Ngành thép trước các vụ kiện phòng vệ thương mại: Không chủ động, sẽ thua thiệt

Ngành thép ngày càng đối diện nhiều hơn các nguy cơ về kiện phòng vệ thương mại (PVTM), song đây cũng là cơ hội để tái cơ cấu, loại bỏ những doanh nghiệp (DN), mặt hàng không hiệu quả; giúp DN định vị lại vị trí trên thị trường. Đây là chia sẻ của ông Nghiêm Xuân Đa - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) - với phóng viên Báo Công Thương.

Thép là mặt hàng đối diện nhiều vụ kiện, biện pháp PVTM gắt gao ở nhiều thị trường, trong đó có EU. Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này?

0014-unnamed-1

Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu (XK) thép sang hơn 30 quốc gia trong khu vực và thế giới, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN. Trong đó, ASEAN là thị trường XK chính của thép Việt Nam, chiếm hơn 50% số lượng, giá trị XK. Có thể thấy, sự phát triển bứt phá của thép Việt Nam đồng nghĩa với việc kéo theo tình trạng DN cũng như mặt hàng thép, đối diện và nằm trong tầm ngắm của các thị trường XK. Theo thống kê của VSA, tính từ năm 2004 đến tháng 8/2020, đã có 62 vụ việc, trong đó, chống bán phá giá (CBPG) 34 vụ việc, chống trợ cấp 3 vụ việc; CBPG và trợ cấp 6 vụ việc; chống tự vệ thương mại, lẩn trốn biện pháp PVTM 13 vụ việc...

Nguyên nhân, trước hết, là do tình trạng dư thừa công suất toàn cầu. 10 năm qua công suất thép luôn lớn hơn sản lượng thực tế, trên 500 triệu tấn/năm. Thứ hai, do các nước thị trường mới nổi nếu như trước đây thiếu hụt mặt hàng thép, nhưng nay đã nâng cao năng lực sản xuất và tự cung ứng cho nhu cầu trong nước, thậm chí dư thừa để XK. Có thể lấy ví dụ như Việt Nam, cách đây 10 năm, là nước nhập khẩu (NK), nhưng 5 năm gần đây, đã trở thành nước XK thép lớn trong khu vực. Theo đó, sự gia tăng về bảo hộ của nhiều quốc gia khiến tình hình thương mại toàn cầu trở nên khó khăn hơn và tạo ra một xu thế buộc chúng ta phải đối diện ngày càng nhiều trước các biện pháp PVTM. Thứ ba, do yếu tố chủ quan của DN. Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã bước vào thị trường quốc tế, nhưng không ít DN chưa có sự chuẩn bị bài bản về chiến lược XK. Mặt khác, có những DN bất chấp, nhìn lợi ích trước mắt để gian lận xuất xứ; chuỗi giá trị của DN còn hạn hẹp, nên xảy ra tình trạng chưa đáp ứng được xuất xứ hàng hóa.

Vậy, “sức đề kháng” của DN ngành thép trước các vụ việc PVTM có tốt không, thưa ông?

Đối diện trước các vụ việc về PVTM cho thấy, DN rất lúng túng, thiếu chủ động trong việc chuẩn bị tham gia các vụ kiện. Ở đây, khó khăn là nhận thức, chỉ có DN bị kiện trực tiếp mới quan tâm. Ngoài ra, nguồn lực để theo đuổi các quy trình điều tra vụ việc của DN rất hạn chế, như tài chính, mức độ hiểu biết pháp luật… Tuy nhiên, nhìn góc độ tích cực, chúng ta cũng phải thừa nhận, trải qua các vụ việc về PVTM, thép là ngành đi đầu trong bảo vệ khá hiệu quả lợi ích chính đáng của DN sản xuất trong nước.

Thời gian qua, VSA đã tăng cường, tích cực hợp tác với Cục PVTM, Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hỗ trợ DN ứng phó với các vụ kiện về PVTM. Đặc biệt, nhờ sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, DN, thành viên của VSA đã có sự chuẩn bị, chủ động hơn trước các vụ kiện về PVTM. Dù vậy, trong bối cảnh hội nhập và Việt Nam thực hiện các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do (FTA), áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, việc nâng cao nhận thức của DN về PVTM rất quan trọng.

VSA rất mong nhận được hỗ trợ nhiều hơn từ Bộ Công Thương, nhất là trong việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực của Hệ thống cảnh báo sớm về PVTM cho DN thép. Mặt khác, Chính phủ cũng như cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Công Thương, cần tăng cường các biện pháp bảo vệ, giám sát thị trường để kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, tránh những phát sinh ngoài ý muốn, lợi dụng của DN nước ngoài nhằm lẩn tránh các biện pháp PVTM.

