Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Thông tư quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia

Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Nghị quyết về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và quy định mới về quy trình điều độ điện quốc gia.
Ngày này năm xưa 2/11: Bổ sung Quy hoạch phân vùng khai thác quặng crômit, mangan Ngày này năm xưa 3/11: Thành lập Chính phủ Liên hiệp Quốc dân; Ban hành Nghị định về công nghiệp hỗ trợ Ngày này năm xưa 4/11: Xây dựng nhà máy thủy điện Ialy; Thành lập tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 5/11 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 5/11.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 5/11/1426: Mở màn trận phục kích ở Tốt Động và Chúc Động, đánh tan âm mưu phản công của nhà Minh.

Trận đánh này diễn ra từ ngày 5/11/1426 (tức ngày 5 tháng 10 năm Bính Ngọ), do nghĩa quân Lam Sơn, dẫn đầu bởi anh hùng dân tộc Lê Lợi, đã đánh bại viện quân nhà Minh do danh tướng Vương Thông dẫn đầu. Thắng lợi Tốt Động và Chúc Động đã làm phá sản âm mưu phản công của quân xâm lược, ép nhà Minh phải chấp nhận đàm phám. Đây cũng là trận đánh làm nên tên tuổi của các tướng Đinh Lễ, Lý Triện.

Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Thông tư quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
Nhà văn, nhà hoạt động cách mạng, nhà sử học, nhà báo Trần Huy Liệu

Ngày 5/11/1901: Ngày sinh Trần Huy Liệu, một nhà văn, nhà hoạt động cách mạng, nhà sử học, nhà báo Việt Nam.

Ông từng giữ nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao (như Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Cổ động) trong chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức. Ông quê ở làng Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông có bút danh chính là Nam Kiều và nhiều bút hiệu khác như: Đẩu Nam, Hải Khánh, Côi Vị, Ẩm Hân Kiếm Bút. Ngày 28/7/1969 ông mất tại Hà Nội, thọ 68 tuổi.

Ngày 5/11/1909: Ngày sinh nhà cách mạng Hoàng Văn Thụ.

Ngày 5/11/1918: Ngày sinh của nhà vǎn Nguyên Hồng.

Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Thông tư quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
Triển lãm quốc tế lần thứ 14 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành nhựa và cao su năm 2014 - Ảnh: TTXVN

Ngày 5/11/2014: Tại Trung tâm Hội chợ Triễn lãm Sài Gòn – SECC (TP. Hồ Chí Minh) Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Cao su Việt Nam tổ chức khai mạc Triển lãm quốc tế lần thứ 14 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành nhựa và cao su 2014. Gần 350 gian hàng của hơn 220 doanh nghiệp đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ: Ấn Độ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… đã tham gia triển lãm.

Ngày 5/11/2014: Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia. Thông tư có hiệu lực bắt đầu từ ngày 24/12/2014.

Ngày 5/11/2016: Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã được ban hành.

Ngày 5/11/2022: Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành.

Sự kiện quốc tế

Ngày 5/11/1982: Khánh thành Đập thủy điện Itaipu.

Đập thủy điện Itaipu theo tiếng thổ dân da đỏ có nghĩa là “hòn đá biết hát”, được khởi công xây dựng năm 1975. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới lúc bấy giờ và là biểu tượng cho sự hợp tác của 2 nước láng giềng Brazil và Paraguay. Ðập Itaipu cao 196 m và dài 7,76 km tạo nên hồ thủy điện dài 170 km với sức chứa 29 tỷ mét khối nước. Với tổng cộng 20 tổ máy, công suất của Itaipu đạt 14.000 MW. Itaipu được coi là một trong những công trình xây dựng khổng lồ nhất trên thế giới với tổng vốn đầu tư lên tới 20 tỷ USD. Ngoài việc cung cấp lượng điện lớn cho Brazil và Paraguay, Itaipu còn được Hiệp hội kỹ sư cầu đường châu Mỹ công nhận là một trong 7 kỳ quan thế giới hiện đại, thu hút đông đảo du khách nước ngoài đến tham quan.

Đập Itaipu. Ảnh: Wiki
Đập Itaipu - Ảnh: Wiki

Ngày 5/11/1968: Richớt Nichxơn (Richard Nixon), người của Đảng Cộng hoà, trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ, đưa ra thuyết "Việt Nam hoá chiến tranh" nhằm rút quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong danh dự, đồng thời tǎng cường viện trợ quân sự cho chế độ ngụy Sài Gòn. Song học thuyết này đã bị phá sản và dẫn tới sự sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân ngụy quyền miền Nam Việt Nam vào mùa xuân 1975.

Ngày 5/11/2007: Tàu không gian không người lái đầu tiên của Trung Quốc là Hằng Nga 1 đi vào quỹ đạo Mặt Trăng.

Theo Trung tâm kiểm soát không gian vũ trụ Bắc Kinh, Hằng Nga 1 đã bắt đầu giảm tốc lúc 11 giờ 15 phút sáng ngày 5/11 ở vị trí cách Mặt trăng khoảng 300 km và đi vào quỹ đạo Mặt trăng lúc 11 giờ 37 phút sáng sau khi hoàn tất việc giảm tốc. Sự kiện này cho thấy từng bước của dự án thăm dò Mặt trăng đã được thực hiện gần như hoàn hảo.

Ngày 5/11/2014: Tại New Delhi, hãng Jet Airways của Ấn Độ đã chính thức khai trương đường bay trực tiếp từ thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai tới thành phố Hồ Chí Minh, triển khai thực hiện kế hoạch liên danh giữa Hãng với Vietnam Airlines.

