Ngày này năm xưa 16/3: Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc

Ngày này năm xưa, Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc; Điều chỉnh phân công nhiệm vụ trong Bộ...
Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Sự kiện trong nước

- Ngày 16/3/1998, Bộ Công nghiệp ban hành quyết định số 16/1998/QĐ-BCN về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ đào tạo và Thực nghiệm khoa học-sản xuất trực thuộc Trường Trung học Công nghiệp I.

Trung tâm có các nhiệm vụ sau: Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề, công nhân bậc cao thuộc các ngành: cơ khí, điện, điện tử-tin học theo hợp đồng đào tạo giữa các trường với các cơ quan, đơn vị có nhu cầu.

Tổ chức nghiên cứu và thực nghiệm sản xuất để hoàn thiện công nghệ chế tạo cơ khí, điện công nghiệp, điện tử-tin học để làm ra sản phẩm mới phục vụ nhu cầu sản xuất và thay thế hàng nhập khẩu.

Dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế, chế tạo, chuyển giao công nghệ, lắp đặt máy móc thiết bị, xây lắp đường dây, trạm điện lưới 35KV, mở cửa hàng giới thiệu bán sản phẩm và một số sản xuất, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Ngày 16/3/2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2015/TT-BCT sửa đổi, bổ sung Quy tắc cụ thể mặt hàng ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc.

Ngày này năm xưa 16/3: Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc
ASEAN và Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc đàm phán để nâng cấp Hiệp định thương mại tự do (FTA) và hạ thấp hơn nữa các rào cản thương mại.

- Ngày 16/3/2015, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2405/QĐ-BCT điều chỉnh phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ như sau: Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng - Trưởng ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của Bộ Công Thương. Trực tiếp chỉ đạo Tổng cục Năng lượng, Cục Điều tiết điện lực. Phó Trưởng ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. - Phó Trưởng ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú Tổng Thư ký Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Trực tiếp chỉ đạo Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh, phụ trách công tác phòng chống tội phạm, công tác thanh niên, đoàn thể, dân vận. Phó Trưởng ban (kiêm nhiệm) Ban Kinh tế Trung ương. Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, Phó Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng của Bộ.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước Châu Phi, Tây Á và Nam Á. Trực tiếp chỉ đạo Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á và Nam Á.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, làm Chủ tịch Phân ban Việt Nam trong các Ủy ban liên Chính phủ với các nước Châu Phi, Tây Á và Nam Á. Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng công chức Bộ Công Thương.

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng, phụ trách và chỉ đạo ngành khai thác mỏ, chế biến khoáng sản, công tác kế hoạch, phòng chống cháy, nổ và an toàn; giúp Bộ trưởng chỉ đạo ngành dầu khí. Thôi chỉ đạo ngành điện, hóa chất. Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch, Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương; thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; tham gia cùng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng, phụ trách và chỉ đạo ngành điện, công nghiệp hóa chất. - Chỉ đạo tổng hợp chung công tác công thương địa phương, kinh tế tập thể. Chỉ đạo công tác quốc phòng toàn dân và công nghiệp phục vụ quốc phòng; công tác phòng, chống lụt bão; bảo vệ sức khoẻ - y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình. Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại thị trường các nước Liên minh Kinh tế Á - Âu (hiện tại gồm Liên bang Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Ác-mê-ni-a và Cu-ro-gu-xtan)…

- Ngày 16/3/2020, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn.

- Sáng ngày 16/3/1968, tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh (tỉnh Quảng Ngãi), các đơn vị lính lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát 504 thường dân vô tội, trong đó có 182 phụ nữ (17 người đang mang thai), 173 trẻ em, 60 cụ già và 89 trung niên; 247 ngôi nhà bị thiêu hủy, hàng ngàn gia súc gia cầm bị giết chết, lương thực mùa màng bị đốt sạch phá sạch... Vụ thảm sát đã gây chấn động dư luận thế giới về tội ác mà quân đội Mỹ đã gây ra cho nhân dân Việt Nam và đã tạo nên làn sóng phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam ngay trên đất Mỹ và thế giới.

Ngày này năm xưa 16/3: Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc
Ngày 16/3/1968, một nhóm lính Mỹ tàn sát hơn 500 dân thường Việt Nam vô tội, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em tại thôn Mỹ Lai, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

- Ngày 16/3/1975 toàn bộ lực lượng địch ở Kontum, Plâycu gồm các liên đoàn biệt động quân số 6, 7, 23, 25; các trung đoàn thiết giáp số 3, 9, 21 và cơ quan bộ tư lệnh quân đoàn 2, sư đoàn 6 không quân rút chạy theo đường 7 về Phú Yên. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương và trong phạm vi một chiến dịch, một quân đoàn địch được trang bị hiện đại đã phải rút bỏ một địa bàn chiến lược quan trọng. Sư đoàn 320 của ta đang đánh địch ở đường 14 được lệnh cấp tốc hành quân truy kích địch.