0023-dn-thep-can-chu-dong-hon-trong-ung-pho-voi-bien-phap-pvtm-truoc-ap-luc-canh-tranh
Ngành thép đối diện với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại

Để bước ra “sân chơi” quốc tế, tự tin trước các biện pháp PVTM, theo ông điểm mấu chốt các DN ngành thép cần tập trung là gì?

Thực tế, các biện pháp PVTM ngày càng quan trọng trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước của các quốc gia. Do đó, chúng ta phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đối mặt với các vụ việc về PVTM; xây dựng chiến lược kinh doanh của từng DN, từng ngành, phải tính đến nguy cơ rủi ro, các yếu tố phát sinh từ vụ việc PVTM.

Một trong những yếu tố quan trọng để tăng năng lực cạnh tranh, bước ra “sân chơi” quốc tế với tâm thế tự tin, chính là đầu tư công nghệ mới, hiện đại. Nhiều DN ngành thép đã có sự chuyển biến rất lớn trong việc đầu tư, áp dụng công nghệ bài bản, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, không ngừng chiếm lĩnh thị trường nội địa và vươn ra thị trường quốc tế. Ngoài ra, DN đã chủ động, mạnh dạn đa dạng hóa thị trường XK, nhằm hạn chế những rủi ro trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Chính phủ, các cơ quan chức năng cần tăng cường hỗ trợ DN XK, cũng như đưa ra những định hướng phát triển thị trường, giúp DN có chiến lược đầu tư phù hợp, hiệu quả.

Xin cảm ơn ông!

Hoa Quỳnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 27/11/2024, loạt triển lãm quốc tế trong lĩnh vực Công Thương chính thức được khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh.

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Xuất khẩu hàng hoá không những đã và đang thu được kết quả tích cực mà còn lấp lánh niềm vui khi nhiều thương hiệu Việt đã được thị trường biết đến và ưa thích.
Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Với tốc độ tăng trưởng trung bình tới 26%/năm, thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.
Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng, khoáng sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 với 9,75 triệu tấn và 5,96 triệu tấn.
Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Triển lãm SFS 2024 không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ-thiết kế tiên tiến mà còn mở rộng chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu bền vững.

Tin cùng chuyên mục

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Nhiều quốc gia đầu tư nuôi cá tra để phục vụ nhu cầu nội địa và giảm nhập khẩu, cùng những khó khăn nội tại khiến cá tra Việt Nam đứng trước áp lực không nhỏ.
Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025.
Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Việc tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử kỳ vọng sẽ tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực.
Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Ngày 25-26/11, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức chuỗi chương trình nhằm thúc đẩy thương mại số cho doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo vào thị trường châu Âu.
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
Hội thảo

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Ngày 26/11, tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số”.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, song còn nhiều thách thức với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logisctis Việt Nam 2024.
Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Sáng ngày 26/11, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024.
90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm khoảng 70% thị trường tiêu thụ trong nước đang khiến nhiều doanh nghiệp do nữ lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường nước ngoài.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024

Thúc đẩy thông điệp tự hào hàng Việt trên môi trường số, ngành Công Thương Hà Nội đồng hành cùng Bộ Công Thương, doanh nghiệp hưởng ứng ngày Online Friday 2024.
Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp

Theo Cục phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương sản phẩm kính nổi xuất khẩu vào Hoa Kỳ bị yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Đề xuất tăng thuế nhập khẩu của ông Trump khiến doanh nghiệp Mỹ đẩy nhanh nhập hàng để tích trữ, đây là cơ hội cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ý định thư về hợp tác Halal giúp giải quyết một trong những khó khăn lớn của doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu sang thị trường Malaysia về chứng chỉ Halal.
Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Hôm nay 25/11, bắt đầu Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024)

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) diễn ra từ ngày 25/11 và kéo dài đến 1/12/2024.
Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Theo chuyên gia, để giữ được miếng bánh thị phần, doanh nghiệp ngành cơ khí cần nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động thích ứng chuỗi cung ứng.
Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Từ ngày 22-26/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức “Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”.
Ngành dịch vụ logistics thích hợp với

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp ngành dịch vụ logistics Việt đang có sự chuyển mình mạnh mẽ và bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Brazil là thị trường cung cấp đậu tương nhiều nhất cho Việt Nam trong 10 tháng đạt 1,07 triệu tấn, tăng 20% về lượng và tăng 0,9% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động