Ngày này năm xưa 13/8: Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Ngày này năm xưa 13/8/2013, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Ngày này năm xưa 10/8: Thành lập trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Ngày này năm xưa 11/8: Ban hành Thông tư liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp Ngày này năm xưa 12/8: Việt Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên tại mỏ Bir Seba, Algeria

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện ngày 13/8 trong nước và ngành Công Thương; các sự kiện quốc tế và sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 13/8/1919, ngày sinh của Viện sĩ - Hoạ sĩ Trần Vǎn Cẩn, tại thị xã Kiến An, nguyên quán ở Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, qua đời nǎm 1994 ở Hà Nội. Ông có nhiều tác phẩm tiêu biểu như: "Em Thuý" (sơn dầu), "Gội đầu" (khắc gỗ), "Xuống đồng" (tranh lụa), "Tát nước đồng chiêm" (sơn mài), "Nữ dân quân vùng biển" (sơn dầu)…

Ngày này năm xưa 13/8:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đình Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ngày 13/8/1958 (Ảnh tư liệu)

Từ ngày 13-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào. Tham dự Hội nghị có đại biểu các Đảng bộ địa phương và một số đại biểu hoạt động của nước ngoài. Hội nghị họp đúng vào tình thế Cách mạng trở nên khẩn trương, như Nghị quyết hội nghị vạch rõ: "Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi... Toàn dân tộc đang sôi nổi đợi chờ khởi nghĩa giành quyền độc lập".

Sau khi phân tích tình hình thế giới và trong nước, bản Nghị quyết đề cập tới hàng loạt các vấn đề cụ thể và cấp bách như: Công tác ngoại giao, tuyên truyền cổ động, nhiệm vụ quân sự, kinh tế, giao thông, vận động các giới, đảng phái. Hội nghị cũng thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, coi đó là một mục tiêu cơ bản và trước mắt của toàn Đảng, toàn dân.

Ngay sau khi được tin Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc gồm 5 đồng chí: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đǎng Ninh, Lê Thanh Nghị, Chu Vǎn Tấn, do Tổng Bí thư Trường Chinh trực tiếp phụ trách. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban đã ban bố Quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Vǎn kiện lịch sử này kêu gọi: "Hỡi quân dân toàn quốc! Giờ Tổng khởi nghĩa đã đến, cơ hội có một của nhân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập cho nước nhà!".

Vǎn kiện thông báo việc thành lập Ủy ban khởi nghĩa và kêu gọi toàn thể nhân dân và các lực lượng vũ trang cách mạng hãy hành động theo mệnh lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, và thúc giục: "Chúng ta phải hành động nhanh với một tinh thần vô cùng quả cảm, vô cùng thận trọng! Tổ quốc đang đòi hỏi những hy sinh lớn lao của các bạn! Cuộc thắng lợi hoàn toàn nhất định sẽ về ta!".

Ngày 13/8/1976, ngày mất của Nhạc sĩ Cao Vǎn Lầu (sinh nǎm 1892). Ông được coi là người khởi xướng dân ca Cải lương với sự kết hợp nhuần nhuyễn dân ca Nam Bộ với ca cổ. Nǎm 26 tuổi ông sáng tác bài "Dạ cổ hoài lang" (nghĩa là: "Nghe tiếng trống đêm nhớ người tình"). Từ bài vọng cổ này đã hình thành dòng dân ca Cải lương Nam Bộ thắm đượm lòng người và tình yêu quê hương đất nước.

Ngày 13/8/1968, Tự vệ Nhà máy Dệt 8-3 chỉ với 14 viên đạn 12 ly 7, bắn rơi một máy bay không người lái của Không lực Mỹ.

Ngày 13/8/2004, Quyết định 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Cũng trong ngày này, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 145/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020; Quyết định 148/2004/QĐ-TTg về phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội trọng điểm miền Trung năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Ngày 13/8/2007, Quyết định 37/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc thay thế Thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình Năng lượng nông thôn Việt Nam - Thụy Điển 2003 - 2008 (VSRE). Cùng ngày này, Bộ Công Thương có thông báo 04/BCT-VP mẫu dấu và địa chỉ trụ sở chính của Bộ Công Thương.

