Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

PV

PV

Ngày này năm xưa 15/3 là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, Tổ chức Người tiêu dùng Quốc tế lấy ngày này là “Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới".
Ngày này năm xưa 12/3: Ban hành quy định về chính sách xúc tiến thương mại, phát triển công nghiệp hỗ trợ Ngày này năm xưa 13/3: Mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, phê duyệt Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm Ngày này năm xưa 14/3: Kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma, quy định thuế nhập khẩu Việt Nam – Campuchia

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước, ngành Công Thương, sự kiện quốc tế và các sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15/3.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, theo đó lấy ngày 15/3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Quyết định 1035/QĐ-TTg nêu rõ, việc công nhận Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và nền kinh tế đất nước; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác này; góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.

Lễ Phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023
Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2023

“Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam" mang ý nghĩa quan trọng, được tổ chức hàng năm với chủ đề khác nhau cùng với các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua nhiều hình thức, phương tiện truyền thông từ Trung ương đến địa phương các cấp được tổ chức nhằm đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến với mọi đối tượng.

Bên cạnh đó, sự kiện này giúp định hướng, xác định trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cung ứng của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Đồng thời, ngày 15/3 cũng góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh, ý thức chủ động bảo vệ bản thân của người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời phát huy sức mạnh, khuyến khích, động viên sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng,... Qua đó, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh, kích thích tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ngày 15/3/1962, Tổng thống Hoa Kỳ John F Kennedy là người đầu tiên trên thế giới phác thảo định nghĩa về các quyền của người tiêu dùng và để đánh dấu sự kiện này, Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế lấy ngày 15/3 hằng năm để kỷ niệm “Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới” (World Consumer Rights Day).

Ngày này năm xưa 15/3: Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Đây là một dịp để có sự tác động và đoàn kết toàn cầu trong phong trào người tiêu dùng quốc tế, trong đó các tổ chức người tiêu dùng cùng tham gia để làm nổi bật và nâng cao nhận thức về một vấn đề quan trọng đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Ngày 15/3/2022, Bộ Công Thương có Thông tư 06/VBHN-BCT quy định về quản lý website thương mại điện tử.

Ngày 15/3/2022, Bộ Công Thương có Thông tư 05/VBHN-BCT quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động.

Ngày 15/3/2018, Bộ Công Thương có Quyết định 812/QĐ-BCT bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Ngày 15/3/2018, Bộ Công Thương có Quyết định 811/QĐ-BCT bổ sung danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được.

Ngày 15/3/2018, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 810/QĐ-BCT về kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới của Bộ Công Thương.

Ngày 15/03/2012, Bộ Công Thương ban hành quyết định 1213/QĐ-BCT (tạm thời) về việc phân công một số nhiệm vụ đối với Tổng cục Năng lượng.

Ngày 15/3/2005, Quyết định 11/2005/QĐ-BCN về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng Cơ khí - Luyện kim.

Ngày 15/3/1945, Tổng Bộ Việt Minh phát "Hịch kháng Nhật cứu nước". Nội dung vạch rõ: Giặc Nhật là kẻ thù số 1 và báo trước rằng cách mạng nhất định thắng lợi. Lời hịch kêu gọi: Giờ kháng Nhật cứu nước đã đến. Kịp thời nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh. Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà muôn năm.

Ngày 15/3/1874, tại Sài Gòn, Triều đình Huế đã ký với Pháp một văn bản mang tên "Hiệp ước hoà bình và liên minh" (còn gọi là Hiệp ước Giáp Tuất). Đây là hiệp ước đầu hàng.

Từ ngày 15/3 đến ngày 30/4/1949, trên địa bàn các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bộ tư lệnh quân đội ta đã chỉ đạo chiến dịch nhằm tiêu diệt sinh lực địch, làm tan rã khối ngụy binh, làm tê liệt đường số 4, triệt tiếp tế của địch ở khu vực Bắc - Đông Bắc.

