Ngành vận tải biển: Cách nào giành lại thị phần?

Dù giá cước vận chuyển container từ Việt Nam đi cảng biển châu Âu và Bắc Mỹ đã tăng từ 5 đến 10 lần so với những tháng đầu năm 2020, nhưng phần lớn lợi nhuận lại rơi vào tay các hãng tàu ngoại.

Hãng tàu nước ngoài chiếm lĩnh thị trường

Sau 3 tháng Tổ công tác liên ngành tiến hành kiểm tra 9 hãng tàu biển và làm việc với các hiệp hội ngành hàng, Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có Công văn số 2606/CHHVN-VTDVHH báo cáo Bộ GTVT về kết quả kiểm tra giá cước và phụ thu ngoài giá cước của hãng tàu nước ngoài.

Theo ghi nhận của tổ kiểm tra, cả 9 hãng tàu ngoại đều có đại diện tại Việt Nam dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, thay mặt hãng tàu thực hiện hoạt động kinh doanh và làm đại lý theo hợp đồng. Doanh thu từ giá cước vận tải và các loại phụ thu theo giá được chuyển về công ty mẹ tại nước ngoài. Hãng tàu thực hiện nộp thuế nhà thầu và các loại thuế phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Ngành vận tải biển: Cách nào giành lại thị phần?

Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh lưu thông hàng hóa

Đối với các tuyến đi châu Âu, châu Mỹ, tỷ lệ container trực tiếp đặt chỗ từ Việt Nam với hãng tàu rất thấp (chỉ chiếm 10% đối với tuyến đi Bắc Mỹ, 20% tuyến đi châu Âu) và phần lớn được thực hiện thông qua các công ty giao nhận, đại lý, logistics. Việc ký hợp đồng vận tải và trả cước vận tải thường do đối tác nước ngoài (người mua hoặc người bán) đảm nhận. Chỉ có một số ít chủ hàng lớn tại Việt Nam ký hợp đồng trực tiếp với các hãng nước ngoài do có sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ổn định.

Đại diện Tổ công tác liên ngành cho biết, thị phần vận tải hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu, Bắc Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng tàu nước ngoài. Các chính sách giá cước, các loại phụ thu cũng do hãng tàu quyết định. Các chủ hàng Việt Nam quy mô nhỏ, nhu cầu theo thời vụ, nên không có kế hoạch ký kết hợp đồng vận tải dài hạn, dẫn đến gặp nhiều rủi ro khi thị trường vận tải biến động.

Cục Hàng hải Việt Nam cũng cho rằng, do chiếm lĩnh thị trường nên các hãng tàu ngoại thu rất nhiều loại phụ thu ngoài giá cước đối với chủ hàng xuất nhập khẩu Việt Nam. Ngay trong giai đoạn đại dịch Covid-19, các hãng tàu ngoại tiếp tục tăng các loại phụ phí và tăng giá cước, khiến chi phí vận tải của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đi các thị trường lớn như châu Âu, Bắc Mỹ leo thang.

Cần thực hiện container hóa đội tàu Việt Nam

Đại diện Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết, Việt Nam là quốc gia có lượng hàng hóa xuất khẩu bằng container vào Hoa Kỳ đứng thứ hai tại châu Á, với sản lượng lên tới 945.000 TEU, tăng 39% so với cùng kỳ năm ngoái, cao gấp đôi Hàn Quốc với 418.000 TEU. Trong nửa đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng hàng xuất, nhập khẩu được đóng gói bằng container tại khu phức hợp cảng nước sâu Cái Mép đã tăng trưởng tới 41% và chiếm khoảng 60% lượng hàng container xuất khẩu cả nước. Hiện cụm Cái Mép - Thị Vải đang được kết nối với Hoa Kỳ bằng 21 chuyến tàu chở container đi thẳng mỗi tuần.

Có thể nhận thấy, sự hụt hơi của các doanh nghiệp vận tải biển nội trong cuộc đua giành thị phần vận chuyển container xuất khẩu đã diễn ra từ khá lâu và ngày một trầm trọng. Việc mở các tuyến vận tải biển đi thẳng tới Hoa Kỳ, châu Âu luôn là khát vọng rất lớn đối với các doanh nghiệp hàng hải trong nước. Tuy nhiên, đây thực sự là một thách thức không dễ vượt qua đối với các hãng tàu nội đều đang rất khó khăn về tài chính. Do đó, việc mở, tiến tới khai thác các tuyến vận tải đến châu Âu, Bắc Mỹ bằng đội tàu treo cờ Việt Nam là một chặng đường rất dài, trong đó bước khởi đầu là việc cần sớm đẩy nhanh tiến trình container hóa đội tàu Việt Nam.