Ngày 13/8/2013, Quyết định 1388/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu của Quy hoạch nhằm hoàn thành công tác lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 ở vùng tập trung khoáng sản và gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế vùng, miền; điều tra tỉ lệ 1:500.000 gắn với điều tra chi tiết khu vực có triển vọng khoáng sản ở các vùng biển Việt Nam. Đến năm 2020, hoàn thành công tác đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản, trọng tâm là than, sắt, chì - kẽm, vàng, thiếc, mangan, quặng phóng xạ, kaolin, felspat, đá ốp lát và các khoáng sản có nhu cầu lớn trong nước làm cơ sở quy hoạch thăm dò, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến và dự trữ khoáng sản quốc gia.

Ngày này năm xưa 13/8:
Khai thác khoáng sản (Ảnh minh họa)

Ngày 13/8/2015, Quyết định 8518/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc điều chỉnh địa điểm cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua tỉnh Thanh Hóa thuộc "Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 13/8/2021, Bộ Công Thương có văn bản số 4902/BCT-AP gửi Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 về Đề xuất ban hành hướng dẫn thực hiện luồng vận chuyển ưu tiên đối với nông sản xuất khẩu.

Sự kiện quốc tế

Ngày 13/8/1871, ngày sinh của Caclipnêch là nhà hoạt động xuất sắc trong phong trào công nhân Đức, lãnh tụ phái tả Đảng xã hội Dân chủ Đức, người sáng lập ra Liên minh Xpactacut và Đảng cộng sản Đức. Ông bị giết hại một cách dã man Caclipnêch vào ngày 15/1/1919.

Ngày 13/8/1927, ngày sinh của Fidel Castro, nhà hoạt động cách mạng của Cuba, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba.

Fidel Castro là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, người kiên quyết đấu tranh chống mọi thế lực phản động, lãnh đạo nhân dân Cuba đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Với cách mạng Việt Nam, Fidel Castro hết lòng ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, với câu nói nổi tiếng: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!”.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc với tên gọi mới là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng chính trị của người Việt Nam ở ngoài nước và vận động quốc tế cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Ngày 13/8/1945, nhận được tin Nhật Bản đã đầu hàng Đồng minh, từ chiến khu Tân Trào, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ đạo Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu Giải phóng hạ lệnh khởi nghĩa, nhanh chóng truyền tin đi cả nước và triệu tập các cuộc họp khẩn cấp của Trung ương và Đại hội Quốc dân. Lệnh khởi nghĩa chỉ rõ: Phải tập trung vào các đô thị, chặn đánh quân Nhật rút lui..., chuẩn bị kháng chiến một khi quân Pháp trở lại.

Ngày 13/8/1946, đứng trước nguy cơ đổ vỡ của Hội nghị Phôngtennơblô, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn cố gắng cứu vãn để tránh một cuộc đổ máu xảy ra, Bác tuyên bố với tờ “Franc-tireur” (“Quân Du kích”): “Tôi không muốn trở về Hà Nội tay không. Tôi muốn khi trở về nước sẽ đem về cho nhân dân Việt Nam những kết quả cụ thể với sự cộng tác chắc chắn mà chúng tôi mong đợi ở nước Pháp. Nước Việt Nam không chịu trách nhiệm về các cuộc xung đột đã xảy ra. Cần phải tạo nên bầu không khí thuận lợi cần thiết cho cuộc cộng tác Việt - Pháp... Về phần chúng tôi, chúng tôi quyết định bảo đảm cho nước Pháp những quyền lợi tinh thần, văn hóa và vật chất, nhưng trái lại nước Pháp phải bảo đảm nền độc lập của chúng tôi”.

Ngày 13/8/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mừng ngày thành lập Chính phủ Kháng chiến Lào, trong đó khẳng định: “Thắng lợi của nhân dân Lào cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, là thắng lợi chung của khối liên minh Lào - Miên - Việt đoàn kết chiến đấu đánh đuổi kẻ thù chung...”.

