Ngành ô tô: Cần “sẵn sàng” cho tương lai khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan

Thời gian thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan về 0% các hiệp định FTA đang cận kề, các DN ô tô cần sẵn sàng cho tương lai khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan.
Bộ Công Thương thêm “trợ lực” cho ngành ô tô Hỗ trợ nhà cung cấp ngoài hệ thống, Toyota đóng góp cho sự phát triển ngành ô tô Làm thế nào để tăng tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô?

Chỉ còn khoảng 5 năm để ứng phó

Những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng một ngành công nghiệp ô tô với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Trong quá trình phát triển, ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ của Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức khi thực thi các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

Ngành ô tô: Cần “sẵn sàng” cho tương lai khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan
Hoàn thiện, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế Ảnh: TTXVN

Đánh giá về những tác động của việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) về ô tô, TS Lê Huy Khôi, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương - Bộ Công Thương cho biết, hiện nay Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do FTA và được thế giới công nhận là một nền kinh tế mở. Tuy nhiên, các chính sách về thuế quan, hành lang pháp lý trong lĩnh vực ô tô và linh kiện, phụ tùng nhập khẩu chưa thực sự cân bằng giữa các thị trường.với các cam kết khá mạnh trong lĩnh vực sản phẩm ô tô, linh kiện, phụ tùng, đặc biệt là cam kết về thuế quan, EVFTA được cho là sẽ tác động mạnh tới ngành ô tô Việt Nam khi thực thi các cam kết.

Theo đó, các cơ hội đối với ngành ô tô gồm: Cơ hội nhập khẩu sản phẩm ô tô, phụ tùng, linh kiện chất lượng, công nghệ cao từ EU với giá thấp hơn, góp phần cắt giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, cơ hội xuất khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy mà Việt Nam có thế mạnh có thể trở thành đối tác đầu tư liên doanh, hoặc nhà cung cấp cho các nhà đầu tư EU sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội khai thác thị trường trong nước và khu vực…

Tuy nhiên, ông Khôi cũng chỉ ra các thách thức mà ngành ô tô sẽ phải đối mặt như: Thị trường EU là thị trường có tiêu chuẩn cao, khoảng cách địa lý khá xa Việt Nam, vì vậy cơ hội xuất khẩu sẽ khó thành hiện thực nếu doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia mạng lưới cung ứng trong lĩnh vực ô tô, xe máy, và khả năng cạnh tranh cao.

Từ góc độ nhập khẩu, thời gian bảo hộ 7-10 năm mặc dù là tương đối dài nhưng nếu ngành ô tô, xe máy Việt Nam tiếp tục trì trệ, thiếu chủ động trong cải thiện năng lực cạnh tranh thì nguy cơ bị thua trên sân nhà vẫn rất cao. “Do đó, các doanh nghiệp ngành ô tô Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các cam kết EVFTA, chuẩn bị các điều kiện để tận dụng các cơ hội từ Hiệp định cũng như sẵn sàng cho tương lai cạnh tranh khi hết lộ trình bảo hộ thuế quan”- Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương lưu ý.

Chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng cho rằng, sức ép từ CPTPP là xe nguyên chiếc đến từ Nhật Bản, một nước thành viên. Theo hiệp định, Việt Nam áp dụng thuế suất 0% vào năm 2029, lúc đó xe Nhật sẽ tràn vào Việt Nam tương tự xe Thái Lan, Indonesia.

Về thời gian, các hãng xe và chuỗi cung ứng Việt Nam còn khoảng 5 năm để ứng phó với làn sóng ô tô đến từ EU và Nhật Bản, thời gian bảo hộ không còn nhiều.

Bà Nguyễn Ánh Tuyết- Trưởng tiểu ban Hải quan thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) cũng bày tỏ, nhờ việc thực hiện các cam kết của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với lộ trình thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ EU về Việt Nam sẽ giảm khoảng 6,4%/năm, liên tục trong vòng 10 năm. Năm 2024, thuế nhập khẩu được áp dụng là 38,1%. Dự kiến đến năm 2030, thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ EU xuống còn 0%.

Nêu ví dụ bà Tuyết cho hay, một chiếc xe phổ thông có giá khoảng 30.000 USD, khi nhập về Việt Nam năm 2024 phải nộp thuế nhập khẩu 38,1%, tương đương 11.430 USD, giảm 1.920 USD so với thời điểm năm 2023. Số tiền thuế còn có thể giảm hàng chục nghìn USD đối với các mẫu siêu xe nhập khẩu. Điều này có nghĩa ngày càng có nhiều người có cơ hội sở hữu các mẫu xe từ tầm trung, cao cấp cho đến xe siêu sang của các thương hiệu nổi tiếng như: Mercedes-Benz, BMW, Audi, Porsche, Ferrari, Lamborghini, Bugatti...

“Tuy vậy cũng làm các doanh nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam ngày càng gặp nhiều áp lực để duy trì sản xuất và duy trì được thị phần trong các phân khúc đang có hiện diện” - bà Tuyết nói.

TS Trương Thị Chí Bình, Tổng thư ký Hiệp hội công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI), khi quy mô thị trường đạt 500.000 xe, sẽ có nhiều nhà cung ứng tiềm lực từ Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc sẵn sàng nhảy vào thị trường với tư cách doanh nghiệp FDI. Điều này sẽ khiến các nhà cung ứng trong nước có nguy cơ "bật bãi".

"Bởi thế, Chính phủ cần có bài toán dài hơi để các doanh nghiệp Việt không hụt hơi trong cuộc đua về giá với các doanh nghiệp FDI", bà Bình cho hay.

Bệ đỡ” nào cho ô tô trong nước?