Ngày này năm xưa 5/11: Ban hành Thông tư quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia
Trưởng đoàn các nước tại hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Bắc Kinh - Ảnh: TTXVN

Ngày 5/11/2014: Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã chính thức khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), mở đầu cho chuỗi sự kiện trong Tuần hội nghị cấp cao APEC diễn ra từ ngày 5 đến 11/11.

Hội nghị SOM, diễn ra trong 2 ngày, do Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông, Chủ tịch Hội nghị quan chức cấp cao APEC năm 2014 chủ trì. Mục đích của hội nghị là nhằm chuẩn bị cho các sự kiện sắp tới của APEC, trong đó có Hội nghị Bộ trưởng APEC, Hội nghị thượng đỉnh các Tổng Giám đốc (APEC CEO), Đối thoại Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC với các nhà lãnh đạo và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 22 (AELM), diễn ra trong hai ngày 10 đến 11/11.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 05/11/1930: Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi Quốc tế Nông dân báo cáo về phong trào nông dân tại bảy tỉnh Nam bộ (Gia Định, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Sa Đéc, Bến Tre, Thủ Dầu Một, Mỹ Tho) và hai tỉnh miền Trung là Nghệ An và Hà Tĩnh với nhận định: “Đế quốc Pháp khủng bố phong trào nông dân dữ dội chưa từng thấy... nhiều làng đỏ bị triệt hạ và đốt trụi. Mặc dầu bị đàn áp dã man, phong trào vẫn tiếp tục phát triển". Thư cũng cho biết dự kiến sẽ tổ chức Đại hội Nông dân lần thứ nhất và đặt vấn đề “Quốc tế Nông dân có thể giúp đỡ cho các nạn nhân bị khủng bố thì rất hay”.

Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh năm 1957. Ảnh tư liệu
Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh năm 1957 - Ảnh tư liệu

Ngày 05/11/1945: Tại Quảng trường trước Nhà hát Lớn Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự “Ngày Kháng chiến” để biểu thị sự ủng hộ cuộc kháng chiến oanh liệt của đồng bào Nam bộ.

Trong diễn văn đọc trước dân chúng, Bác nhấn mạnh: “... Vì chính nghĩa, công lý của thế giới, vì đất nước giống nòi của Việt Nam, mà toàn quốc đồng bào ta nổi lên tranh đấu quyết giữ vững nền độc lập của ta. Chúng ta không ghen ghét gì dân Pháp, nước Pháp, chúng ta chỉ kiên quyết chống chế độ nô lệ và chính sách tàn nhẫn của bọn thực dân Pháp. Chúng ta không đi cướp nước ai. Chúng ta chỉ giữ gìn nước ta và chống lại bọn Pháp đi cướp nước. Vì vậy chúng ta không cô độc. Những nước yêu chuộng hòa bình và dân chủ, những dân tộc nhỏ yếu trong thế giới đều đồng tình với ta. Vì toàn dân đoàn kết ở trong, vì nhiều bạn đồng tình ở ngoài, cho nên chúng ta nhất định thắng lợi...”

Ngày 5/11/1946: Ngay sau khi ở Pháp trở về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thấy nhân dân ta rất khó tránh một cuộc chiến tranh rộng lớn do thực dân Pháp gây ra. Người đã viết một vǎn kiện quan trọng với tiêu đề "Công việc khẩn cấp bây giờ". Người đã nêu rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân là kháng chiến và kiến quốc, vừa "phá hoại để ngǎn địch" vừa "kiến thiết để đánh địch" trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, giao thông.

Hồ Chủ tịch nhận định "Cuộc kháng chiến sẽ rất gay go, cực khổ. Cố ráng sức qua khỏi mùa đông lạnh lẽo thì ta sẽ gặp mùa xuân". Muốn vậy, ta phải "tổ chức du kích khắp nơi, tham gia sản xuất khắp nơi".

Ngày 5/11/1956: Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng thảo luận một số chương trình công tác, nhận định tình hình kinh tế, chính trị, tư tưởng,...

Người nói: “Ta cần gan dạ làm, tin vào dân, nói rõ khó khăn, thiếu sót, việc gì thì làm được, việc gì chưa làm được, nói thật và giải thích cho dân”.

Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng bàn về vấn đề sửa chữa sai lầm trong cải cách ruộng đất và chấn chỉnh Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương. Người nói: “Sửa lại tổ chức Ủy ban Cải cách ruộng đất Trung ương phải có sắc lệnh mới”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Ta cần gan dạ làm, tin vào dân” - Ảnh tư liệu
Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Ta cần gan dạ làm, tin vào dân” - Ảnh tư liệu

Ngày 5/11/1960: Chủ tịch Hồ Chí Minh tới ga Kirov.

Trong ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước gửi điện mừng tới các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười.

Ngày 5/11/1962: Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp Bộ Chính trị nghe báo cáo về nội dung Đại hội văn nghệ; đến thăm Triển lãm công thương nghiệp Liên Xô tổ chức tại Hà Nội; gửi điện chúc mừng Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Bungari.

Ngày 5/11/1966: Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng nghe Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị báo cáo kết quả các cuộc đàm phán của Đoàn đại biểu Chính phủ ta với chính phủ một số nước anh em về viện trợ quân sự và kinh tế.

Ngày 5/11/1968: Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo Pháp; làm việc với đồng chí Lê Văn Lương; làm việc với đồng chí Trường Chinh; làm việc với Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Vĩnh Linh; gửi điện mừng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Liên Xô.

Nguyễn Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động