Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia

Ngày này năm xưa 23/3, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cộng hòa Italia quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Ngày này năm xưa 21/3: Thành lập tỉnh Thái Bình, phê duyệt đề án cấp chứng nhận xuất xứ điện tử Ngày này năm xưa 22/3: Ban hành tiêu chuẩn ngành cơ khí

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 23/3.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 23/3/1922, tàu "Anbexaro" thuộc loại tàu đi biển dài 85m, rộng 12m, trọng tải 3.100 tấn đã được xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) đóng xong và hạ thuỷ cho chạy thử. Đây là chiếc tàu thuỷ lớn nhất và trang bị khá hiện đại đầu tiên ở Đông Dương.

Ngày 23/3/1931, hơn 400 công nhân hãng Xôcôny ở nhà Bè (Sài Gòn) bãi công đòi tǎng lương, giảm giờ làm và chống đánh đập. Cuộc đấu tranh do Xứ ủy Nam Kỳ và Thành ủy Sài Gòn chỉ đạo trong đó có các đồng chí Võ Vǎn Tần, Lê Vǎn Lương. Chính quyền thực dân đã điều binh lính đến đàn áp và vấp phải sự chống trả quyết liệt của công nhân. Cuộc đấu tranh này làm chấn động dư luận Sài Gòn và cả dư luận Pháp. Quốc tế Công hội đỏ đã cử một phái đoàn sang Đông Dương điều tra và đứng ra bào chữa cho các chiến sĩ công nhân bị toà án truy tố.

Ngày này năm xưa 23/3: Thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Italia
Năm 2023 là một năm có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và Italia khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Ngày 23/3/1973, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cộng hoà Italia quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở mức Đại sứ đặc mệnh toàn quyền.

Năm 2023 là một năm có ý nghĩa đặc biệt trong quan hệ giữa Việt Nam và Italia khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây cũng là năm kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Italia là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU), chỉ sau Đức, Hà Lan; trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong ASEAN. Năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Italia đạt hơn 6,2 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang tạo những lợi thế cạnh tranh lớn cho hàng hóa Việt Nam vào thị trường EU và Italia. Về đầu tư, tính đến hết năm 2022, Italia đứng thứ 36 trên tổng số 141 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với 135 dự án, chủ yếu trong các lĩnh vực như da giày, xây dựng, thiết bị vệ sinh, chế biến thép...

Ngày 23/3/1975, ngày giải phóng tỉnh Bình Phước.

Ngày 23/3/2010: Khánh thành Bia tưởng niệm tuyến đường hành lang lịch sử Bắc - Nam tại buôn Bon Kon, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông). Bia ghi danh những chiến sĩ B90 từ ngoài Bắc vào gặp những chiếc sĩ C200 thuộc miền Đông Nam bộ vào lúc 16 giờ ngày 30/10/1960, đánh dấu sự thông suốt hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa và tuyền tuyến lớn miền Nam. Sau khi thông tuyến đã góp phần đưa hàng vạn thanh niên từ miền Nam ra miền Bắc học tập và trở về chiến đấu giải phóng quê hương, đồng thời đưa hàng vạn thanh niên miền Bắc vào cùng quân và dân miền Nam kháng chiến cứu nước.

Khánh thành Bia tưởng niệm tuyến đường hành lang lịch sử Bắc - Nam.
Khánh thành Bia tưởng niệm tuyến đường hành lang lịch sử Bắc - Nam

Ngày 23/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Ngày 23/3/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 59/2005/QĐ-TTg về Quy chế quản lý tài chính đối với Quỹ hỗ trợ phát triển.

Ngày 23/3/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 56/2009/TT-BTC về hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Ngày 23/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.

Ngày 23/3/2016, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 55/2016/TT-BTC về việc quy định một số nội dung về quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.

Sự kiện quốc tế

Ngày 23/3/1857: Thang máy đầu tiên được đưa vào sử dụng.

Thang máy đầu tiên được chế tạo dưới triều vua Louis XV ở Versailles, Pháp năm 1743. Tuy nhiên, chiếc thang máy đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng là chiếc thang máy do Elisha Otis (1811-1861) phát minh. Chiếc thang máy này được lắp tại nhà hàng 488 Broadway, thành phố New York (Mỹ) và sử dụng các hệ thống thủy lực điều khiển ròng rọc để kéo hoặc thả thang máy lên xuống.

