Ngày này năm xưa 11/7: Ngày Dân số thế giới; Bộ Công Thương quy định về quản lý than trôi

Ngày này năm xưa 11/7 được Liên Hợp Quốc chọn là ngày Dân số thế giới; Ngày 11/7/2016, Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định quản lý về than trôi.
Ngày này năm xưa 10/7: Xây dựng kế hoạch, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia Ngày này năm xưa 9/7: Cửa khẩu Bình Hiệp được làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá chính ngạch

Chuyên mục “Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện quốc tế ngày 11/7.

Sự kiện trong nước

Ngày 11/7/1950, trong lúc kháng chiến chống Pháp đang giành được những thắng lợi to lớn trên khắp các chiến trường, ngày 11/7/1950, Tổng cục Cung cấp, tiền thân của Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay được thành lập, đánh dấu một bước phát triển mới của ngành Hậu cần quân đội, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng lớn mạnh của quân đội ta. Từ đó đến nay, ngày 11/7/1950 là Ngày truyền thống ngành Hậu cần quân đội.

Ngày 11/7/1959: Ngành giao thông vận tải bắt đầu xây dựng đường sắt Hà Nội – Quán Triều. Và ngày 30/8/1960 tổ chức thông tuyến và đưa vào sử dụng.

Ngày 11/7/2016, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh trên cơ sở tổ chức lại Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử văn hóa, danh thắng và du lịch núi Bà Đen thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý Khu rừng Văn hóa - lịch sử Núi Bà trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh.

Ngày này năm xưa 11/7: Ngày Dân số thế giới; Bộ Công Thương quy định về quản lý than trôi
Khu du lịch núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh

Ban Quản lý Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, có chức năng giúp Ủy ban nhân dân tỉnh bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát triển Khu Di tích lịch sử văn hóa và Danh thắng núi Bà Đen; bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, khôi phục và bảo tồn nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn tính đa dạng sinh học của khu rừng lịch sử văn hóa và danh thắng Núi Bà Đen theo quy định của pháp luật. Ban có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu theo quy định của pháp luật.

Ngày 11/7/2016, Bộ Công Thương Thông tư ban hành Thông tư số: 13/2016/TT-BCT quy định về quản lý than trôi. Thông tư này quy định về quản lý than trôi, bao gồm: hoạt động thu gom, mua, bán than trôi và khối lượng, chất lượng, giá thu mua than trôi. Theo đó, than trôi là than do mưa, lũ xói mòn, cuốn trôi từ các điểm lộ vỉa, khu vực khai thác, bãi thải, kho chứa than, điểm tập kết, trung chuyển than theo dòng chảy của các sông, suối, lạch, rãnh trôi ra ngoài ranh giới quản lý, bảo vệ của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc do người thu gom được.

Ngày này năm xưa 11/7: Ngày Dân số thế giới; Bộ Công Thương quy định về quản lý than trôi
Ngày 11/7/2016, Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định quản lý về than trôi - Ảnh minh họa/Tuổi trẻ

Về nguyên tắc quản lý, Thông tư này quy định: Than trôi ngoài phần dành để đáp ứng nhu cầu sử dụng trực tiếp của người thu gom (nếu có), chỉ được phép tiêu thụ theo hình thức bán trực tiếp cho đơn vị thu mua. Việc thu mua than trôi của TKV và Tổng công ty Đông Bắc là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu nhằm giảm tổn thất tài nguyên than, góp phần ngăn chặn tình trạng kinh doanh than trái phép.

Ngày 11/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Ngày 11/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực sau đây:

Quản lý, sử dụng tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản dự án sử dụng vốn nhà nước; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Dự trữ quốc gia; Kho bạc nhà nước.

Hình thức xử phạt chính quy định tại Nghị định này bao gồm: Cảnh cáo và phạt tiền;

Nghị định cũng quy định về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Thời hiệu xử phạt trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là 01 năm. Riêng các hành vi vi phạm hành chính đối với tài sản công là nhà, đất và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.

Ngày 11/9/2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 859/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Ngày 11/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Nghị quyết của Chính phủ nêu rõ: Thị trường vốn có vai trò ngày càng quan trọng và là kênh dẫn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 (Văn kiện Đại hội XIII của Đảng) đã khẳng định “Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường tài chính, chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu; quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường; bảo đảm tính thanh khoản cao và an toàn hệ thống. Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán để thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế”.

Ngày này năm xưa 11/7: Ngày Dân số thế giới; Bộ Công Thương quy định về quản lý than trôi
Chính phủ yêu cầu phát triển thị trường vốn đảm bảo minh bạch, hiệu quả

Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 125 SL ấn định luật lệ bài trừ bệnh truyền nhiễm gia súc. Đây là văn bản Pháp luật đầu tiên của nước ta về công tác Thú y, đánh dấu mốc lịch sử phát triển của Thú y Việt Nam và cũng là nền tảng của hệ thống pháp luật về thú y hiện nay. Tháng 7 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 664/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11-7 hàng năm là “Ngày truyền thống Ngành Thú y Việt Nam”. Đây chính là sự ghi nhận đối với những đóng góp to lớn của ngành Thú y trong sự phát triển của ngành Nông nghiệp nước ta

Ngày 11/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 04/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.

