Chuyên mục “Ngày này năm xưa” của Báo Công Thương giới thiệu tổng hợp, những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/10.
Sự kiện trong nước và ngành Công Thương
Ngày 19/10/1946, Ngày truyền thống Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội. Ra đời từ phong trào cách mạng của quần chúng, Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội đã kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thử thách lập Trong Cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô đã xung kích, làm nòng cốt trong phong trào đấu tranh cách mạng, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. Trong kháng chiến chống Mỹ, Lực lượng vũ trang Thủ đô dũng cảm, mưu trí, phối hợp với lực lượng Phòng không-Không quân đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng.
Ngày 19/10/1946, Hội nghị Quân sự toàn quốc của Đảng khai mạc. Đây là hội nghị quân sự lớn nhất của Đảng ta từ sau khi giành được chính quyền.
Ngày 19/10/1962, đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu ra thăm miền Bắc. 12 ngày ở trên đất Bắc, đoàn được Hồ Chủ Tịch, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và nhân dân miền Bắc đón tiếp nồng nhiệt.
Ngày 19/10/1973, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam công bố chính sách dân tộc gồm 8 điểm: Thực hiện bình đẳng dân tộc, đoàn kết các lực lượng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam; Ra sức bảo tồn và phát triển các dân tộc anh em; Thực hiện đầy đủ quyền tự do dân chủ; Tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc...; Tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo...; Chăm lo quyền lợi về ruộng đất, nương rẫy, rừng núi cho đồng bào...; Ra sức phát triển y tế, vệ sinh phòng bệnh, chữa bệnh, bảo vệ bà mẹ, trẻ em; Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đông đảo đội ngũ cán bộ của các dân tộc anh em.
Ngày 19/10/1974, ngày thành lập Trường quân sự Quân đoàn 2 (tiền thân là Trường Quân chính) tại Cồn Tiên, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên (thứ 2 từ trái sang) tháp tùng Bác Hồ đi thăm một lớp học tại Hà nội. (Ảnh: nguyenvanhuyen.org.vn) |
Ngày 19/10/1975, Bộ trưởng Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Văn Huyên qua đời. Ông sinh năm 1908, quê ở Hà Tây. Hồi nhỏ ông học ở Hà Nội, sau đó sang Pháp học đại học và trên đại học (từ 1926-1935). Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng tiến sĩ văn chương tại Trường đại học Sorbonne (Paris). Trở về nước, ông dạy học và nghiên cứu di sản văn hóa dân tộc. Ông là Ủy viên Hội đồng nghiên cứu khoa học Đông Dương (từ 1941-1945). Sau cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Văn Huyên hoạt động sôi nổi trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Từ năm 1946 đến năm qua đời, ông là Bộ trưởng Bộ Giáo dục.
Ngày 19/10/1977, công trình xây dựng Nhà máy Dệt Vĩnh Phú (nay là Công ty Cổ phần Dệt Vĩnh Phú) hoàn thành và đi vào hoạt động. Nhà máy có thể dệt được 50 triệu mét vải một năm, sản xuất theo hệ thống dây chuyền hoàn chỉnh đồng bộ từ khâu kéo sợ đến khâu dệt, nhuộm vải và in hoa.
Ngày 19/10/2017, Hội nghị quan chức tài chính cao cấp APEC 2017 trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC (FMM) lần thứ 24 và các Hội nghị liên quan đã diễn ra tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Ngày 19/10/1982, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Cu Ba đã được ký kết tại Thủ đô La Habana trong chuyến thăm chính thức Cuba của Đoàn đại biểu Đảng và Nhà nước ta do đồng chí Trường Chinh dẫn đầu. Hiệp ước vạch ra những phương hướng cơ bản nhằm phát triển mối quan hệ giữa hai nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Ngày 19/10/2020, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân. Thủ tướng Nhật Bản đã chọn Việt Nam là nước đầu tiên đến thăm sau khi nhậm chức.
Ngày 19/10/2017, Bộ Công Thương ban hành quyết định phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao |
Ngày 19/10/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị số 11/CT-BCT tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương
Ngày 19/10/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 38/CT-TTg về tăng cường thực hiện và khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực.
Ngày 19/10/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 258/2005/QĐ-TTg về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công nghiệp.
Ngày 19/10/2006, Bộ Thương mại ban hành văn bản số 0485/BTM-DM Điều hành hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ năm 2006 đối với phần nguồn còn lại dành cấp visa tự động của cat. cat. 638/639.
Ngày 19/10/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 162/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 19/10/2010, ban hành Chỉ thị số 98/CT-BCS về việc tăng cường công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong hoạt động của Bộ Công Thương.
Ngày 19/10/2012, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 6184/QĐ-BCT phê duyệt "Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030".
Ngày 19/10/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Ngày 19/10/2015, Bộ Công Thương ban hành Công văn 10755/BCT-TTT về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.
