Ngày này năm xưa 21/10: Ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo khoa học nữ ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 21/10/2008, Bộ Công Thương có Quyết định 38/2008/QĐ-BCT ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo khoa học nữ ngành Công Thương.
Ngày này năm xưa 18/10: Phê chuẩn Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; Bác Hồ thăm vịnh Cam Ranh Ngày này năm xưa 19/10: Bộ Công Thương quyết định phát triển công nghiệp công nghệ cao Ngày này năm xưa 20/10: Ngày Phụ nữ Việt Nam, Ngành Công Thương có nhiều sự kiện quan trọng

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 21/10 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 21/10/1946, cán bộ, công nhân viên ngành Đường sắt Việt Nam vinh dự được nhận nhiệm vụ tổ chức một chuyến tàu đặc biệt đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Hải Phòng về Hà Nội sau chuyến thăm Pháp về. Thể theo nguyện vọng của đông đảo các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân viên đường sắt, ngày 11/3/1996, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/10 hằng năm là ngày truyền thống của ngành Đường sắt Việt Nam.

Ngày 21/10/1966, máy bay Mỹ đã ngang nhiên ném bom xuống Trường Phổ thông cấp II xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, cướp đi sinh mạng cô giáo Bùi Thị Thanh Xuân và 30 em học sinh. 57 năm đã trôi qua, 31 nấm mộ nằm bên nhau trong khuôn viên nghĩa trang giống hình một lớp học đã trở thành chứng tích lịch sử về tinh thần kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân xã Thụy Dân nói riêng, huyện Thái Thụy nói chung, là biểu tượng về ý chí, tinh thần dạy và học của bao thế hệ thầy cô, học trò vùng quê biển.

Ngày 21/10/1995, Quốc hội ban hành Nghị quyết thành lập Bộ Công nghiệp trên cơ sở hợp nhất ba Bộ: Công nghiệp nặng, Năng lượng, Công nghiệp nhẹ.

Ngày này năm xưa 21/10: Ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo khoa học nữ ngành Công Thương
Nghiên cứu khoa học tại Viện Công nghệ thực phẩm (Bộ Công Thương)

Việc hợp nhất các Bộ Năng lượng, Bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ thành Bộ Công nghiệp đã thể hiện quyết tâm cải cách bộ máy quản lý nhà nước, tinh giản theo hướng gọn nhẹ, tránh chồng chéo, phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức viên chức.

Kể từ khi thành lập từ 1995 đến 2007, Bộ Công nghiệp đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với vai trò chức năng, nhiệm vụ trong việc tham mưu xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về các ngành Công nghiệp quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập.

Ngày 21/10/1996, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 3159/1996/QĐ-BCN về việc thành lập Tổ công tác Liên ngành về các dự án Hợp tác thăm dò khai thác vàng.

Ngày 21/10/2002, Bộ Công nghiệp ban hành Quyết định số 45/2002/QĐ-BCN về việc chuyển Xí nghiệp May 9 thuộc Công ty May Nhà Bè thành Công ty cổ phần May 9.

Ngày 21/10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 179/2004/NĐ-CP về việc quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Ngày 21/10/2005, Bộ Thương mại ban hành Quyết định 2563/2005/QĐ-BTM ủy quyền cho Ban Quản lý cac khu công nghiệp tỉnh Bến Tre quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các khu công nghiệp tỉnh Bến Tre.

Ngày 21/10/2008, Bộ Công Thương có Quyết định 38/2008/QĐ-BCT ban hành Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo khoa học nữ ngành Công Thương

Ngày 21/10/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 5632/QĐ-BCT về việc thành lập Ban biên tập Cổng thông tin Thị trường nước ngoài.

Ngày 21/10/2008, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 5610/QĐ-BCT về việc Điều chỉnh nhiệm vụ của Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh và Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn.

Ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 65/2010/QĐ-TTg về Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Ngày 21/10/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2013/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực.

Ngày 21/10/2019, Quyết định 3161/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch triển khai Đề án "Tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019-2021".

Ngày 21/10/2022, Bộ Công Thương ban hành Công văn 6501/BCT-TTTN về việc điều hành kinh doanh xăng dầu ngày 21/10/2022.

Sự kiện quốc tế

Ngày 21/10/1790, ngày sinh Anphôngxơ đơ Lamáctin (Alphonse de Lamartine) - nhà thơ lãng mạn Pháp, nhà hoạt động ngoại giao và chính trị. Ông mất ngày 28/2/1869.

