Ngày này năm xưa 24/11: Đại hội Văn hoá toàn quốc, Bộ Công Thương khuyến khích xuất khẩu chính ngạch

Ngày 24/11/1946, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Ngày này năm xưa 20/11: Khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ, Ngày nhà giáo Việt Nam Ngày này năm xưa 21/11: Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng

Sự kiện trong nước

Ngày 24/11/1946: Đại hội Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất được khai mạc trọng thể tại Nhà hát Lớn TP. Hà Nội, với sự tham gia của hơn 200 đại biểu.

Trong diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Người chỉ rõ: Nhiệm vụ của văn hóa mới là phải lấy hạnh phúc của đồng bào, sự nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh, đồng thời phải tiếp thu những kinh nghiệm của văn hóa xưa và nay để xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam với ba tính chất: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Người nêu rõ vị trí, ảnh hưởng của văn hóa nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.

Ngày này năm xưa ngày 24/11: Đại hội Văn hoá toàn quốc, Bộ Công Thương khuyến khích xuất khẩu chính ngạch
Bác Hồ với Đoàn Ca múa nhân dân. Ảnh tư liệu

Ngày 24/11/1963, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 209/NQ/TVQH phê chuẩn Hiệp định Bưu chính và điện chính giữa Việt Nam và Cu Ba.

Ngày 24/11/2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 41/2015/TT-BCT quy định danh mục sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

Ngày 24/11/2021, Bộ Công Thương ban hành Công văn số 7458/BCT-XNK về việc đề xuất giải pháp khuyến khích xuất khẩu chính ngạch qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.

Ngày 24/11/2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 56/2017/QH14 về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt hiệu lực, hiệu quả.

Ngày 24/11/2017, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.

Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1978/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg Kế hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước giai đoạn 2021 – 2030.

Ngày 24/11/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển một số báo in và báo điện tử đối ngoại quốc gia giai đoạn 2022 – 2030.

Ngày 24/11/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 8594/VPCP-KTTH về việc đề nghị xây dựng Nghị định của chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý.

Ngày này năm xưa ngày 24/11: Đại hội Văn hoá toàn quốc, Bộ Công Thương khuyến khích xuất khẩu chính ngạch
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Viện Bảo tàng Việt Bắc (năm 1964). Ảnh tư liệu

Sự kiện quốc tế

Ngày 24/11/1642: Nhà thám hiểm người Hà Lan Abel Tasman trở thành người châu Âu đầu tiên khám phá ra đảo Xứ sở Van Diemen, sau đổi tên là Tasmania.

Ngày 24/11/1888: Ông Branly người Pháp, tiến sĩ khoa học, bác sĩ y khoa, giáo sư vật lý ở Viện nghiên cứu Thiên chúa giáo Pari đã khám phá ra phương pháp dò sóng vô tuyến.

Ngày 24/11/1890: Sau hai năm nghiên cứu và hoàn thiện, ngày 24/11/1890 ông Branly đã giới thiệu trước Viện Hàn lâm khoa học Pari chiếc máy dò sóng vô tuyến của ông, gọi là ống mạt giũa. Chiếc máy này nhạy tới mức có thể ghi được sóng ở cách xa vài chục mét qua các bức tường. Môn điện báo vô tuyến điện ra đời từ đấy.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 24/11/1940: Trên tờ “Cứu Vong Nhật Báo”, Nguyễn Ái Quốc viết bài báo “Chú ếch và con bò” mượn câu chuyện ngụ ngôn của La Phôngten (La Fontaine) để bình luận về tình hình thế giới.

Ngày 24/11/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại diện cho Việt Minh cùng với các vị Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội (Việt Cách) và Vũ Hồng Khanh, đại diện cho Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc) ký văn bản cam kết nguyên tắc chung tối cao với những điều khoản: “1. Thành lập một chính phủ nhất trí; 2. Định rõ chính cương, chính sách, phát biểu tuyên ngôn liên hợp; 3. Hết thảy quân đội phải thuộc về quốc gia; 4. Chỉ nói đến sinh tồn của quốc gia chứ không được nói đến những sự tranh giành của đảng phái; 5. Triển khai hội nghị quân sự; 6. Quyết không đổ máu giữa người Việt Nam với người Việt Nam; 7. Kiên quyết hủy diệt các xí đồ (âm mưu) thực dân của đế quốc Pháp để tranh lấy sự độc lập hoàn toàn của Việt Nam”.

Ngày này năm xưa ngày 24/11: Đại hội Văn hoá toàn quốc, Bộ Công Thương khuyến khích xuất khẩu chính ngạch
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Báo Nhân Dân tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh tư liệu

Ngày 24/11/1954: Trên Báo Nhân Dân, Bác Hồ viết bài “Việc nhỏ ý nghĩa lớn” hoan nghênh việc các báo ở Thủ đô mới giải phóng đã đăng tin nêu gương người tốt việc tốt và đưa ra yêu cầu “cần khen thưởng đúng mức để động viên mọi người hăng hái làm việc ích nước lợi nhà”.