Ngày 15/3/1960, trong cao trào "Đồng khởi" của Bến Tre, lần đầu tiên, hơn 5.000 phụ nữ gồm đủ các thành phần, đủ mọi lứa tuổi của các xã Phước Hiệp, Bình Khánh, Định Thuỷ, Đa Phước Hội, An Định, Thành Thới họp thành một đoàn người đội khăn tang, mặc áo rách, bồng con, kéo vào quận Mỏ Cày, đòi chấm dứt chiến tranh, đòi bồi thường tính mạng, đòi trừng trị bọn ác ôn ở Phước Hiệp. Bè lũ Mỹ - Diệm rất sợ lực lượng hùng hậu này và chúng đã phải gọi là "Đội quân tóc dài".

Ngày 15/3/1975, Quân ủy Trung ương điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch Tây Nguyên, nêu lên 3 khả năng: Một là địch có thể tăng cường phản kích; Hai là nếu địch bị đánh thì chúng co cụm về Plâycu, ta cần hình thành bao vây ngay Plâycu; Ba là dự tính việc rút lui chiến dịch của địch.

Sự kiện quốc tế

Ngày 15/3/2003, Tổ chức Y tế thế giới báo động về sự xuất hiện của vi khuẩn SARS tại các nước châu Á và Canada. Bệnh này sau được gọi là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS).

Ngày 15/3/1831, Văn hào Victor Hugo xuất bản quyển tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Nhà thờ Đức Bà Paris.

Sự kiện về Bác Hồ

Ngày 15/3/1924, trả lời phỏng vấn nhà báo Giôvanni Giôcmanettu (báo “L’ Unita” - “Đoàn kết” của Đảng Cộng sản Italia) Nguyễn Ái Quốc tự giới thiệu về mình: Tôi là người An Nam, bị Pháp cai trị, học sinh Trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva.

Người được phỏng vấn cho biết chính những tờ báo có nội dung chống đối chính phủ thực dân xuất bản ở Pháp đã khiến tôi nảy ra ý muốn sang xem mẫu quốc ra sao? và bày tỏ niềm hy vọng vào nước Nga Xô viết: “Nhiều người đã hiểu tình trạng kém cỏi của chúng tôi nhưng chưa có ai, trừ những người làm cách mạng Nga, chỉ cho chúng tôi con đường đi đến giải phóng... chính Lênin, đồng chí Ilớtsơ thân mến của chúng tôi, đã nêu lên những đề án và hướng dẫn chúng tôi đi những bước đầu để làm cho chúng tôi có khả năng cùng tiến bước với giai cấp vô sản thế giới”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ
Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ

Ngày 15/3/1946, là ngày quân Pháp được phép tiến vào Hà Nội nhưng ở nhiều nơi đã diễn ra các hoạt động quân sự của quân Pháp trái với Hiệp định sơ bộ đã ký kết, với bút danh “Q.T” Bác viết bài “Phải đình chỉ ngay những cuộc đánh úp tại Nam bộ và Nam Trung bộ” đăng trên Báo “Cứu Quốc”.

Ngày 15/3/1952, Bác viết bài “Vì ai nên nỗi này?” đăng trên Báo “Cứu Quốc” bình luận về tình hình tài chính kiệt quệ của nước Pháp khiến nhiều Nội các vừa dựng lên đã đổ và vạch rõ nguyên nhân là do tiêu tốn vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam và kết luận: Thế là nhân dân Pháp đóng thuế, thanh niên Pháp hy sinh để cho thực dân Pháp hưởng lợi.

Ngày 15/3/1967, Bác viết thư trả lời các cháu học sinh xã Kim Liên ở quê nhà Nghệ An biểu dương thành tích thi đua học tập tốt, lao động tốt đồng thời hoan nghênh nhà trường chăm lo việc dạy học và phòng không tốt bảo đảm an toàn cho học sinh và các thầy cô giáo.

