt ra yêu cầu sửa Hiến pháp được toàn dân ủng hộ. Song các thế lực thù địch vẫn lợi dụng xuyên tạc, chống phá...
Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Hội thảo quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang diễn ra tại Hà Nội.
Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Việc thực hiện các mốc lộ trình về điều chỉnh đơn vị hành chính trong đó có sáp nhập tỉnh hiện đang diễn ra khẩn trương theo đúng Kết luận số 127-KL/TW.
Tỉnh táo trước

Tỉnh táo trước 'đề xuất hồ đồ' trưng cầu ý dân về sáp nhập tỉnh

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội và truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt bỗng xuất hiện “đề xuất” rằng “nên tiến hành trưng cầu ý dân” về sáp nhập tỉnh.
Mobile VerionPhiên bản di động