Những năm đầu thập niên 1870, có tới 2.000 thang máy Otis được đưa vào sử dụng. Sang thế kỷ XX, đã có nhiều loại thang máy của nhiều hãng khác nhau ra đời, hoạt động êm và dừng tầng chính xác hơn. Đầu những năm 1990, thế giới đã chế tạo được những thang máy có tính năng kỹ thuật đặc biệt. Các sản phẩm phục vụ ngành thang máy cũng bắt đầu được cải tiến, thanh cuốn, băng chuyền lần lượt xuất hiện. Và thang máy đã trở thành một phần không thể thiếu trong các tòa nhà cao tầng.

Ngày 23/3/1950: Ngày Khí tượng thế giới

Tiền thân là Tổ chức Khí tượng quốc tế (International Meteorological Organization - IMO) được thành lập năm 1873, Hội nghị Khí tượng quốc tế lần thứ 12 họp tại Thủ đô Washington - Hoa Kỳ vào tháng 10/1947 quyết định đổi tên Tổ chức Khí tượng quốc tế thành Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO). Ngày 23/3/1950, quy chế chính thức của WMO mới có hiệu lực và cũng từ đó WMO lấy ngày 23/3 hàng năm làm Ngày Khí tượng thế giới.

Ngày 23/3/2001: Trạm vũ trụ Hòa bình chấm dứt sứ mệnh lịch sử.

Trạm vũ trụ Hòa Bình (hay Trạm vũ trụ Mir) là một trong những biểu tượng của thành tựu nghiên cứu vũ trụ của Liên Xô. Đây là trạm nghiên cứu đầu tiên theo kiểu modular được phóng lên vũ trụ, chuyên chú vào các thí nghiệm khoa học phục vụ mục đích hòa bình và sự phát triển của con người.

Trong suốt 15 năm hoạt động, vượt thời gian tính toán của các kỹ sư thiết kế hơn 10 năm, đã có 23.000 thí nghiệm khoa học, 24 chương trình quốc tế về nghiên cứu khoa học - kỹ thuật được tiến hành trên Trạm, trong đó hàng nghìn công trình nghiên cứu, phát minh đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn, đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống con người.

Sau khi chấm dứt hoạt động, Trạm vũ trụ Hòa bình đã được điều khiển để rơi xuống vùng biển Nam Thái Bình Dương.

Hình ảnh Trạm vũ trụ Hòa Bình nhìn từ tàu không gian Endeavour trong chuyến bay STS-89 (ngày 9-2-1998). Nguồn: NASA
Hình ảnh Trạm vũ trụ Hòa Bình nhìn từ tàu không gian Endeavour trong chuyến bay STS-89 (ngày 9/2/1998). Nguồn: NASA

Ngày 23/3/2013: Tại trung tâm thành phố Choisy-Le-Roi, diễn ra lễ khánh thành quảng trường mang tên “Hiệp định Paris” và cột “Biểu tượng vì Hòa bình”, do nữ họa sỹ Pháp Đôminicơ Mítxơcôn thiết kế, mang ngôn ngữ điêu khắc hiện đại. Dưới chân cột Biểu tượng là bia đá mang dòng chữ: “Từ 1968 đến 1973, Choisy-Le-Roi đã đón đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang đàm phán và ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam, ngày 27/1/1973. Choisy-Le-Roi vinh dự được đóng góp cho hòa bình”.

Sự kiện, kỷ niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 23/3/1945, tại Côn Minh, Trung Quốc, Bác Hồ lại tiếp xúc với S.Phennơ (Ch.Fenn), sĩ quan tình báo trong đơn vị AGAS (Cơ quan hỗ trợ mặt đất) của không quân Mỹ. Cùng đi còn có Frank Tam, một sĩ quan tình báo gốc Hoa từng hoạt động ở Việt Nam, người được phân công sẽ giữ vai trò liên lạc bằng vô tuyến điện để giữ liên hệ với đại bản doanh cơ quan tình báo chiến lược OSS của Mỹ đặt tại Côn Minh (Trung Quốc).

Bác Hồ trả lời phóng viên báo quốc tế. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phóng viên báo quốc tế. Ảnh tư liệu

Ngày 23/3/1949, Báo Cứu Quốc đăng nội dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Oantơ Braigơ (Walter Briggs). Trả lời câu hỏi điều kiện nào thì Việt Nam chấp nhận sự can thiệp của Liên hợp quốc, Bác trả lời: “Độc lập và thống nhất thật sự của Việt Nam”; hỏi “Cụ có phải là một người cộng sản nữa không?”, trả lời: “Tôi luôn luôn là một người yêu nước, tranh đấu cho độc lập và thống nhất thật sự của Tổ quốc tôi”; hỏi: “Việt Nam công khai tuyên bố rằng trong 24 vị trong Chính phủ, 4 vị là cộng sản. Thế thì 4 vị ấy có ảnh hưởng đặc biệt, hay là cũng như các vị khác”, trả lời: “Tất cả các Bộ trưởng Chính phủ Việt Nam đều cộng đồng phụ trách và ảnh hưởng quân bình”; hỏi: “Một khi độc lập đã thành công, về mặt quốc tế, Cụ sẽ đưa Việt Nam đứng với Nga và các nước đồng minh của Nga hay là với dân chủ phương Tây…?”, trả lời: “Một khi đã độc lập, Việt Nam sẽ đứng với tất cả các nước bầu bạn”.