Ngày 21/10/1833, ngày sinh Nhà hóa học người Thuỵ Điển Anphrét Bécna Nôben (Alfred Bernhard Nobel). Khi qua đời năm 1896, Nôben để lại chúc thư: Đề nghị lập một quỹ lấy từ tiền lời của tài sản của ông để hàng năm trao giải thưởng cho các nhà bác học, nhà văn, nhà hoạt động xã hội, kinh tế có cống hiến xuất sắc cho loài người. Giải thưởng này mang tên Nôben. Giải Nôben được lập ra từ năm 1901. Trị giá mỗi giải từ 11-30 nghìn bảng Anh.

Ngày 21/10/1914: Ngày sinh nhật của nhà toán học nổi tiếng, Martin Gardner. Ngoài niềm đam mê với toán học, ông còn là một nhà văn đã xuất bản một số lượng sách khổng lồ.

Ngày 21/10/1983: Đại hội Cân đo quốc tế lần thứ 17 định nghĩa lại chiều dài của một mét là khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1/299 792 458 giây.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/10/1920, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người Việt Nam dự cuộc mít tinh do các đảng viên Đảng Xã hội quận 13, Paris, dưới sự chủ tọa của văn sĩ Anatônê Phrăngxơ (Anatone France) nhằm lên án chính quyền bắt giữ trái phép và độc đoán một số đồng chí của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Cơ khí Hà Nội, ngày 18/2/1958.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm nhà máy Cơ khí Hà Nội, ngày 18/2/1958

Từ ngày 21/10 đến 24/10/1922, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp và tại diễn đàn này, đã phê bình Đảng chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa, đề nghị và được Đại hội thông qua lời kêu gọi “Những người bản xứ ở thuộc địa”.

Ngày 21/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự thụ lễ đức Khổng Tử tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám do Hội Tư văn Thăng Long tổ chức có một số quan chức Trung Hoa tham dự. Để tỏ thiện chí, Bác thân đứng ra phiên dịch và bày tỏ tinh thần “tứ hải giai huynh đệ” (Bốn biển là anh em).

Ngày 21/10/1946, tại Hải Phòng, Bác thăm hỏi nhân dân, ghi vào Sổ vàng của Trường Huấn luyện Thanh niên Tô Hiệu dòng lưu bút: “Thanh niên đoàn kết. Gắng học tập. Gắng công tác. Tiến lên! Tiến lên!”.

Ngày 21/10/1947, Bác Hồ viết thư gửi hai lão du kích Kiến An, khen ngợi: “Hai cụ thật xứng đáng với tổ tiên oanh liệt của ta, các phụ lão đời Trần đời Lê, chẳng những kêu gọi con cháu, mà tự mình hăng hái tay chống gậy, tay cầm dao giết giặc cứu nước”.

Ngày 21/10/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi huy hiệu của Người tặng 2 đồng chí Đinh Rếu và Đinh Rếp thuộc đơn vị Tây Nguyên và các thủy thủ tàu 512 đã nêu gương tốt trong việc giúp đỡ nhân dân.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Trước xu thế phát triển ô tô điện, các cơ quan liên quan đang tích cực phối hợp để đồng bộ, mở rộng quy mô hệ thống trạm sạc.
Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Luật Điện lực (sửa đổi): Chính sách đã rõ ràng, đừng để tương lai thiếu điện

Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn đánh giá cao và đồng thuận với Luật Điện lực (sửa đổi), ông khẳng định chính sách đã rõ ràng, thực thi sớm sẽ đảm bảo an ninh điện.
Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Luật Điện lực (sửa đổi): Những nội dung thống nhất cao đề nghị thông qua

Đại biểu Nguyễn Quang Huân cho rằng, Luật Điện lực (sửa đổi) cần thông qua càng sớm càng tốt đối với những nội dung đã rõ ràng và nhận được sự đồng thuận cao.
Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Xuất khẩu gạo Việt Nam 2024: Bứt phá ngoạn mục vẫn cần tỉnh táo

Chưa hết năm 2024 nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chắc chắn có một năm báo hỷ khi riêng kim ngạch 10 tháng của năm 2024 đã vượt kỷ lục của cả năm 2023.
Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có tính liên thông, đồng bộ với các luật khác

TS. Thái Doãn Hoàng Cầu cho rằng dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã đáp ứng các mục đích, mục tiêu và quan điểm xây dựng luật của Đảng, Nhà nước đề ra.