Ngày 15/3/1945, Tổng Bộ Việt Minh phát "Hịch kháng Nhật cứu nước". Nội dung vạch rõ: Giặc Nhật là kẻ thù số 1 và báo trước rằng cách mạng nhất định thắng lợi. Lời hịch kêu gọi: Giờ kháng Nhật cứu nước đã đến. Kịp thời nhằm theo lá cờ đỏ sao vàng năm cánh của Việt Minh. Cách mạng Việt Nam thành công muôn năm. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa muôn năm.

Ngày 15/3/1953, tại khu Đồi Cọ thuộc xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 147/SL đặt Phòng Điện nhiếp ảnh trong Nha tuyên truyền và văn nghệ thành “Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” - tiền thân của Điện ảnh, Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam. Từ đó, ngày nay trở thành ngày truyền thống của hai loại hình nghệ thuật này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp Điện ảnh và nhiếp ảnh Việt Nam vào ngày 15/3/1953.

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày này năm xưa 26/11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại

Ngày này năm xưa 26/11: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại

Ngày này năm xưa 26/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quy định tổ chức ngành Thương mại; ngày khởi công xây dựng cầu Thăng Long (Hà Nội).
Ngày này năm xưa 25/11: Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam

Ngày này năm xưa 25/11: Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam

Ngày này năm xưa 25/11/2010: Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển tổng thể ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
Ngày này năm xưa 24/11: Ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương

Ngày này năm xưa 24/11: Ban hành quy chế hoạt động và tổ chức của Cục Công nghiệp địa phương

Ngày này năm xưa 24/11, ban hành quy chế hoạt động và tổ chức Cục Công nghiệp địa phương nay là Cục Công Thương địa phương.
Ngày này năm xưa 23/11: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ngày này năm xưa 23/11: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ngày này năm xưa 23/11: Kỷ niệm ngày sinh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt; Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Ngày này năm xưa 22/11: Thành lập Vụ Pháp chế; Quy định hệ thống tiêu chí chương trình thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 22/11: Thành lập Vụ Pháp chế; Quy định hệ thống tiêu chí chương trình thương hiệu quốc gia

Ngày này năm xưa 22/11, thành lập Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương); Quy định hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 1/12: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 1/12: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 1/12: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương; bổ sung danh mục hoá chất cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
Ngày này năm xưa 30/11: Quy định về quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 30/11: Quy định về quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương

Ngày này năm xưa 30/11: Quy định về quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu môi trường ngành Công Thương; đẩy mạnh thực hiện pháp lệnh chống lãng phí...
Ngày này năm xưa 29/11: Ban hành quy định về phòng vệ thương mại

Ngày này năm xưa 29/11: Ban hành quy định về phòng vệ thương mại

Ngày này năm xưa 29/11, ban hành quy định về phòng vệ thương mại; ngày thành lập Thư viện Quốc gia Việt Nam.
Ngày này năm xưa 28/11: Thành lập Cục Điều tiết điện lực

Ngày này năm xưa 28/11: Thành lập Cục Điều tiết điện lực

Ngày này năm xưa 28/11 là ngày Chính phủ ra quyết định về chức năng, nhiệm vụ Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương; ngày Lâm nghiệp Việt Nam.
Ngày này năm xưa 27/11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 27/11: Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Nghị quyết về Hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày này năm xưa 27/11 là Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về Hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất

Ngày này năm xưa 21/11: Thông qua Luật Hoá chất; ban hành Nghị định hoạt động của Tập đoàn Hóa chất

Ngày này năm xưa 21/11: Quốc hội thông qua Luật Hoá chất; Chính phủ ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ

Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ

Ngày này năm xưa 20/11: Ngày Nhà giáo Việt Nam; khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Thác Mơ; Phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Ngày này năm xưa 19/11: Phê duyệt Quy hoạch Trung tâm điện lực; bàn giao Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn

