Ngày này năm xưa 21/11: Thành lập Vụ pháp chế Bộ Công Thương; Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu

Ngày này năm xưa 21/11/2001, 40 năm thành lập Vụ pháp chế Bộ Công Thương; Vietsovpetro khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng.
Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành chính sách điều chỉnh phụ tải điện Ngày này năm xưa 17/11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh thành lập Sở Nội thương Ngày này năm xưa 18/11: Nghị quyết về kinh tế đối ngoại, ngày hội đại đoàn kết dân tộc

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 21/11 trong nước và quốc tế; các sự kiện liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ngày 21/11.

* Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Tháng 11/1982, Vụ Pháp chế Bộ Công Thương được thành lập.

Trong 40 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, kịp thời của Ban Cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương, sự phối hợp công tác có hiệu quả của các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu hết mình của tập thể lãnh đạo, công chức trong đơn vị, Vụ Pháp chế đã liên tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ công tác của Bộ, Ngành Công Thương.

Ngày 21/11/1964: Thành lập Phân xưởng Luyện thép (nay là Nhà máy Luyện thép Lưu Xá), luyện thép theo phương pháp lò Mác - tanh (tức lò bằng), mỗi lò 150 tấn thép/mẻ.

Ngày 21/11/2001: Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) hoàn thành khai thác tấn dầu thô thứ 100 triệu tại mỏ Bạch Hổ. Chặng đường hơn 40 năm dựng xây và phát triển, tập thể cán bộ công nhân viên Vietsovpetro lập nên những kỳ tích mang dấu ấn lịch sử. Từ một đơn vị được thành lập với cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ nhân lực non trẻ, Vietsovpetro hôm nay mạnh mẽ vươn vai trở thành đơn vị khai thác dầu khí lớn nhất Việt Nam.

Ngày này năm xưa 21/11: Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
Lễ ký Hiệp định Liên Chính phủ Việt Nam - Liên Xô về việc thành lập Xí nghiệp Liên doanh Việt - Xô (nay là Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro) ngày 19/6/1981

Ngày 21/11/1931: Ngày hy sinh của chiến sĩ cách mạng Lý Tự Trọng. Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh ngày 20/10/1914, quê ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1926, Lê Hữu Trọng được đồng chí Lý Thụy (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh) chọn đưa đi học tại Trung Quốc và lấy tên gọi mới là Lý Tự Trọng. Năm 1930, Lý Tự Trọng trở về nước hoạt động cách mạng.

Ngày 8/2/1931, tại Sài Gòn, trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ của ta diễn thuyết kêu gọi nhân dân giác ngộ cách mạng, Lý Tự Trọng đã bắn chết tên mật thám Pháp Lơrăng và bị địch bắt. Ngày 21/11/1931, Lý Tự Trọng bị địch sát hại. Khi ấy, anh mới 17 tuổi và là người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi, người đoàn viên thanh niên cộng sản ưu tú của cách mạng Việt Nam.

Ngày 21/11/1958: Ngày mất của Bác sĩ, Nhà nghiên cứu y sinh Hoàng Tích Trí. Ông là đại biểu Quốc hội khóa I và là Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ tháng 11/1946 đến năm 1958. Bác sĩ Hoàng Tích Trí là một nhà khoa học, một giáo sư y khoa tận tụy với nghề và đã đào tạo được nhiều thế hệ bác sĩ Việt Nam. Tên ông được đặt cho một con đường ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.Ngày 21/11/1979: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký lệnh công bố “Pháp lệnh về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/11/1979). Bản Pháp lệnh đã khẳng định: “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là người sẽ tiếp tục sự nghiệp tổ tiên, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.

Ngày 18-21/11/1985: Hội nghị cơ cấu kinh tế công nông nghiệp trên địa bàn huyện được tổ chức tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Ngày 21/11/1991, Việt Nam và Mỹ thảo luận bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

* Sự kiện quốc tế

Ngày 21/11/1992: Là ngày mất của Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Kaysone Phomvihane. Chủ tịch Kaysone Phomvihane sinh ngày 13/12/1920 tại bản Naxeng, huyện Khamthabuni, tỉnh Savannakhet, Lào. Năm 1935, với tên gọi Nguyễn Trí Mưu, ông rời quê hương Lào đi Hà Nội, Việt Nam, để dự thi vào Trường Bưởi (nay là trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội).

Ngày này năm xưa 21/11: Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
Mỏ Bạch Hổ

Sau đó, ông Kaysone Phomvihane học Đại học Luật ở Hà Nội, tham gia phong trào học sinh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam. Nǎm 1948, ông trở về nước. Ông lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp ở Đông bắc Lào. Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đầu năm 1991 được bầu làm Chủ tịch nước.