Một trở ngại lớn trong việc tái cơ cấu, đổi mới đội tàu theo hướng container hóa là phần lớn đội tàu Việt Nam đầu tư trong giai đoạn phát triển nóng, giá tàu rất cao, vốn đầu tư đi vay của các ngân hàng thương mại. Đội tàu ngày càng cũ, khó cạnh tranh được với đối tác nước ngoài có đội tàu thế hệ mới, do đó nếu không có sự hợp tác hỗ trợ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước thì tiến trình container hóa đội tàu Việt Nam sẽ rất khó khăn.

Theo các chuyên gia hàng hải, muốn có những doanh nghiệp dẫn dắt trong lĩnh vực vận tải biển quốc tế, từng bước giành lại thị phần vận chuyển container xuất, nhập khẩu thì cả chủ hàng, cơ quan quản lý nhà nước cần phải chung tay hỗ trợ các hãng tàu trong nước, đặc biệt là tạo nguồn hàng ổn định, ưu đãi vay vốn tín dụng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số 334/VPCP-KTTH ngày 4/1/2021 của Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác liên ngành gồm đại diện Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan được thành lập để tiến hành kiểm tra về giá cước và phụ thu ngoài giá của các hãng vận tải trên thế giới như: MSC, OOCL, CMA - CGM, Hapag - Lloyd, ONE, Evergreen, HMM, Maersk Lines, Yangming. Các hãng tàu này đang đảm nhận các tuyến đi châu Âu, Bắc Mỹ xuất phát từ cảngLạch Huyện và cảng Cái Mép - Thị Vải.
Anh Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Cục Xuất nhập khẩu cần đưa ra cả mục tiêu và giải pháp trong hoạt động nhập khẩu. Nhập khẩu để phục vụ xuất khẩu khác với nhập khẩu để tiêu dùng trong nước.
Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Song những cảnh báo mới đây từ thị trường nhập khẩu là tin kém vui cho ngành này.
Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10-12% so với năm 2024. Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu ở mức trên 20 tỷ USD.
Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt vừa được khai mạc. Đây là một trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

11 tháng 2024, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt trên 1,25 triệu tấn, trị giá 2,07 tỷ USD, giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 5,5% về trị giá so với cùng kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Bộ Công Thương quyết định rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ việc áp dụng chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía.
Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Nếu xuất khẩu hàng hoá năm 2025 đạt mức tăng trưởng 12%/năm, mỗi tháng, kim ngạch xuất khẩu phải tăng tương ứng 4 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ.
Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến tới 4 lần/tháng. Điều này cho thấy tiềm năng lớn của thị trường bán buôn bán lẻ trực tuyến.
Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may.
EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Theo thông báo, EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon. Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng tải các bản câu hỏi điều tra.
Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Sau năm 2024 với nhiều điểm sáng, năm 2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá phấn đấu tăng khoảng 12% so với năm 2024.
Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong xúc tiến thương mại và đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Houston xây dựng kế hoạch nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư tại Hoa Kỳ.
Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Nấm Mối Đen Uyên Khang: Khẳng định thương hiệu nhờ sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu đưa Nấm Mối Đen Uyên Khang vươn xa hơn nữa, song song với việc đầu tư vào mở rộng nhà xưởng, đầu tư kỹ thuật theo công nghệ 4.0.
Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Năm 2024, xuất khẩu gạo đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 15 tỷ USD, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột trong hợp tác kinh tế giữa hai nước.
EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

EU tạm thời tăng tần suất kiểm tra sầu riêng của Việt Nam tại biên giới từ 10% lên 20%.
Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản 2024 đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy, thị trường bao phủ cả 5 châu lục.
Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Phòng vệ thương mại: Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Năm 2024, việc triển khai áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước được đẩy mạnh đã góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Ngày 23/12, Công ty Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) và Công ty Cổ phần Vinhomes công bố phối hợp tổ chức Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 tại Vinhomes Ocean Park.
Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

Xuất nhập khẩu năm 2024 đạt mức kỷ lục chưa từng có trong 40 năm đổi mới. “Trái ngọt” thu được từ sự nỗ lực của doanh nghiệp, sự đồng hành của Bộ Công Thương.
PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Đà tăng trưởng xuất nhập khẩu 2024 rất lớn, dự báo sang năm 2025, ‘mưa thuận, gió hòa’, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể vượt con số 1.000 tỷ USD.
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

Năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam vẫn ghi nhận tốc độ tăng trưởng trên 20%, tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số.
EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Ngày 20/12, Ủy ban châu Âu (EC) đã đăng thông báo ban hành lệnh cấm sử dụng bisphenol A (BPA), trong các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm và đồ uống.
Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động