Ngày này năm xưa 19/11: Phê duyệt Quy hoạch Trung tâm điện lực; bàn giao Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn

Ngày này năm xưa 19/11: Bàn giao công trình Nhà máy Xi mǎng Bỉm Sơn (Thanh Hóa) do Liên Xô viện trợ; ban hành nhiều văn bản trong lĩnh vực điện lực.
Ngày này năm xưa 18/11: Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về kinh tế đối ngoại

Ngày này năm xưa 18/11: Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về kinh tế đối ngoại

Ngày này năm xưa 18/11: Bộ Chính trị ra Nghị quyết về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại giai đoạn 1996-2000; Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc.
Ngày này năm xưa 17/11: Ban hành Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Ngày này năm xưa 17/11: Ban hành Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010

Ngày này năm xưa 17/11: Quốc hội ban hành Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Ngày Truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị.
Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày này năm xưa 16/11: Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Ngày này năm xưa 16/11: Bộ Công Thương ban hành các chương trình điều chỉnh phụ tải điện, Ban hành Thông tư về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Ngày này năm xưa 15/11: Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ

Ngày này năm xưa 15/11: Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ

Ngày này năm xưa 15/11: Ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ; ngày sinh nhạc sĩ Văn Cao - tác giả của bài “Tiến quân ca” bất hủ…
Ngày này năm xưa 14/11: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC

Ngày này năm xưa 14/11: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC

Ngày này năm xưa 14/11: Việt Nam trở thành thành viên chính thức của APEC; thành lập Cục Kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn công nghiệp.
Ngày này năm xưa 13/11: Quy định số hiệu, thẻ kiểm tra của cán bộ quản lý thị trường

Ngày này năm xưa 13/11: Quy định số hiệu, thẻ kiểm tra của cán bộ quản lý thị trường

Ngày này năm xưa 13/11 là ngày thành lập Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hoá dầu; Quy định số hiệu và thẻ kiểm tra của cán bộ quản lý thị trường.
Ngày này năm xưa 12/11: Ngày truyền thống ngành Than; thành lập Cục Xuất nhập khẩu

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày truyền thống ngành Than; thành lập Cục Xuất nhập khẩu

Ngày này năm xưa 12/11: Ngày truyền thống công nhân vùng mỏ và truyền thống ngành Than; Ngày thành lập Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Ngày này năm xưa 11/11: Lễ độc thân 11/11, thành lập Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 11/11: Lễ độc thân 11/11, thành lập Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh

Ngày này năm xưa 11/11, thành lập Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Chile được ký kết; Lễ độc thân 11/11.
Ngày này năm xưa 10/11: Bộ Công Thương ban hành kế hoạch tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0

Ngày này năm xưa 10/11: Bộ Công Thương ban hành kế hoạch tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0

Ngày này năm xưa 10/11/2017, Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chỉ thị 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.
Ngày này năm xưa 9/11: Lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam có mặt tại Pháp

Ngày này năm xưa 9/11: Lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam có mặt tại Pháp

Ngày 9/11, lần đầu tiên hàng hóa của Việt Nam có mặt tại Pháp, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 114 về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ngày này năm xưa 8/11: Thành lập Vụ Chính sách thương mại đa biên; Vận hành Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Ngày này năm xưa 8/11: Thành lập Vụ Chính sách thương mại đa biên; Vận hành Cửa khẩu quốc tế Kim Thành

Ngày này năm xưa 8/11: Thành lập Vụ Chính sách thương mại đa biên; Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành chính thức được vận hành.
Ngày này năm xưa 7/11: Việt Nam chính thức gia nhập WTO; Khánh thành Nhà máy DAP số 2 Lào Cai

Ngày này năm xưa 7/11: Việt Nam chính thức gia nhập WTO; Khánh thành Nhà máy DAP số 2 Lào Cai

Ngày này năm xưa 7/11”: Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Khánh thành Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 Lào Cai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động