Ngày 21/11/1694, ngày sinh của Phrǎngxoa Mari Anrê và được biết đến nhiều hơn dưới bút danh Vônte. Ông không chỉ là nhà vǎn, nhà soạn kịch nổi tiếng mà còn là nhà triết học, nhà hoạt động xã hội và là Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông sinh ra tại Pari, Thủ đô nước Pháp và qua đời nǎm 1778. Phrǎngxoa Mari Anrê cũng là ngọn cờ đầu của phong trào Ánh sáng Pháp thế kỷ XVIII, có ảnh hưởng đến cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, đến vǎn học và triết học châu Âu.

Tháng 12/1996, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/11 là Ngày Truyền hình thế giới để kỷ niệm ngày “Diễn đàn Truyền thình thế giới” đầu tiên được tổ chức trong năm 1996. Ngày Truyền hình thế giới được cử hành vào ngày 21/11 hàng năm, nhằm khuyến khích các quốc gia trao đổi những chương trình truyền hình tập trung vào những vấn đề hòa bình, an ninh, phát triển trên thế giới và tăng cường việc trao đổi văn hóa.

* Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 21/11/1942: Trên báo “Việt Nam Độc lập” đăng bài thơ “Trẻ chăn trâu” của Hồ Chí Minh nhằm vận động tinh thần yêu nước ngay đối với lớp người nhỏ tuổi: “...Vì ai ta chẳng ấm no?/Vì ai, ta đã phải lo cơ hàn?/Vì ai, cha mẹ nghèo nàn?/Vì ai, nhà cửa, giang san tan tành?/Vì ai, ngăn cấm học hành?/Vì ai, ta phải chịu vành dốt ngây?/Ấy là vì Nhật, vì Tây/Ra tay vơ vét, đọa đày chúng ta.../Cùng nhau đánh đuổi Nhật, Tây/Anh em ta mới có ngày vinh hoa/ “Nhi đồng Cứu quốc” hội ta/Ấy là lực lượng, ấy là cứu sinh/Ấy là bộ phận Việt Minh/Dân mình khắc cứu dân mình mới xong...”.

Ngày này năm xưa 21/11: Khai thác tấn dầu thứ 100 triệu từ mỏ Bạch Hổ và Rồng
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên giới (1950)

Ngày 21/11/1945: Dự họp Hội đồng Chính phủ, đề cập vấn đề giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ta đã làm được nhiều việc về giáo dục, làm hơn hẳn người Pháp” và yêu cầu cần phải tuyên truyền thành tựu này.

Ngày 21/11/1946: Bác đến dự lễ khai giảng Trường Quân y khoá I tại Viện Giải phẫu Hà Nội với lời căn dặn: “Phải chăm lo học hành và gắng thực hiện 5 điều: Hăng hái, hy sinh, bác ái, đoàn kết, kỷ luật”.

Ngày 21/11/1951: Báo “Nhân Dân” đăng bài “Mỹ là tốt” ký bút danh là “Đ.X” trong đó Bác nhắc lại “Lần trước tôi viết: Mỹ là xấu, đó là Mỹ của bọn đế quốc. Lần này tôi viết Mỹ là tốt, tức là Mỹ của nhân dân” khi bài báo đề cập việc nhân dân Mỹ kiên cường đấu tranh cho hòa bình".

Ngày 20/11/1953, thực dân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, mở đầu giai đoạn chiếm đóng vùng đất xứ Thái Tây Bắc Việt Nam. Ngay ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư động viên, căn dặn quân dân cả nước nói chung, quân dân Tây Bắc nói riêng đề cao cảnh giác, đoàn kết nhất trí một lòng xây dựng lực lượng, tạo sức mạnh tổng hợp chuẩn bị cho cuộc quyết chiến chiến lược đánh bại thực dân Pháp xâm lược.

“Kháng chiến của ta nhất định thắng lợi, nhưng phải trường kỳ, gian khổ, tự lực cánh sinh.”. Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong “Thư gửi quân và dân Tây Bắc”, ngày 21/11/1953, đăng trên Báo Nhân dân, số 149, từ ngày 21-25/11/1953.

Đây là thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có sự thay đổi lớn có lợi cho ta, các đại đoàn chủ lực ra đời, liên tục giành thắng lợi lớn trên các chiến trường, đặc biệt các chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới (1950), Chiến dịch Tây Bắc (1952)… làm phá sản âm mưu của thực Pháp hòng chia rẽ dân tộc bằng “xứ Thái tự trị”, “xứ Nùng tự trị” giải phóng một vùng Tây Bắc nối liền với Việt Bắc tạo thành thế liên hoàn có lợi cho kháng chiến.

