Ngày này năm xưa 22/10: Xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1; Quyết định danh mục hàng hóa trọng điểm

Ngày này năm xưa 22/10: Khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1; Bộ Thương mại ban hành Quyết định danh mục hàng hóa trọng điểm.

Ngày này năm xưa 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngành Công Thương có nhiều sự kiện quan trọng Ngày này năm xưa 21/10: Ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo khoa học nữ ngành Công Thương

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” của Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 22/10 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày ngày 22/10/1117: Nguyên phi Ỷ Lan từ trần. Tên thật của bà là Lê Thị Yến, quê ở làng Thổ Lỗi, nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Là một người phụ nữ ham học và thông minh, bà được triều thần khâm phục về sự hiểu biết uyên thâm trên nhiều lĩnh vực và có tài cai trị đất nước.

Ngày 22/10/1879: Ngày mất của ông Nguyễn Mậu Kiến, ông sinh năm 1819 ở tỉnh Thái Bình, đỗ tiến sĩ và làm quan đến chức Trung nghị đại phu. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông đứng về phái chủ trương chiến đấu chống lại quân Pháp để bảo vệ đất nước, dâng sớ lên vua kể tội bọn quan lại đầu hàng giặc. Vì thế, ông bị cách chức. Sau năm 1874, Nguyễn Mậu Kiến chiêu mộ nghĩa binh, chuẩn bị khởi nghĩa ở Hưng Hóa, nhưng giữa chừng bị bệnh, mất.

Ngày 22/10/1983: Giáo sư Cao Xuân Huy mất tại TP. Hồ Chí Minh. Ông sinh năm 1900 tại tỉnh Nghệ An. Những kiến giải sâu sắc, độc đáo của ông về triết học Đông - Tây nói chung và Việt Nam nói riêng có ý nghĩa phương pháp luận. Tác phẩm “Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của ông được bạn đọc trong nước và ngoài nước đánh giá cao.

Ngày 22/10/1954: Sau 3 tháng chuẩn bị khẩn trương, công trường khôi phục đường sắt Hà Nội -Lạng Sơn làm lễ khởi công. Anh chị em dân công thuộc nhiều thành phần dân tộc khác nhau ở các tỉnh miền xuôi, miền núi và thanh niên các thành phố mới giải phóng đã tình nguyện làm việc ở công trường này, tham gia hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục nền kinh tế quốc dân.

Ngày 22/10/2018; Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngày 22/10/1970: Việt Nam - Liên Xô ký thỏa thuận liên Chính phủ về công tác thiết kế chung cho công trình Thủy điện Hòa Bình. Sau đó, các tổ chức ngoại thương của Liên Xô và Việt Nam đã ký loạt hợp đồng quy nhận sự hỗ trợ đầy đủ toàn phần của Liên Xô để xây dựng công trình đầu mối thuỷ điện. Tương ứng với đề án, công suất của trạm điện tương lai được xác định là 1.920 megawatt. Sản lượng điện hàng năm ước tính đạt 8,4 tỷ kilowatt giờ. Ngày 6/11/1979, bắt đầu xây dựng những cấu trúc cơ bản của công trình thuỷ điện.

Ngày 22/10/1970: Việt Nam - Liên Xô ký thỏa thuận liên Chính phủ về công tác thiết kế chung cho công trình Thủy điện Hòa Bình.
Thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành đi vào vận hành với sự trợ giúp đặc biệt của Chính phủ Liên Xô

4 năm hai tháng sau khi bắt đầu công việc cơ bản, vào tháng 1/1983, sông Đà bất kham đã bị chặn. Chỉ riêng khâu đóng chặn đã kéo dài 50 giờ liền. Tháng 1/1986, đã hoàn thành việc nắn dòng nhân tạo và bắt đầu tích nước sông vào hồ chứa. Đến giữa năm 1987, ngoại trừ tổ hợp ngầm, các công trình cơ bản của nhà máy thủy điện đều đã sẵn sàng chịu áp lực của nước.

Cuối năm 1988, tổ máy thứ nhất của trạm thuỷ điện được đưa vào khai thác công nghiệp. Cơ sở Thuỷ điện Hoà Bình khổng lồ được đưa vào vận hành toàn bộ vào tháng 12/1994, là nhà máy điện lớn nhất hoạt động tại Việt Nam vào thời điểm đó, tạo ra khoảng 80% tổng lượng điện sản xuất trong nước.

Ngày 22/10/2002: Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định 46/2002/QĐ-BCN về việc tổ chức lại Công ty Xây lắp Điện 3, doanh nghiệp thành viên hoạch toán độc lập của Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam thành Công ty mẹ nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ- Công ty con.

Ngày 22/10/2003: Bộ Thương mại ban hành Quyết định 1335/2003/QĐ-BTM về danh mục hàng hóa trọng điểm và Danh mục thị trường.

Ngày 22/10/2007: Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 163/2007/QĐ-TTg về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Ngày 22/10/2007: Bộ Công Thương ra Thông tư 04/2007/TT-BCT hướng dẫn điều kiện kinh doanh than.

Ngày 22/10/2007: Bộ Công Thương ra Thông tư 05/2007/TT-BCT về việc hướng dẫn xuất khẩu than.

Ngày 22/10/2008: Bộ Công Thương ra Thông tư 11/2008/TT-BCT hướng dẫn trình tự, thủ tục mua bán điện với nước ngoài.

Ngày 22/10/2008: Bộ Công Thương ra Thông tư 12/2008/TT-BCT hướng dẫn quy trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lý giải quyết đơn yêu cầu xử lý các vụ việc vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lý thị trường.