Ngày 23/3/1956, Bác Hồ nói chuyện tại Đại hội Giáo dục phổ thông toàn quốc.

Tại đại hội, Bác nhấn mạnh, kinh tế có kế hoạch, giáo dục cũng phải có kế hoạch. Kế hoạch giáo dục phải gắn liền với kế hoạch kinh tế. Giáo dục phải cung cấp cán bộ cho kinh tế. Kinh tế tiến bộ thì giáo dục mới tiến bộ được. Nếu kinh tế không phát triển thì giáo dục cũng không phát triển được. Giáo dục không phát triển thì không đủ cán bộ giúp cho kinh tế phát triển. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau…

Với Bác Hồ, nhiệm vụ của giáo dục là phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Đó là không chỉ là trách nhiệm nặng nề, mà là nhiệm vụ đặt ra đối với ngành giáo dục nước ta cho hôm nay và cho cả mai sau. Hơn 60 năm trôi qua, những lời dạy của Người vẫn là bài học bổ ích cho công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Ngày 23/3/1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh dự cuộc họp Bộ Chính trị bàn việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong ý kiến phát biểu, Người nhấn mạnh: “Làm kế hoạch phải can đảm nhưng phải cẩn thận, chỉ đạo phải tập trung vào trọng điểm. Cần nói rõ thắng lợi và cả khó khăn để quyết tâm tự lực cánh sinh; dĩ nhiên không quên sự giúp đỡ của bạn. Cần phải chú ý hơn công tác giáo dục tư tưởng và phải nhấn mạnh vấn đề sản xuất. Nông nghiệp ta còn nhiều khó khăn, cố gắng mà chủ động. Ta có người, có đất thì có của. Dân ta rất tốt. Đảng nói gì, họ nghe nấy. Vấn đề đòi hỏi ở ta là phải tổ chức cho tốt, quản lý cho tốt. Hai cuộc vận động làm khẩn trương nhưng không nên vội. Làm ở đâu phải tốt ở đó để làm gương cho chỗ khác, làm sao củng cố các chi bộ cho tốt. Phải có chính sách giải quyết số cán bộ, công nhân già trong các cơ sở sản xuất, cơ quan, đưa lực lượng trẻ vào thì năng suất mới cao. Trung ương phải có ban nghiên cứu: Ai đi trước, ai đi sau. Phải có chính sách hợp tình hợp lý để người già sẵn sàng nhường chỗ cho người trẻ tiến lên...”.

(Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật).

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Chiều 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Hệ lụy khôn lường từ việc

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong sẽ để lại những hệ lụy khôn lường, gây hoang mang tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, ứng xử của học sinh.
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.
Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.

Tin cùng chuyên mục

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’

Sáng mai (25/12), tại Hà Nội, Báo Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Ngành Công Thương tiếp tục khẳng định vai trò của một Bộ quản lý nhà nước, góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó
Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu.
EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội…
Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Thông tin về kết quả đạt được trong năm 2024, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội nêu ra nhiều vụ việc điển hình, trong đó có vụ Mailystyle.
Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Lớp học tình thương Ngọc Việt do vợ chồng anh Huỳnh Quang Khải thành lập đã giúp hàng chục em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với con chữ.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả.
Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển' tổ chức đúng thời điểm, giúp doanh nghiệp ‘lên’ tinh thần trong triển khai hoạt động.
Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực.
Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược nhằm tích lũy, gia tăng tiềm lực quốc gia để chuẩn bị hành trang đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Để xây dựng Chính phủ số, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển các hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận diện xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống lãng phí.
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Từ 57 người ban đầu, đến nay, Chương trình Xuân tình nguyện 2025 đã huy động sự tham gia của 70.000 sinh viên, mang Tết ấm đến những mảnh đời kém may mắn.
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Trên cơ sở báo cáo của đòan kiểm tra, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính.
Gỡ

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Luật Dầu khí, Luật Điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương xây dựng góp phần khắc phục điểm nghẽn trong thực tiễn nhằm chống lãng phí nguồn lực.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động