Ngày 24/11/1965: Bác gửi thư mừng Tạp chí “Học Tập” cơ quan lý luận của Đảng, nhân kỷ niệm 10 năm ra mắt. Thư có đoạn: “Làm cách mạng mà không có lý luận cách mạng thì chẳng khác gì người đi đêm. Cán bộ của Đảng ở các ngành, các cấp đều phải học tập lý luận và tham gia công tác lý luận” và căn dặn bài viết phải giản dị, dễ hiểu, văn phải viết theo “lối Việt Nam”, không dùng quá nhiều từ nước ngoài...

Ngày 24/11/1966: Bác viết “Thư chúc mừng Đại hội GANEFO châu Á lần thứ nhất” tổ chức tại Phnom Penh (Campuchia) khẳng định: “Đây là cuộc gặp gỡ lớn để các lực lượng mới trỗi dậy ở châu Á tỏ rõ cho toàn thế giới thấy khả năng phong phú của mình trong lĩnh vực thể thao.

Đây cũng là một dịp để nhân dân châu Á tỏ rõ quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân đứng đầu là đế quốc Mỹ và đấu tranh cho hòa bình và độc lập dân tộc”.

Sự kiện ngày 24/11/2022

Ngày 24/11/2022, tại Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2022 với chủ đề: “Chung tay bảo vệ người dân và doanh nghiệp chuyển đổi số an toàn”. Đây là sự kiện nổi bật nhất về an toàn, an ninh mạng trong năm 2022 tại Việt Nam do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) phối hợp cùng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức.

Sự kiện sẽ thu hút khoảng 1.000 khách mời tham dự trực tiếp là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; đơn vị chuyên trách an toàn thông tin và công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước; tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các tổ chức ngân hàng - tài chính, hiệp hội; ngoài ra còn khoảng 1.000 khách tham dự qua hình thức truyền hình trực tuyến tại các điểm cầu trong nước.

Tất Bình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Longform | Lực lượng Quản lý thị trường: Đổi mới công tác truyền thông bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác thông tin, tuyên truyền của Tổng cục Quản lý thị trường luôn bám sát sự chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương.
Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Khi ông Cù Huy Hà Vũ lợi dụng mạng xã hội TikTok để “đánh bóng” hình ảnh

Trong một clip 1 phút 48 giây được đăng tải trên mạng xã hội TikTok, Cù Huy Hà Vũ phát biểu rằng, mục tiêu của ông ta là 'phụng sự lợi ích của quốc gia'.
Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Bài 2: Giữ vững đà xuất khẩu và uy tín cho hàng hoá Việt Nam trên sân chơi kinh tế toàn cầu

Để giữ vững đà xuất khẩu hàng hoá, công tác đấu tranh ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại sẽ được đẩy mạnh.
Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bài 1: Từ khái niệm đến luật hóa công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tại Việt Nam, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ được luật hoá mà còn là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Bài 1: Tư duy, tầm nhìn dài hạn và những quyết sách mang tính chiến lược của Đảng

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã xác định những nội hàm hết sức quan trọng về phát triển công nghiệp, coi công nghiệp là "xương sống" của nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cần nghiêm khắc xử lý việc TikTok thả nổi thông tin xuyên tạc về lãnh đạo Việt Nam

Cứ mỗi dịp Việt Nam có các ngày kỷ niệm lớn, mạng xã hội như Facebook, YouTube rồi TikTok lại xuất hiện những tài khoản “dự đoán, phân tích” về nhân sự A, B.
Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Bài 1: Khẳng định vai trò chiến lược, bảo đảm môi trường cạnh tranh bình đẳng

Trong những năm qua, công tác phòng vệ thương mại đã từng bước được đẩy mạnh cả về phạm vi, mức độ, góp phần nâng cao hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế.
Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Không thể lợi dụng dân chủ xuyên tạc về quản lý giá xăng dầu ở Việt Nam

Những hành động xuyên tạc các chủ trương điều hành kinh tế, trong đó có quản lý giá xăng dầu luôn nằm trong tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch.
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng.
Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Điện khí hoá thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới

Việc phát triển hệ thống lưới điện nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được xem là động thực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Công Thương theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục ngành Công Thương luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Những thành tựu trong gần 40 năm đổi mới là minh chứng, luận cứ đanh thép phản bác mọi xuyên tạc về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Ngành Công Thương góp phần tô thắm lý luận, khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng

Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là đột phá cơ bản về lý luận và được minh chứng tính đúng đắn bằng thành tựu đổi mới...
Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động