Ngày này năm xưa 1/1: Hiệp định RCEP có hiệu lực; ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Ngày này năm xưa 1/1: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức đi vào hiệu lực; ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh...
Ngày này năm xưa 26/12: Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về lưu thông, phân phối Ngày này năm xưa 27/12: Khánh thành hai nhà máy điện Cà Mau 1 và 2

Chuyên mục "Ngày này năm xưa” trên Báo Công Thương tổng hợp, giới thiệu những sự kiện trong nước và ngành Công Thương; sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các sự kiện quốc tế.

Sự kiện trong nước và ngành Công Thương

Ngày 1/1/1914, ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông giữ chức vụ Chính ủy Quân khu cục Miền Nam trong chiến tranh Việt Nam, trực tiếp lãnh đạo chiến trường Miền Nam Việt Nam. Ông cũng là người đề ra chiến thuật đánh áp sát của Quân Giải phóng miền Nam với phương châm “Nắm thắt lưng địch mà đánh”.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên khai sinh là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914 trong một gia đình nông dân tại thôn Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên nay là Thừa Thiên Huế. Ông mất ngày 6/7/1967 tại Hà Nội.

Ngày 1/1/1946, thành lập Chính phủ liên hiệp lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, trong đó bộ Kinh tế quốc gia đổi thành Bộ Quốc dân kinh tế (tiền thân của Bộ Công Thương ngày nay).

Ngày 1/1/1960, Hiến pháp mới của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được công bố. Hiến pháp mới chính thức xác định miền Bắc nước ta bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp mới là cương lĩnh chỉ đạo cuộc đấu tranh Cách mạng và xây dựng đời sống mới của nhân dân ta.

Ngày 1/1/1981, ông Trần Phương được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Nội thương nay là Bộ Công Thương thay ông Trần Văn Hiển.

Ngày 1/1/2021, thành lập TP. Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh. Vào này này, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức có hiệu lực, Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Ngày này năm xưa 1/1: Hiệp định RCEP có hiệu lực; ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực ngày ngày 1/1/2022. Nguồn: ASEAN

Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực. Đây là Hiệp định được 10 nước thành viên ASEAN ký kết với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Việt Nam là 1 trong nhóm 6 nước đầu tiên của ASEAN phê chuẩn Hiệp định RCEP, kỳ vọng Hiệp định này sẽ giúp tạo lập một thị trường xuất khẩu ổn định, lâu dài, góp phần thúc đẩy thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.

Sự kiện quốc tế

Ngày 1/1/1896, nhà vật lý Đức Wilhelm Röntgen thông báo việc tìm ra tia X hay còn gọi là tia Röntgen. Khám phá này đã đem lại cho ông giải Nobel Vật lý năm 1901. Đây là giải Nobel Vật lý đầu tiên trong lịch sử giải thưởng này.

Ngày 1/1/1959, ngày lãnh tụ Cuba Fidel Castro cùng đội quân cách mạng tiến vào thủ đô La Habana sau khi lật đổ chế độ độc tài Batista và ngày 1/1/1959 trở thành ngày Quốc khánh của Cộng hoà Cuba.

Ngày 1/1/1983, mạng ARPANET đổi nền giao thức liên mạng từ NCP thành TCP/IP bắt đầu thời kỳ Internet hình thức như ngày nay.

Ngày 1/1/1984, Brunei giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Lúc nửa đêm ngày 1/1/1984, nhà lãnh đạo Hassanal Bolkiah đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra đất nước Brunei ngày nay.

Ngày 1/1/1989, Nghị định thư Montréal về các chất làm suy giảm tầng ozone có hiệu lực. Đây là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để bảo vệ tầng ozone bằng cách loại bỏ dần việc sản xuất nhiều các chất được cho là chịu trách nhiệm về sự suy giảm ozone. Hiệp ước này được mở cho việc ký kết vào ngày 16/9/1987 và đến nay đã được 196 quốc gia phê duyệt.

Ngày 1/1/1992, các nước châu Âu bắt đầu việc gỡ bỏ các hàng rào thương mại.

Ngày 1/1/1995, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức đi vào hoạt động. WTO được thành lập vào ngày 15/4/1994. WTO là tổ chức thay thế cho Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), đóng vai trò thúc đẩy tự do thương mại, giải quyết tranh chấp thương mại, giám sát chính sách thương mại ở các quốc gia và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Việt Nam là thành viên chính thức của WTO từ tháng 11/2006.

Ngày 1/1/1999, đồng euro, đồng tiền chung của các nước thuộc Liên minh châu Âu được đưa vào sử dụng.

Sự kiện về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 1/1/1942, Nguyễn Ái Quốc làm bài thơ “Chúc năm mới” đầu tiên đăng trên báo “Việt Nam độc lập” với những lời cổ vũ đầy hào khí: “Cờ đỏ ngôi sao bay phất phới!/Năm này là năm rất vẻ vang/Cách mệnh thành công khắp thế giới”. Kể từ năm ấy, hàng năm vào ngày đầu tiên của dương lịch hay ngày Tết âm lịch, Bác Hồ đều có lời chúc Tết, chỉ trừ 3 năm 1955, 1957 và 1958.

Ngày 1/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chính phủ Liên hiệp lâm thời bao gồm nhiều nhân sĩ thuộc nhiều đảng phái, khuynh hướng chính trị biểu thị khối đại đoàn kết dân tộc đó ra mắt tại quảng trường Nhà hát Lớn Hà Nội làm lễ tuyên thệ trước quốc dân.