Ngày 22/10/2011: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1. Nhà máy có hai tổ máy với tổng công suất lắp đặt là 1.080 MW, sản lượng điện phát hàng năm 6,5 tỉ kWh; được xây dựng trên diện tích 55 ha ở Khu 3, phường Mông Dương, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ phát điện lên lưới điện quốc gia qua đường dây 500 kV mạch kép Mông Dương, Trạm biến áp 500 kV Quảng Ninh góp phần tăng cường năng lực cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc Việt Nam.

Ngày 22/10/2011: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1
Ngày 22/10/2011: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã khởi công xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1

Ngày 22/10/2014: Bộ Công Thương ban hành Thông tư 36/2014/TT-BCT quy định về huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.

Ngày 22/10/2014: Bộ Công Thương ban hành Quyết định 9489/QĐ-BCT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Công Thương.

Sự kiện quốc tế

Ngày 22/10/1887: Là ngày sinh của Giôn Rít (John Reed) tại thành phố Poóctơlan (Portland) (Hoa Kỳ).

Ông là nhà văn, nhà báo, chiến sĩ cộng sản Mỹ. Mùa hè năm 1917, ông sang nước Nga, được chứng kiến đầy đủ những diễn biến của Cách mạng Tháng Mười. Trở về nước Mỹ, ông viết cuốn “Mười ngày rung chuyển thế giới” nhằm nói cho nhân dân Mỹ hiểu sự thật về nước Nga và cuộc cách mạng vô sản vĩ đại. Tác phẩm ra mắt bạn đọc năm 1919, và sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Cũng năm 1919, Giôn Rít lại sang Mátxcơva (Moscow) để làm việc ở Quốc tế Cộng sản nhằm tiến tới sự thống nhất của hai đảng Cộng sản ở Mỹ. Ít lâu sau, ông bí mật trở về New York, nhưng bị lộ, phải quay trở lại nước Nga Xô-viết và qua đời tại đây năm 1920.

Ngày 22/10/1990: Hội nghị Ngoại trưởng các nước Cộng đồng châu Âu (EC) quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 22/10/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cảnh báo: “Tình hình ở Nam Việt Nam đã đến giai đoạn khẩn cấp và đòi hỏi có sự can thiệp ngay tức thời từ phía Liên hợp quốc...”, lên án chính quyền thực dân Pháp đi ngược lại các Hiến chương của Liên hợp quốc, và yêu cầu: “... Nhân dân Việt Nam chỉ đòi hỏi nền độc lập hoàn toàn và vì sự tôn trọng sự thực và công lý, trình bày trước Ngài những nguyện vọng sau đây của chúng tôi: Vấn đề liên quan tới Nam Việt Nam phải được thảo luận tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban tư vấn Viễn Đông; Đoàn đại biểu Việt Nam phải được phép tới dự để phát biểu những quan điểm của Chính phủ Việt Nam; Một Ủy ban điều tra phải được cử tới Nam Việt Nam; Nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam phải được Liên hợp quốc công nhận”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước ngày 14-9-1946. Ảnh tư liệu.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Hải ngoại Pháp Marius Moutet ký bản tạm ước ngày 14-9-1946. Ảnh tư liệu.

Ngày 22/10/1946: Trả lời phỏng vấn của giới báo chí trong và ngoài nước về chuyến thăm nước Pháp, Bác khẳng định: “Về tinh thần, phần đông dân chúng Pháp có thể nói là đến 90% đều tỏ ra muốn hòa bình và dân chủ... Đối với nước Việt Nam, đa số dân Pháp cũng tỏ ra có một cảm tình, rất nghiêng về nền độc lập của ta...”; cảm tưởng khi về nước: “Tốt. Một là vì mùa màng được, dân sự khỏi lo đói. Hai là trông thấy dân ai cũng chăm làm, chăm học. Ba là thấy cảm tình giữa dân Việt Nam với người Pháp và những người ngoại quốc ở đây càng ngày càng tiến bộ...”.

Về quốc sách của Việt Nam: “Có thể trả lời là không biến đổi gì hết. Về nội chính, Chính phủ từ trước tới giờ vẫn chủ trương đoàn kết để xây dựng nước Việt Nam mới. Về ngoại giao, Chính phủ quyết đòi độc lập, quyết đòi thống nhất, nhưng quyết định ở trong khối Liên hiệp Pháp; đối với các hữu bang, từ trước đến giờ, vẫn theo một con đường thân thiện. Trước thế thì nay vẫn thế, không thay đổi”.

Ngày 22/10/1965: Trên báo Nhân Dân, Bác viết bài “Càng già càng giỏi” biểu dương lớp người cao tuổi: “Tiếp tục truyền thống Diên Hồng vĩ đại, các cụ phụ lão cũng không vì tuổi cao tóc bạc mà hưởng thú thanh nhàn. Các cụ đều cố gắng góp phần tích cực vào công cuộc chống Mỹ, cứu nước”.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO.
Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Chia sẻ với Ban tổ chức, nhiều cá nhân bất ngờ và bày tỏ xúc động khi vinh dự đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9).
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo- Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cho rằng: Thực tế hàng hoá bán trên sàn Temu không có gì mới.
Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Sáng 30/10, tại Bộ Công Thương đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Kết thúc cuộc thi đợt 1 (tháng 9/2024), Ban tổ chức đã chấm và lựa chọn được 9 cá nhân, đơn vị đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Bộ Công Thương phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ngày 25/10 có Quyết định số 2837/QĐ-BCT về phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương…
Việt Nam thuộc 3 nhóm nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp

Việt Nam thuộc 3 nhóm nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp

Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP.
Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động