Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia Ngày này năm xưa 25/3: Diễn ra Giờ Trái đất 2023 |
Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, quốc tế và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 26/3.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương:
Ngày 26/3/1997, Nghị định số 25/CP của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 28/CP ngày 7/5/1996 về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Ngày 26/3/1997, Thông tư 03/1997/TT-BCN hướng dẫn việc nhập khẩu hóa chất theo Quyết định 28/TTg ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 26/3/1997, Chỉ thị số 05/1998/CT-BCN về việc thực hành tiết kiệm trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản và hành chính sự nghiệp ở các đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp.
Ngày 26/3/2001, Quyết định 40/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan
Ngày 26/3/2001, Quyết định số 18/2001/QĐ-BCN về việc thành lập Trung tâm Xuất nhập khẩu và Dịch vụ vật tư kỹ thuật thuộc Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam
Ngày 26/3/2001, Quyết định Bộ trưởng Bộ Thương mại số 305/2001/QĐ-BTM ban hành Quy chế về hàng hóa của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quá cảnh lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 26/3/2004, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 46/2004/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế bảo đảm an toàn hệ thống đường ống vận chuyển khí trên đất liền.
Ngày 26/3/2004, Quyết định của Bộ Công nghiệp số 20/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp Keo dán Bình An thuộc Công ty Giầy An Lạc thành Công ty cổ phần Keo dán Bình An.
Ngày 26/3/2008, Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai |
Ngày 26/3/2008, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 44/2008/QĐ-TTg, về việc ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Ngày 26/3/2012, Quyết định của Chủ tịch nước số 367/QĐ-CTN về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam.
Ngày 26/3/2012, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 350/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Kinh Bắc.
Ngày 26/3/2012, Nghị đinh của Chính phủ số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Ngày 26/3/2019, Quyết định của Bộ Công Thương số 708/QĐ-BCT, về kế hoạch cải thiện chỉ số Hiệu quả Logistics của Việt Nam.
Ngày 26/3/1931, thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930). Ngay từ rất sớm Đảng đã thấy rõ tầm quan trọng của việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2, họp từ ngày 20 đến ngày 26-3-1931 (tại nhà số 236, đường Richaud, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) do đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và chỉ thị cho tổ chức Đảng ở các địa phương phải quan tâm đến việc xây dựng Đoàn Thanh niên. Hội nghị đã quyết định thống nhất các tổ chức Đoàn thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương.
Bác Hồ với Thanh niên Việt Nam |
Phát huy truyền thống vẻ vang trong 92 năm qua, các cấp Đoàn và tuổi trẻ cả nước giữ vững niềm tin sắt son với Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, biến những khó khăn, thách thức thành động lực, kiên trì, kiên định thực hiện vị trí, chức năng, vai trò của mình trong hệ thống chính trị; phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; khơi dậy khát vọng dựng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong các tầng lớp thanh thiếu niên và nhi đồng. Luôn tiên phong đi đầu, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, xung kích, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Ngày 26/3/1965, Bộ đội pháo cao xạ đã bắn rơi 12 chiếc máy bay Mỹ tại tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một trận thắng oanh liệt của binh chủng pháo cao xạ trong cuộc chiến đấu đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc nước ta.
Ngày 26/3/1975, Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng. Trong ngày này, lá cờ cách mạng tung bay trên bầu trời Cố đô Huế, đánh dấu mốc lịch sử, Thừa Thiên Huế hoàn toàn giải phóng. Với thắng lợi đó, thành phố Huế và quân dân toàn tỉnh đã trở thành hậu phương trực tiếp chi viện và tạo đà tiến công mạnh mẽ về quân sự ở Đà Nẵng; góp phần đưa chiến dịch Huế - Đà Nẵng - một trong ba chiến dịch lớn của quân và dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đến thắng lợi hoàn toàn, góp phần vào sức mạnh tổng hợp của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30-4-1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Ngày 26/3/1955, Quốc hội khóa I đã ra quyết định về “tự do tín ngưỡng”. Đây là sự thể hiện đường lối đúng đắn, đại doàn kết dân tộc của Đảng ta từ những ngày đầu thành lập. Từ khi thành lập, Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Sự đoàn kết toàn dân không phân biệt tôn giáo, dân tộc đã kết thành sức mạnh làm nên chiến thắng.
Ngày 26/3/1975, thành lập Quân đoàn 3. Tuy ra đời vào tháng 3/1975, nhưng các đơn vị hợp thành Quân đoàn cơ bản có lịch sử, truyền thống kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là 11 năm đánh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên và khu 5. Sau khi thành lập, Quân đoàn đã tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Quân đoàn tham gia xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định đời sống nhân dân, truy quét bọn phản động FULRO, giữ vững an ninh chính trị ở Sài Gòn - Gia Định và Nam Tây Nguyên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Từ tháng 12/1978 đến tháng 6/1979, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Từ tháng 7/1979 đến tháng 10/1987 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có đổi mới tư duy về quốc phòng-an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tháng 11/1987, Quân đoàn nhận nhiệm vụ trở lại địa bàn chiến lược Tây Nguyên.
Sự kiện quốc tế:
Ngày 26/3/1483, là ngày sinh của Raphaen, danh họa Italia. Tác phẩm của ông thể hiện đầy đủ tính nhân văn trong nghệ thuật. Ông là người trung thành với truyền thống hiện thực trong bất kỳ tác phẩm nào. Tuy mất sớm (khi mới 37 tuổi) nhưng Raphaaen đã để lại một số lượng rất lớn tác phẩm. Trong đó nổi tiếng nhất là bức họa “Đức mẹ ở nhà thờ Xichxtin".