Tiểu đoàn 9 suốt ngày đêm chạy tắt rừng hướng đến đường 7 - Đến chiều ngày 17-3 -1975, họ đã kịp chốt chặt ở Đông Nam thị xã Cheo Reo 4 kilômét và bắt đầu nổ súng chặn địch.

- Ngày 16/3/1981, Khánh thành Bệnh viện trẻ em Việt Nam - Thụy Điển tại Hà Nội - Công trình do chính phủ Thụy Điển viện trợ. Đây là trung tâm chữa bệnh và nghiên cứu các bệnh trẻ em ở tuyến cao nhất trong cả nước. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 9-1975, khi khánh thành và đưa vào sử dụng, bệnh viện có trên 500 giường đến nay đã phát triển hơn nhiều.

- Ngày 16/3/1975, toàn bộ lực lượng địch ở Kon Tum, Pleiku gồm các liên đoàn biệt động quân số 6, 7, 23, 25; các trung đoàn thiết giáp số 3, 9, 21 và cơ quan bộ tư lệnh quân đoàn 2, sư đoàn 6 không quân rút chạy theo đường 7 về Phú Yên. Lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương và trong phạm vi một chiến dịch, một quân đoàn địch được trang bị hiện đại đã phải rút bỏ một địa bàn chiến lược quan trọng.

- Ngày 16/3/1981, Khánh thành Bệnh viện trẻ em Việt Nam - Thụy Điển tại Hà Nội (nay là Bệnh viện Nhi Trung ương) - Công trình do Chính phủ Thụy Điển viện trợ. Đây là trung tâm chữa bệnh và nghiên cứu các bệnh trẻ em ở tuyến cao nhất trong cả nước. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 9-1975, khi khánh thành và đưa vào sử dụng, bệnh viện có trên 500 giường đến nay đã phát triển hơn nhiều.

- Ngày 16/3/2016, Việt Nam-Lào hoàn thành hệ thống mốc quốc giới.

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung đường biên giới dài khoảng 2.340km, trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam từ Điện Biên đến Kon Tum. Ðây là đường biên giới trên bộ dài nhất của Việt Nam với một nước láng giềng.

Từ năm 2008, hai bên đã triển khai tôn tạo và cắm mới 1.

Việc hoàn thành thắng lợi toàn bộ dự án đã góp phần hoàn thiện chất lượng đường biên giới Việt Nam-Lào cả về pháp lý và thực tiễn, từ nay giữa hai nước có một đường biên giới rõ ràng, được ghi nhận chi tiết trong các văn kiện pháp lý và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy, hiện đại, bền vững trên thực địa.002 cột mốc và cọc dấu trên toàn tuyến biên giới.

* Sự kiện quốc tế

- Ngày 16/3/2008, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) báo động về tốc độ tan chảy các dòng sông băng. Trên cơ sở đo độ dày các lớp băng từ 30 dòng sông băng nằm trong 9 dãy núi, UNEP kết luận trong khoảng thời gian 2004-2005 và 2005-2006, tỷ lệ băng tan trung bình đã tăng gấp đôi. Tính từ năm 1980 đến nay, độ dày của các dòng sông băng đã giảm tổng cộng tới 11,5m.

Ngày này năm xưa 16/3: Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc
Sông băng trên núi Everest đang tan chảy với tốc độ nhanh hơn các nơi khác trên thế giới

UNEP cho biết: “Thủ phạm” đứng đằng sau sự hao hụt một khối lượng lớn băng này là tình trạng biến đổi khí hậu Trái đất, xuất phát từ hành động sử dụng nhiên liệu hóa thạch của con người. Băng tan sẽ dẫn đến tác động tiêu cực đối với ngành nông nghiệp, sản xuất điện, gây gián đoạn nguồn nước sinh hoạt tới người dân, đồng thời khiến mực nước biển dâng cao.

Báo cáo kêu gọi các Chính phủ hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, nguyên nhân trực tiếp khiến các sông băng ngày càng thu hẹp.

- Ngày 16/32011, Tàu “Liên hợp TMA-M” thế hệ mới đã hạ cánh an toàn tại vùng thảo nguyên ở Kazakhstan.

Tàu vũ trụ có người lái thế hệ mới đầu tiên mang tên “Liên hợp TMA-M” (Soyuz TMA-M “Expedition-25”) của Nga, được phóng thành công lên quỹ đạo ngày 8-10-2010, từ sân bay vũ trụ Baikonur Kazakhstan. Tàu mang theo hai nhà du hành Nga là Alexander Kalery và Olek Skripochka cùng nhà du hành của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) Scott Kelly.