Ngày 19/10/2017, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 3995/QĐ-BCT phê duyệt nhiệm vụ bắt đầu thực hiện năm 2018 (đợt 1) tham gia Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.
Ngày 19/10/2012, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 6184/QĐ-BCT phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”.
Sự kiện quốc tế
Ngày 19/10/1781, Tướng Charles Cornwallis của Anh đã ký điều khoản đầu hàng quân đội của George Washington, kết thúc cuộc vây hãm Yorktown.
Ngày 19/10/1943, thuốc kháng sinh đầu tiên chữa bệnh lao Streptomycin được nghiên cứu thành công bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Rutgers.
Ngày 19/10/1956, Nhật Bản và Liên Xô ký tuyên bố chung, chấm dứt tình trạng chiến tranh giữa hai bên và khôi phục quan hệ ngoại giao.
Ngày 19/10/1987, được xem là một ký ức đen tối của những người chơi cổ phiếu tại nước Mỹ khi chỉ số công nghiệp Dow Jones sụt giảm đến 508 điểm (tương đương 22,6%). Các nhà đầu tư đồng loạt rút tiền khỏi thị trường chứng khoán.
Ngày 19/10/1987, được gọi là “Ngày thứ Hai đen tối” tiêu biểu và được sử dụng thường xuyên nhất để so sánh sụt giảm phần trăm của thị trường chứng khoán.
Ngày 19/10/2003, Mẹ Teresa được Giáo hoàng John Paul II phong chân phước. Mẹ Teresa đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1979 nhờ những đóng góp cho hoạt động nhân đạo. Ngày 4-9-2016, tại Vatican, Giáo hoàng Francis I đã phong thánh cho Mẹ Teresa, một ngày trước kỷ niệm 19 năm ngày mất của bà.
Ngày 19/10/2020, chuyến bay thương mại đầu tiên được thực hiện từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tới Israel. Chuyến bay được thực hiện đúng một tháng sau khi hai nước ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ.
Ngày 19/10/2021, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo trong bối cảnh các đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đang có mặt tại Washington (Mỹ) để thảo luận về các nỗ lực chung nhằm đưa Triều Tiên trở lại bàn đối thoại bằng viện trợ nhân đạo và các ưu đãi khác.
Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 19/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp Hội đồng Chính phủ để nghe thông báo kết quả việc thảo luận với Trung Hoa về việc chở gạo từ miền Nam ra miền Bắc cứu đói, về tình hình chiến sự ở Nam Bộ…
Ngày 19/10/1947, Bác Hồ gửi điện tới Hội nghị Quân sự toàn quốc. Trong điện Bác căn dặn cán bộ phải sáng suốt, chân tình khôn khéo; gắng sức học tập, khuyên nhau học tập; phải tu sửa mình cho kỳ giữ được chí công vô tư, đối với việc phải sáng suốt, đối với vật không tham lam, gắng làm kiểu mẫu cho bộ đội, cho nhân dân; phải có kỷ luật.
Ngày 19/10/1957, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận Quốc thư của Chủ tịch nước Cộng hòa Tiệp Khắc do Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Tiệp Khắc tại Việt Nam trìnhnên những chiến công vang dội.
Ngày 19/10/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên thăm đồng bào và cán bộ các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Trên đường đi, Người ghé thăm sư đoàn bộ đội miền Nam tập kết đóng ở Lương Sơn và Tập đoàn sản xuất tiên tiến Chí Hòa thuộc Liên đoàn sản xuất của anh chị em miền Nam.
Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh qua những lần gặp gỡ, động viên, khen ngợi phụ nữ Việt Nam |
Ngày này năm xưa 19/10/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngợi ca cống hiến của phụ nữ Việt Nam. Người nói: “Hội phụ nữ mới 20 tuổi. Nhưng truyền thống anh hùng của phụ nữ Việt Nam ta đã có gần 2.000 năm và ngày càng phát triển. Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến ngày nay mỗi khi nước nhà gặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Do đó, ta có câu tục ngữ rất hùng hồn: “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”. Rồi Người kết luận: “Như thế là từ xưa đến nay, từ Nam đến Bắc, từ trẻ đến già, phụ nữ Việt Nam ta thật là anh hùng”.
Ngày 19/10/1966, Bác gửi thư khen quân và dân miền Bắc bắn rơi 1.500 máy bay Mỹ”. Bức thư có đoạn: “Để hòng gỡ thế thất bại của chúng, giặc Mỹ đang điên cuồng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Chúng càng liều lĩnh thì chúng càng thất bại nặng nề. Nhân đà thắng lợi của chúng ta, quân và dân ta hãy đoàn kết chặt chẽ, nâng cao cảnh giác, vượt mọi khó khăn. Hãy phát huy truyền thống đấu tranh anh dũng... đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn”.
Ngày 19/10/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh họp Bộ Chính trị nghe báo cáo về tình hình đàm phán ở Hội nghị Paris.