Ngày 13/8/1962, nói chuyện với Hội nghị cán bộ Công đoàn cơ sở toàn miền Bắc, Bác khẳng định: “Muốn tổ chức và phát triển lực lượng xây dựng to lớn của giai cấp công nhân thì cần có công đoàn mạnh và cán bộ công đoàn tốt... Lenin có nói: Công đoàn là trường học của chủ nghĩa cộng sản. Muốn thực hiện lời dạy đó, cán bộ công đoàn phải thấm nhuần và giáo dục cho công nhân thấm nhuần: Ý thức làm chủ tập thể và cần kiệm xây dựng nước nhà. Nâng cao nhiệt tình lao động và tôn trọng kỷ luật lao động. Đẩy mạnh thi đua yêu nước. Ra sức giúp đỡ nông dân cải tiến kỹ thuật canh tác, củng cố hơn nữa khối công nông liên minh. Chống tệ quan liêu, lãng phí, tham ô”.

“Thi đua phải đoàn kết, đoàn kết để thi đua” - Lời dạy của Bác Hồ trong “Bài nói với cán bộ và đồng bào tỉnh Nam Định” ngày 13/8/1958. Đây là thời điểm miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, nhằm giải phóng quê hương, thống nhất đất nước.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Từ dự án kênh đào Funan Techo cho thấy Việt Nam đang có ‘lỗ hổng’ về chiến lược và chiến thuật trong sử dụng nguồn nước.
Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Những vụ việc tai nạn lao động gần đây cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập, thậm chí bị buông lỏng, hình thức, phong trào.
Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin

Nỗi oan bà bán dứa và hệ luỵ từ những thông tin ''một nửa sự thật''

Vụ việc “500 nghìn đồng 3 quả dứa” đã khép lại với kết luận từ cơ quan công an: “Bà bán dứa bị oan”.
Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Ai sẽ hưởng lợi khi cổ xuý trào lưu xuyên tạc ‘điện mặt trời 0 đồng’?

Nhiều người không tìm hiểu kỹ những chính sách về điện, đã “múa phím như đúng rồi" về việc quản lý, định hướng phát triển ngành điện nước ta.
Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Ai đứng sau luận điệu xuyên tạc về điện mặt trời dư thừa nhưng sai quy hoạch?

Nhiều luận điệu xuyên tạc, quy chụp về điện mặt trời dư thừa nhưng sai qui hoachđể dắt mũi dư luận nhằm phục vụ lợi ích nhóm.

Tin cùng chuyên mục

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Đâu là “chìa khóa” để chuyển đổi số thành công?

Nhân lực số giữ vị trí then chốt để thực hiện chuyển đổi số thành công bởi đây là nhân tố có khả năng làm chủ, nắm bắt các công nghệ mới…
Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Điện mặt trời áp mái nối lưới càng nhiều, chi phí hệ thống càng lớn

Đầu tư điện mặt trời mái nhà nếu có kết nối lưới điện thì chi phí duy trì hệ thống càng cao, từ đó, có thể sẽ ảnh hưởng tới giá điện.
Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Vụ “chặt chém” du khách 3 quả dứa 500 nghìn đồng tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội khiến dư luận trong nước bức xúc vì làm ảnh hưởng đến uy tín của du lịch Việt Nam.
Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt mùa hạn mặn: Đã đến lúc người dân cần chủ động ứng phó

Thiếu hụt nước sinh hoạt là một trong những hệ lụy của hạn hán, xâm nhập mặn mà người dân khu vực ven biển miền Tây Nam Bộ đã, đang và phải tiếp tục đối mặt.
Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Dệt may Việt Nam đang phải chịu áp lực kép

Xuất khẩu dệt may đang phải chịu áp lực kép bởi chi phí tăng, khách hàng yêu cầu sản phẩm phải “xanh - sạch” nhưng giá lại không được tăng.
Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Quy hoạch năng lượng rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa- Vũng Tàu

Sở hữu tiềm năng lớn về dầu khí, điện…, quy hoạch năng lượng quốc gia được đánh giá rất quan trọng trong phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Làm rõ sự thật xung quanh đơn Trung Nam ‘kêu cứu’ Thủ tướng

Khó khăn về doanh thu và những vướng mắc trong vận hành đường dây 500kV, Trung Nam đã gửi đơn kêu cứu Thủ tướng, vậy thực hư việc này ra sao?
Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động