Ngày này năm xưa 1/1: Hiệp định RCEP có hiệu lực; ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh vui đón Xuân Mậu Thân với các cháu nhi đồng (30/12/1967)

Ngày 1/1/1954, Bộ Chính trị họp để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, chỉ định cơ quan lãnh đạo mặt trận. Chính tại cuộc họp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cho Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Ngày 1/1/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh có mặt trên lễ đài tại quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày lễ Chính phủ ra mắt đồng bào Thủ đô sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.

Sự kiện hôm nay

Từ ngày 1/1/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua ngày 9/1/2023, có hiệu lực thi hành.

Từ ngày 1/1/2024, Luật Đấu thầu 2023 được Quốc hội XV thông qua tại kỳ họp thứ 5, ban hành ngày 23/6/2023 và có hiệu lực.

Từ ngày 1/1/2024, áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Ngày 29/11/2023, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2023/QH15 về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Từ ngày 1/1/2024, phải chuyển đổi chứng chỉ hành nghề y sang giấy phép hành nghề.

Từ 1/1/2024, một tỉnh hỗ trợ bác sĩ giỏi về làm việc 200 - 750 triệu đồng.

Từ 1/1/2024, bổ sung đối tượng xét danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”.

Từ 1/1/2024, thực hiện quy định mới về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Từ ngày 1/2/2024, Bắc Giang có thị xã mới.

Thanh Tâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngày này năm xưa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Xuất khẩu gạo và bài toán nâng cao chuỗi giá trị

Việc xây dựng một nền sản xuất lớn, ứng dụng công nghệ tốt hơn và quản lý phù hợp, kết hợp chế biến sâu sẽ giúp nâng cao chuỗi giá trị cho xuất khẩu gạo.
6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo có thể đạt khoảng 4,5 triệu tấn

Nhu cầu gạo ở các thị trường trên thế giới rất lớn song để tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu gạo các doanh nghiệp phải tăng cường thông tin.
Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Vì sao cơ quan soạn thảo đề xuất điện dư phát lên lưới giá 0 đồng?

Cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nếu dư phát lên lưới với giá 0 đồng, được cho là nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống điện, hỗ trợ nhà đầu tư.
Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm

Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''

Lúc 9h30 ngày 26/4, Báo Công Thương tổ chức Tọa đàm ''Đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm ngành năng lượng''.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.

Tin cùng chuyên mục

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi

Báo Công Thương đoạt giải Cuộc thi ''Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới''

Tối ngày 24/4, Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024) diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

Xử lý thông tin xấu độc trên TikTok, phải làm nghiêm từ gốc!

TikTok phải ủy quyền cho pháp nhân ở Việt Nam quản lý nội dung, có như vậy mới xử lý triệt để các tồn tại, mối nguy cho an ninh quốc gia.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, năm 2023 công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Công Thương đạt được những kết quả rất tích cực.
Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại Yên Bái: Bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động

Vụ tai nạn lao động đau lòng khiến 7 công nhân tử vong tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái thực sự là bài học đắt giá về kỷ luật an toàn lao động.
Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Cần nghiêm khắc hơn nữa đối với các hành vi lợi dụng mạng xã hội tung tin bịa đặt về lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Những hành vi phát tán tin giả, sai sự thật, vu khống, nói xấu, kích động, gieo rắc hoài nghi về lãnh đạo Đảng, Nhà nước... cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa.
Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ai vén màn sự thật về cái chết của 3 cây Sao đen trên phố Lò Đúc?

Ba cây Sao đen trên phố Lò Đúc, Hà Nội bỗng chốc "chết đứng" vào cuối năm 2023, để lại những nghi vấn, day dứt trong lòng dư luận.
Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Xung đột chính trị căng thẳng và nỗi lo đơn hàng của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị tiếp tục leo thang, các doanh nghiệp xuất khẩu lại một lần nữa đứng trước nguy cơ đứt gãy đơn hàng.
Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Bộ Chính trị khiển trách Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH; đề nghị khai trừ Đảng cựu Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Cơ hội tham gia chuỗi cung ứng: Cái khó bó cái khôn

Thiếu vốn đầu tư dây chuyền công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất là một trong những rào cản khiến doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Quyết liệt các giải pháp để sớm bình ổn thị trường vàng

Chưa đầy một năm, Chính phủ đã liên tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc quản lý thị trường vàng, nhằm ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người mua.
Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Thưa chủ các tiệm vàng, cứ uy tín như PNJ thì sợ gì!

Kinh doanh vàng có nguồn gốc rõ ràng, không nhái thương hiệu như PNJ thì không phải đóng cửa, không phải lo việc bị lực lượng chức năng kiểm tra.
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt

Bộ Công Thương vừa ban hành chương trình hành động nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Chính phủ về định hướng phát triển ngành đường sắt đến năm 2030.
Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa sản xuất trong nước mới đáp ứng 40% nhu cầu

Sữa nguyên liệu tại Việt Nam hiện chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị

Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành “trơn tru” thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Ai sẽ giải oan cho thịt gà?

Sau khi liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, nhiều người dân ở TP. Nha Trang lo ngại, hạn chế sử dụng các món ăn chế biến từ thịt gà.
Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Hiệu trưởng trường tiểu học bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Câu chuyện nữ hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thọ (tỉnh Thanh Hóa) bị tố “ăn bớt” tiền học sinh bán trú, dư luận mong sớm có kết luận từ cơ quan Công an.
Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Lãnh đạo Tập đoàn TKV làm việc với tỉnh ủy Lâm Đồng

Tập đoàn TKV luôn xác định tỉnh Lâm Đồng là địa bàn chiến lược để tiếp tục đầu tư thăm dò phát triển tài nguyên và đầu tư các dự án bô xít - alumin mới.
Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giảm thiểu rủi ro khi giá cà phê tăng bất thường

Giữa bối cảnh giá cà phê tăng cao, doanh nghiệp nên hạn chế "mua xa, bán xa" còn ngân hàng nên tăng hạn mức cho doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động