Trong thời gian hơn 5 tháng trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), các nhà du hành đã tiến hành hàng loạt các thí nghiệm để kiểm tra sự thích ứng của con tàu thế hệ mới đầu tiên này với một loạt hệ thống đã được cải biến, trong đó bao gồm cả máy tính và các hệ thống viễn trắc. (Theo TTXVN)

* Sự kiện về Bác

- Ngày 16/3/1920, mật thám Pháp ghi nhận được thông tin về việc Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành bản thảo sách mang tên “Những người bị áp bức” (Les Opprimés) đang có ý định gặp hai chính khách cánh tả nổi tiếng là Mácxen Casanh (Marcel Cachin) và Giăng Lunggơ (Jean Longuet) đề nghị viết lời tựa cho sách, cho biết đã dành được 300 quan tiền Pháp để in và sẽ đến vùng Pons làm nghề nhiếp ảnh để kiếm thêm kinh phí tái bản cuốn sách đó.

Ngày này năm xưa 16/3: Thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN–Hàn Quốc
Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, công nhân Nhà máy Cơ khí Duyên Hải.

- Trung tuần tháng 3/1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã tham dự Đại Hội hải ngoại của Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội tại Liễu Châu (Trung Quốc). Tại Đại hội này (còn gọi là Đại hội Quốc tế chống xâm lược) lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đọc hai bản báo cáo về hoạt động của Việt Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đối với phong trào Cách mạng Việt Nam.

- Ngày 16/3/1961, khi thăm Nhà máy Cơ khí Duyên Hải (Hải Phòng) lá cờ đầu của công nghiệp miền Bắc, nói chuyện với cán bộ, công nhân, Bác phân tích: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội để cho đời sống toàn dân được ấm no, hạnh phúc. Muốn no thì phải sản xuất nhiều gạo. Muốn ấm thì phải sản xuất nhiều vải. Muốn có gạo, có vải thì nông nghiệp không thể để mãi như hiện nay mà phải có máy móc. Máy móc là do các chú làm. Phải có nhiều máy và máy tốt”.

- Ngày 16/3/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới Thái tử Quốc trưởng Vương quốc Campuchia Norodom Sihanouk chào mừng thắng lợi của Hội nghị Nhân dân Đông Dương vừa kết thúc thắng lợi tại Phnôm Pênh. Thư viết: “Hội nghị Nhân dân Đông Dương được triệu tập theo sáng kiến của Ngài đã thành công tốt đẹp, đánh dấu một bước tiến lớn trong sự nghiệp đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Campuchia và Lào, chống kẻ thù chung là đế quốc Mỹ xâm lược”.

Vậy ta phải tiếp tục đánh mạnh, đánh đau, đánh cho đến khi Mỹ, ngụy thất bại hoàn toàn, cho đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng”.

(Theo Sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngày này năm xưa”; “Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật)

Lời Bác dạy ngày này năm xưa: “Dân ta yêu tự do, độc lập, trọng hòa bình, tín nghĩa”. Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản “Lời kêu gọi nhân dân thi hành đúng Hiệp định sơ bộ Việt – Pháp” ngày 16-3-1946.

Ngày 6/3/1946, tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của đại diện các nước Trung Hoa dân quốc, Mỹ và Anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân ký bản Hiệp định sơ bộ với Chính phủ Cộng hòa Pháp.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Việc phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng thời đại hội nhập kinh tế phát triển là hết sức quan trọng.
Xây dựng Quân chủng Hải quân

Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'

Là lực lượng nòng cốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân chủng Hải quân đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp tục có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.
Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Bài 2: Quân đội trong bối cảnh và thách thức mới

Trong bối cảnh thế giới và khu vực đầy biến động, xây dựng quân đội vững mạnh và củng cố quốc phòng trở thành nhiệm vụ trọng yếu.
Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Bài 1: Trụ cột vững chắc của đất nước trong mọi thời kỳ

Trong suốt 80 năm, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét với những chiến công lẫy lừng và tinh thần chiến đấu quả cảm vì độc lập, tự do của dân tộc.

Tin cùng chuyên mục

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về “Bộ đội Cụ Hồ”

“Bộ đội Cụ Hồ” là danh hiệu cao quý, chứa đựng sự tin yêu dành cho quân đội ta nhưng lại là một trong những nội dung mà thế lực thù địch thường xuyên chống phá.
Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Tinh gọn bộ máy: Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng

Ngót 40 năm đổi mới của cả dân tộc, cả đất nước hội đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” về tiềm lực, vị thế để bước vào kỷ nguyên mới vươn mình cùng thời đại.
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện

Sau 5 năm được thành lập và đi vào hoạt động, Đảng bộ Tổng công ty Điện lực - TKV đã phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện tại doanh nghiệp Nhà nước.
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động