Vì sao ông 'trùm' đậu phộng Tân Tân bị truy tố? Bình Dương thông báo tạm hoãn xuất cảnh 6 giám đốc do nợ thuế Bình Dương: Danh sách 9 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế |
Sau nhiều năm tranh chấp nội bộ, vụ án liên quan đến anh em ông chủ thương hiệu đậu phộng Tân Tân nổi tiếng cuối cùng cũng được đưa ra xét xử. Cụ thể, Toà án nhân dân (TAND) TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã quyết định đưa vụ án ra xét xử vào sáng ngày 16/9. Hai bị cáo chính trong vụ án này là Trần Quốc Tân (SN 1963, Giám đốc Công ty cổ phần Tân Tân) và em trai ông là Trần Quốc Tuấn (SN 1968, thành viên HĐQT công ty). Cả hai bị cáo buộc "Không chấp hành án", trong đó ông Tân còn đối mặt thêm tội danh "Trốn thuế".
Tới thời điểm hiện tại, cả hai vẫn đang được tại ngoại.
Nhà máy Công ty Tân Tân tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Ảnh: Tân Tân) |
Ra đời vào những năm 1990, đậu phộng Tân Tân nhanh chóng khẳng định vị thế của mình trên thị trường trở thành biểu tượng của ngành hàng tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, sau những năm tháng hoàng kim, những dấu hiệu bất ổn bắt đầu xuất hiện. Đỉnh điểm là ồn ào pháp lý khiến hình ảnh thương hiệu này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân TP. Dĩ An, Công ty Tân Tân (chuyên sản xuất kinh doanh đậu phộng) gồm 3 cổ đông góp vốn. Trong đó, ông Tân sở hữu 6,4 triệu cổ phần của công ty - tương đương 80%, bà Châu Thị Phụng (vợ ông Tân) và ông Trần Quốc Tuấn (em trai ông Tân) mỗi người sở hữu 10% cổ phần.
Ngày 5/7/2011, ông Tân làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, ngụ TP.HCM) 3,6 triệu cổ phần của cá nhân với giá trị 36,6 tỷ đồng (10.000 đồng/cổ phần). Công ty Tân Tân cũng cấp giấy chứng nhận sở hữu 45,83% cổ phần cho bà Thanh.
Cuộc tranh chấp nội bộ tại Công ty Tân Tân ngày càng trở nên dữ dội khi những bất đồng giữa các cổ đông diễn ra không ngừng. Bà Nguyễn Thị Thanh vốn là một cổ đông lớn đã trở thành một "người ngoài cuộc" trong chính công ty của mình khi liên tục bị các thành viên khác, đặc biệt là ông Trần Quốc Tân, cản trở trong việc tiếp cận thông tin và tham gia vào quá trình quản lý công ty.
Đến tháng 11/2015, bà Thanh gửi đơn kiện đến TAND tỉnh Bình Dương. Bản án của TAND tỉnh Bình Dương ban hành buộc các thành viên HĐQT Công ty Tân Tân phải “triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại HĐQT của công ty theo đúng quy định pháp luật"; yêu cầu công ty này phải cho bà Thanh được xem xét, trích lục sổ, biên bản, nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm.
Mặc dù đã có phán quyết của tòa án, buộc ông Trần Quốc Tân và các cộng sự phải cung cấp thông tin và tổ chức họp đại hội cổ đông, nhưng giữa các bên đã xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến những hệ lụy pháp lý nghiêm trọng. Sự bất chấp pháp luật của ông Trần Quốc Tân và các cộng sự đã lên đến đỉnh điểm khi họ tiếp tục không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án vào tháng 9/2020.
Trước những hành vi trên, cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự vào giữa năm 2023, khởi tố bị can đối với ông Trần Quốc Tân và Trần Quốc Tuấn.