Ngày 21/11/1963: Khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 9 khoá III giữa lúc tình hình nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phức tạp, Bác xác định: Hội nghị này là Hội nghị đoàn kết quốc tế. Cùng ngày, trả lời phỏng vấn của tờ “Akahata” (Cờ Đỏ) của Đảng Cộng sản Nhật Bản, Bác tuyên bố: “Vấn đề miền Nam chỉ có một cách giải quyết là: Đế quốc Mỹ phải rút khỏi miền Nam để nhân dân Việt Nam tự giải quyết lấy công việc của mình, theo tinh thần của Hiệp định Giơnevơ”.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách xây dựng thương hiệu nông sản hướng đến xuất khẩu

Khẳng định việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu nông sản Việt “muộn còn hơn không”, do đó, hoàn thiện chính sách pháp luật là việc cần phải làm.
Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 3: Nghị định 32 và những thay đổi mang tính bước ngoặt cho phát triển cụm công nghiệp

Nghị định 32/2024/NĐ-CP do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo đã đưa ra nhiều điểm mới, tạo không gian thoáng hơn cho cụm công nghiệp phát triển.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo 35 Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị giao ban quý 2/2024.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Bài 2: Bộ Công Thương nỗ lực "xây nền chính sách" cho phát triển cụm công nghiệp

Trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng, là đơn vị trực tiếp quản lý, Bộ Công Thương kịp thời điều chỉnh, ban hành chính sách cho phát triển cụm công nghiệp.
Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Cục QLTT Thanh Hóa phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Phát huy vai trò của cán bộ đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã được Cục QLTT tỉnh Thanh Hóa triển khai có hiệu quả trong thời gian qua.
Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Bài 1: Phát triển cụm công nghiệp: Từ chủ trương đúng đắn của Đảng đến quyết liệt trong triển khai thực hiện

Từ Nghị quyết của Đảng đến sự quyết liệt triển khai trong thực tế, cụm công nghiệp đã và đang góp sức vào công cuộc công nghiệp hóa nông thôn.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Bài 2 - Tăng năng suất lao động: Yếu tố quan trọng để phát triển bền vững

Việt Nam từng có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới, để duy trì kỳ tích này, chìa khóa cần nắm chắc là tăng năng suất lao động.
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Bài 1: Năng suất lao động của Việt Nam đứng ở đâu?

Nâng cao năng suất lao động là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững với tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Kỳ 2: "Giai đoạn vàng" để xuất khẩu trực tuyến tăng tốc

Xuất khẩu trực tuyến-thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận thị trường toàn cầu, là thời cơ 'vàng' để hàng Việt vươn xa.
Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Kỳ 1: Bệ đỡ cho hàng Việt vươn xa toàn cầu

Nhờ tận dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, từ một ngành non trẻ, thương mại điện tử đã trở thành 'trợ thủ' dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam.
Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Nhiều đóng góp có giá trị vào Đề cương chi tiết Báo cáo Tổng kết 40 năm đổi mới

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra.
Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Longform | Bài 3: Để doanh nghiệp dân tộc có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng

Làm sao để phát triển doanh nghiệp dân tộc, có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt một số ngành trọng yếu và có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu?
Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Bài 4: Tạo bệ phóng cho khoa học và công nghệ tăng tốc

Để khoa học và công nghệ thực sự là động lực cho phát triển kinh tế, nhiều ý kiến nhận định, cần tiếp tục khơi thông những vướng mắc về cơ chế, chính sách.
Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Longform |Bài 2: Doanh nghiệp “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước

Không chỉ lớn mạnh về lượng và chất, những năm qua, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã khẳng định vai trò trong việc “chung vai” chia sẻ khó khăn cùng đất nước.
Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Bài 3: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong cung cấp điện, xây dựng cơ chế giá điện

Đảm bảo cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia đóng vai trò quyết định thành công của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Bài 3: Hướng đến sản xuất thông minh, làm chủ công nghệ 4.0

Việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ 4.0 đã được ngành Công Thương triển khai một cách mạnh mẽ, trở thành giải pháp cấp bách, có tính sống còn.
Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Bài 2: Minh bạch, kịp thời - không để xảy ra khoảng trống thông tin

Dự báo đúng nên ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, các cục, vụ kịp thời cung cấp thông tin đến người dân và xã hội về tình hình sản xuất điện.
Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Bài 2: Gieo nỗ lực, gặt thành công trong nghiên cứu khoa học

Với nỗ lực cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu, hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương đang cho những “trái ngọt”.
Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Bài 1: Bài học từ câu chuyện thiếu điện mùa khô 2023, giá điện và các luận điệu xuyên tạc, kích động

Việc giữ nước ở các hồ thủy điện để đảm bảo cung ứng điện cho mùa khô năm 2024 là bài học được rút ra từ điều hành cung ứng điện năm 2023.
Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Bài 1: Những quyết sách tạo động lực phát triển khoa học và công nghệ

Phát triển khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đòi hỏi tiên quyết, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển của ngành Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động