Tin cùng chuyên mục

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Sửa đổi Luật Hóa chất: Những kỳ vọng mới

Không chỉ đảm bảo an ninh, an toàn hóa chất, nhiều ý kiến kỳ vọng Luật Hóa chất (sửa đổi) sẽ tạo ra những thay đổi mới trong nền kinh tế Việt Nam.
Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Bài học nhìn từ những dự án đội vốn, chậm tiến độ

Đã đến lúc cần phải chấm dứt, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có liên quan khi để các dự án đội vốn, chậm tiến độ gây lãng phí, thất thoát nguồn ngân sách.
Đồng Nai: Minh

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Sau 4 năm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ việc tặng rau miễn phí cho người lao động khó khăn, cuộc sống của anh Phạm Hồng Minh (Minh “râu”) có nhiều thay đổi.
Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO

Bộ Công Thương vừa ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty NSMO.
Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Hơn 4.500 người tham gia đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Theo Ban tổ chức, kết thúc đợt 2 (tháng 10), tính đến ngày 31/10, đã có hơn 4.500 thành viên cả trong và ngoài ngành Công Thương tham gia cuộc thi.
Từ vụ

Từ vụ 'cô đồng bát nước': Cần tỉnh táo trước chiêu trò mê tín dị đoan thời 4.0

Thời gian qua, nhiều kẻ xấu đội lốt hoạt động tâm linh, dùng chiêu trò mê tín dị đoan trên mạng xã hội với mục đích lừa đảo, trục lợi bất chính.
Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Trốn thuế trên thương mại điện tử: Xử một người, cảnh tỉnh nhiều người

Lần đầu tiên một cá nhân trốn thuế nhiều tỷ đồng khi tham gia kinh doanh thương mại điện tử đã bị cơ quan công an tiến hành lập hồ sơ truy tố.
Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Từ việc sửa Luật Quy hoạch đến câu chuyện phòng, chống lãng phí trong xây dựng thể chế

Quốc hội đang thảo luận dự án 1 luật sửa 4 luật, trong đó có Luật Quy hoạch nhằm bảo đảm sự đồng bộ thực thi, tránh chồng chéo dẫn đến lãng phí các nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Ngày 31/10, tại Ninh Thuận, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai các dự án năng lượng.
Gia Lai: Dự án

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Sau 3 tháng đi vào hoạt động, dự án 'Hy vọng' của nhóm từ thiện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) hiện đang nuôi 26 trò nghèo với sự giúp đỡ của 260 mạnh thường quân.
Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Bên cạnh bồi dưỡng tri thức, việc giáo dục đạo đức cho con trẻ là việc vô cùng quan trọng, bởi đó là yếu tố căn bản hình thành nên nhân cách một con người.
Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Sửa 4 luật giúp gỡ vướng cho các dự án phát triển điện lực

Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc ban hành một luật, sửa đổi 4 luật sẽ góp phần tháo gỡ, vướng mắc trong phát triển các dự án điện lực hiện nay.
Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Nhiều độc giả bất ngờ, xúc động khi đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Chia sẻ với Ban tổ chức, nhiều cá nhân bất ngờ và bày tỏ xúc động khi vinh dự đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9).
Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Tập đoàn FPT nói gì về sàn Temu?

Ông Đỗ Cao Bảo- Thành viên HĐQT Tập đoàn FPT, cho rằng: Thực tế hàng hoá bán trên sàn Temu không có gì mới.
Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Bộ Công Thương bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp

Sáng 30/10, tại Bộ Công Thương đã diễn ra lễ trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Tuấn Anh làm Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Trao giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Kết thúc cuộc thi đợt 1 (tháng 9/2024), Ban tổ chức đã chấm và lựa chọn được 9 cá nhân, đơn vị đoạt giải Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương.
Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Bệnh viện vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế cục bộ: Lỗi có phải chỉ ở công tác đấu thầu?

Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế vẫn xảy ra cục bộ ở một số bệnh viện khiến dư luận đặt câu hỏi: Có phải nguyên nhân chỉ từ công tác đấu thầu?
Bộ Công Thương phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ngày 25/10 có Quyết định số 2837/QĐ-BCT về phê duyệt Đề án xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ngành Công Thương…
Việt Nam thuộc 3 nhóm nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp

Việt Nam thuộc 3 nhóm nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp

Đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN về năng lực cạnh tranh công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp đạt trên 40% GDP.
Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Quản lý thuế với sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng vào Việt Nam: Cách nào?

Dù bán hàng vào thị trường trong nước nhưng các sàn thương mại điện tử nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam khiến công tác quản lý thuế gặp khó.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động