Sự kiện quốc tế

Ngày 11/7/1987, vào lúc 6 giờ 35 phút ngày 11/7/1987 (theo giờ Anh), thế giới đã chào đón sự có mặt của em bé người Nam Tư là công dân thứ 5 tỷ. Ngày thế giới 5 tỷ người được coi là hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở mọi người trên trái đất về sự cạn kiệt tài nguyên, môi trường sống bị ô nhiễm, mất cân bằng sinh thái và các quyền của con người không đủ điều kiện để thực hiện. Đứng trước hiểm họa của “Bùng nổ dân số”, Diễn đàn Dân số Thế giới do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức tại Amsterdam (Thủ đô Hà Lan) tháng 11 năm 1989 đã quyết định lấy ngày 11/7 – ngày sinh của bé Matej Gaspar là Ngày Dân số thế giới.

Ngày này năm xưa 11/7: Ngày Dân số thế giới; Bộ Công Thương quy định về quản lý than trôi
Ngày 11/7 hàng năm được chọn là Ngày Dân số thế giới

Kỷ niệm “Ngày Dân số thế giới” hàng năm nhằm mục đích làm cho mọi người nhận thức đúng tình hình dân số thế giới để có suy nghĩ, hành động đúng, tìm tòi, sáng tạo nhiều phương thức và biện pháp nhằm giảm nhanh tỷ lệ tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vấn đề dân số thế giới đang là mối quan tâm của mọi người, mọi gia đình, mọi quốc gia và cộng đồng nhân loại.

Với chủ đề của Ngày Dân số năm 2023 là “Phát huy sức mạnh của bình đẳng giới: Nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái để giải phóng tiềm năng vô hạn của thế giới chúng ta”, các cấp công đoàn thành phố thiết thực hưởng ứng với các hoạt động cụ thể: Tuyên truyền rộng rãi về chủ đề Ngày Dân số Thế giới (11/7) năm 2023; Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân số như: Nghị quyết số 21-NQ/TW; Chiến lược Dân số Việt Nam và các Chương trình, đề án, kế hoạch về dân số đến năm 2030 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tăng cường tuyền truyền Luật hôn nhân gia đình, luật bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình…

Ngày 11/7/1995: Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.

Ngày 11/7/2010: Đội tuyển Tây Ban Nha đánh bại đội tuyển Hà Lan trong trận chung kết và giành chức vô địch World Cup đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 11/7/1921, báo cáo của mật thám Pháp ghi nhận những cuộc tranh luận sôi nổi giữa các thành viên trong nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp trong đó có Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc... tại ngôi nhà của luật sư Phan Văn Trường, số 6 Villa des Gobelins ở Paris.

Ngày 11/7/1946, một ngày tiếp xúc bận rộn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp với bà con Việt kiều và nhiều tổ chức chính trị, xã hội và chính khách Pháp trong đó có Tổng hội Giáo học Pháp, Hội Pháp - Việt hữu nghị trong đó có nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới trí thức như nhà thơ Aragon, nữ bác học Marie Curie, lãnh đạo Đảng Cộng sản M.Thorez, Bộ trưởng Hải ngoại Pháp M.Moutet,… và cả Thủ tướng G. Bidault.

Ngày này năm xưa 11/7: Ngày Dân số thế giới; Bộ Công Thương quy định về quản lý than trôi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc thư ở Paris (7/1946).

Ngày 11/7/1951, trong bài viết với tiêu đề “Công trái” đăng trên Báo Cứu Quốc số 1859, Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Bất kỳ việc to việc nhỏ, phải chịu khó giải thích cho mọi người dân hiểu rõ thì dân sẽ vui lòng làm, mà việc gì cũng thành công”.

Đây là giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đảng và Nhà nước ta phát hành công trái để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đi đến thành công. Mặc dù cuộc phát hành công trái nhìn chung đã đạt được mục đích, yêu cầu đề ra; nhưng có địa phương, đơn vị chưa đạt chỉ tiêu; đặc biệt, so với việc Liên Xô phát hành công trái thì ta còn hạn chế. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích và chỉ ra lý do những địa phương, đơn vị chưa đạt chỉ tiêu là do cán bộ những nơi đó tuyên truyền, giải thích chưa rõ, thậm chí quan liêu, mệnh lệnh.

Thụy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Tin cùng chuyên mục

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 28/2: Thành lập Nhà máy thuỷ điện Ialy

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 27/2: Ngày Thầy thuốc Việt Nam; Quy định hàng hóa mua bán qua cửa khẩu phụ biên giới

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 26/2: Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ống xăng dầu

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 25/2: Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 18

Ngày này năm xưa 24/2: Bộ Công Thương ra Thông tư quy định về giá bán điện

Ngày này năm xưa 24/2: Bộ Công Thương ra Thông tư quy định về giá bán điện

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 21/2: Bộ Công Thương phê duyệt Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện Hồi Xuân

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 20/2: Khánh thành đường hàng không nối Thủ đô Hà Nội với Thủ đô Viêng Chǎn

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 19/2: Ban hành nghị định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 18/2: Việt Nam và Campuchia ký Hiệp ước hòa bình hữu nghị và hợp tác

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 17/2: Ban hành kế hoạch thực hiện Hiệp định RCEP

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 16/2: Quy định kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 15/2: Ban hành quyết định về Ngày truyền thống ngành xăng dầu Việt Nam

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 14/2: Khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 13/2: Hợp nhất Nghị định về kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa 12/2: Quy định về việc phát triển, quản lý hoạt động thương mại điện tử

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 11/2: Bộ Chính trị ban hành Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa 10/2: Ngày thành lập Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa ngày 9/2: Bộ Công Thương quy định về điều kiện đầu tư lĩnh vực kinh doanh thực phẩm

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa 8/2: Ban hành Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực

Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp

Ngày này năm xưa 7/2: Ban hành Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật trong ngành công nghiệp

Xem thêm