Ngày 26/3/1802, ngày sinh của nhà văn Pháp Vichto Huygô. Ông là nhà văn lớn nhất của chủ nghĩa lãng mạn của nước Pháp. Là người sáng lập ra trường phái lãng mạn, ông đã viết hơn 20 tập thơ, nhiều tiểu phẩm nổi tiếng như: Những người khốn khổ, Nhà thờ Đức bà Pari… Là người cộng hòa, dân chủ, ông đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ quân chủ, phải sống lưu vong 19 năm. Nhà văn Vichto Huygô. được bầu vào Viện Hàn lâm và Quốc hội nước Pháp
Ngày 26/3/1827, ngày mất Nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig Van Beethoven. Beethoven sinh ngày 17/12/1770 tại Bonn, Ðức. Beethoven là người có năng khiếu âm nhạc rất sớm. Năm 12 tuổi, ông đã thành thạo ngoại ngữ và chơi được nhiều loại đàn như violon, piano, organ. Trong khoảng 10 năm từ 1782-1792, ông sáng tác khoảng 50 tác phẩm, trong đó có 3 bản sonata piano, 2 bản đại hợp xướng và một số ca khúc. Beethoven qua đời ngày 26/3/1827 tại Vienna (Viên), Áo. Ông được đánh giá là đại diện xuất sắc nhất cho trường phái cổ điển Vienna, nhà văn hóa vĩ đại của thế giới và là một trong những người mở đường cho dòng nhạc lãng mạn.
Ngày 26/3/1979, ngày ký kết Hiệp ước Ai Cập - Israel, mang lại nền hòa bình đầu tiên giữa một nước A-rập và một nước Do Thái, chấm dứt 30 nǎm chiến tranh giữa hai nước này.
Ngày 26/3/1996, Quỹ tiền tệ quốc tế chấp thuận cho Nga vay 10,2 tỉ đô la Mỹ để giúp đất nước này cải thiện nền kinh tế.
Ngày 26/3/1978, bốn ngày trước khánh thành Sân bay quốc tế Narita, một nhóm người biểu tình đã dùng chai cháy phá hủy nhiều thiết bị trong phòng điều khiển không lưu.
Ngày 26/3/1953, Jonas Salk công bố thử nghiệm thành công vắc-xin bại liệt trên một số người lớn và trẻ em.
Ngày 26/3/1913, chiến tranh Balkan lần thứ nhất: Sau cuộc vây hãm kéo dài năm tháng, quân đội Bulgaria chiếm thành phố Adrianopolis.
Sự kiện, kỷ niệm về Bác Hồ:
Ngày 26/3/1953, báo Nhân Dân đăng một bài báo nhỏ của Bác (ký tên C.B) có tên là “Cột dây thép” phản ảnh sự việc có một cột dây thép bị mối ăn, ngả xuống cạnh một làng. Thanh niên, phụ lão làng ấy xung phong ra trồng lại. Qua bài báo, tác giả biểu dương và nhắc nhở ý thức bảo vệ của công là bổn phận của mọi công dân.
Ngày 26/3/1964, báo Nhân Dân đăng bài báo về “Thanh niên anh hùng Lý Tự Trọng”. Tác giả ký tên là “Chiến sĩ” nhưng đó chỉ là bút danh của Bác Hồ. Viết bài báo vào dịp kỷ niệm thành lập Đoàn, Bác vừa nêu một tấm gương sáng của thanh niên trong cuộc đấu tranh chống thực dân giành độc lập nhưng cũng để kể lại những chi tiết như một nhân chứng lịch sử nhằm đính chính một số điều mà sách báo viết không chính xác về nhân vật lịch sử này.
Bài báo cho biết, chính Nguyễn Ái Quốc (khi đó mang bí danh Lý Thuỵ) là người đã tham gia đào tạo Lý Tự Trọng và một thế hệ những chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi mà kiên cường này: “Năm 1925, “Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí” thành lập ở Quảng Châu. Mục đích của Hội là chuẩn bị điều kiện để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản.
“Sự nghiệp cách mạng là một sự nghiệp lâu dài và gian khổ, song nhất định thắng lợi. Mọi người chúng ta, bất kỳ ai, làm việc gì, ở cương vị nào, đều phải là những chiến sĩ dũng cảm của sự nghiệp vẻ vang ấy”.
Câu nói trên được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong Báo cáo chính trị tại Hội nghị Chính trị đặc biệt diễn ra vào cuối tháng 3 năm 1964, khi miền Bắc đã có 10 năm được hưởng hòa bình thống nhất, đang trong quá trình xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa; miền Nam đang trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mỹ và Chính quyền Việt Nam cộng hòa, tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Nhân lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam chính thức thành lập, Bác Hồ căn dặn: Thanh niên ta có cố gắng, có tiến bộ và có nhiều thành tích. Nhưng chớ vì thế mà tự cao, tự đại; phải khiêm tốn, phải luôn luôn cố gắng hơn nữa, vượt mọi khó khăn, để giành lấy thành tích nhiều hơn và to lớn hơn. Cần phải: Nâng cao chí khí anh hùng cách mạng; nắm vững khoa học, kỹ thuật; ra sức học tập và sáng tạo; thực hiện cần cù và tiết kiệm; đoàn kết chặt chẽ, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ không ngừng. Cần phát triển Đoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng. Nói tóm lại, luôn luôn làm đúng những lời dạy bảo của Đảng.