Liên quan đến chính sách thuế, ông Dương Bá Hải - Phó Trưởng phòng Thuế xuất khẩu, nhập khẩu - Cục quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) cho biết, việc tham gia các FTA ngoài mang lại cơ hội cũng khiến các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam ngày càng gặp nhiều áp lực về cạnh tranh.

Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi dành cho ngành công nghiệp ôtô trong nước, trong đó có các chính sách về thuế, phí và lệ phí để thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp ôtô trong nước, phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, Chiến lược cải cách hệ thống thuế và thông lệ quốc tế.

Theo ông Hải, một số chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô trong nước đang trong quá trình thực hiện và sẽ kéo dài đến hết năm 2027. Cơ quan chức năng cũng cần tổng kết, đánh giá, điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp ô tô trong nước trước làn sóng ô tô ngoại ồ ạt vào Việt Nam.

Về vấn đề này TS Lê Huy Khôi lưu ý, cần nghiên cứu, rà soát, cải cách các chính sách thuế, phí (thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và linh, phụ kiện; thuế tiêu thụ đặc biệt...) bảo đảm khả thi và ổn định lâu dài, phù hợp với các cam kết trong quá trình hội nhập quốc tế.

Bảo đảm nhất quán, ổn định hệ thống chính sách trong thời gian tối thiểu 10 năm, phù hợp với xu thế hội nhập để tạo sự tin tưởng đối với người tiêu dùng và nhà sản xuất, làm tiền đề cho các hoạt động đầu tư. Bên cạnh đó có các chính sách ưu đãi ưu đãi để khuyến khích sử dụng xe điện hóa tại Việt Nam như thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi áp dụng cho từng dòng xe điện (HEV, PHEV, BEV, FCEV) căn cứ vào mức phát thải CO2. Đồng thời giảm lệ phí trước bạ cho tất cả các dòng xe điện hóa...”- lãnh đạo Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương nói.

TS. Lê Huy Khôi đã nêu hàng loạt giải pháp rất cụ thể. Đầu tiên là phải xây dựng các chương trình, đề án phát triển ngành công nghiệp ô tô, cụ thể hóa một số nội dung của chiến lược. Xây dựng Chương trình, Kế hoạch hành động trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam với các quốc gia có ngành công nghiệp ô tô phát triển.

Cùng với đó lựa chọn một số bộ phận quan trọng trong chuỗi giá trị cấu thành ô tô đưa vào danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm của quốc gia.

Cuối cùng là nghiên cứu thiết lập các điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ô tô nhập khẩu đồng thời hoàn thiện, bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phù hợp với thông lệ quốc tế....

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp ô tô

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

7 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại TP. Đà Nẵng được hỗ trợ kinh phí khuyến công để đổi mới máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất với tổng số tiền 1,737 tỷ đồng.
Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Thiếu tướng Đinh Quốc Hùng giữ chức Chính uỷ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng

Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trì Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất.
Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về xe chiến đấu bộ binh XCB-01 của Việt Nam?

Xe chiến đấu bộ binh XCB-01, hoàn toàn do Việt Nam phát triển, nổi bật với hàng loạt tính năng tiên tiến đã gây chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An: Thành tích của Long An có đóng góp to lớn của Bộ Công Thương

Năm 2024, sản xuất công nghiệp và xây dựng tỉnh Long An phục hồi mạnh; tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tăng 11,26%.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn của Vinachem

Ngày 21/12, Chủ tịch Quốc hội Lào ông Xaysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền của Vinachem.
Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Làm rõ điều kiện là thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Công nghiệp quốc phòng cần làm rõ điều kiện để trở thành thành phần khác của tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Viettel High Tech đã ký kết hàng loạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế.
Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Chuyên gia vũ khí nói gì về súng cối bán tự động 100mm của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra ở Hà Nội, Việt Nam đã chính thức giới thiệu loại súng cối bán tự động 100 mm hoàn toàn mới.
Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Chuyên gia quốc tế khen bệ phóng tên lửa lắp trên xe bán tải của Việt Nam

Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Hóa chất 13 (Tổng cục công nghiệp quốc phòng) đã gây chú ý khi ra mắt hệ thống phóng tên lửa 70mm hoàn toàn mới.
Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Iran cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300 tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22/12/2024, Iran đã cho ra mắt tên lửa đạn đạo BM-300.
Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

‘Ông lớn’ tên lửa Roketsan của Thổ Nhĩ Kỳ nói gì về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024?

Roketsan, công ty hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ chuyên về các hệ thống tên lửa tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 với nhiều vũ khí đặc biệt.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Mục sở thị dàn UAV ‘Made in Vietnam’

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu nhiều dòng máy bay không người lái (UAV).
Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Phân tích tầm nhìn của Viettel về ‘người lính tương lai’, tích hợp cả AI trong chiến đấu

Tập đoàn Công nghiệp và Viễn thông Quân đội Viettel, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đã giới thiệu một sản phẩm quân sự đột phá – hệ thống "người lính tương lai".
Triển lãm Quốc phòng 2024:

Triển lãm Quốc phòng 2024: 'Lá chắn rồng' chống UAV của OSB Hightech có gì đặc biệt?

Tổ hợp phòng không chống UAV “Lá chắn Rồng” và hệ thống radar cảnh giới, điều khiển hỏa lực “Wisdom Eye” của OSB Hightech đã thu hút sự chú ý đặc biệt.
Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Chuyên gia quốc tế nói gì về tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Trường Sơn của Việt Nam?

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn xuất hiện và gây sự chú ý lớn cho các chuyên gia quốc tế.
Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Hải Dương: Sản xuất công nghiệp tăng 14,8% năm 2024

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, sản xuất công nghiệp phục hồi tích cực, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024: Cận cảnh loạt xe đặc chủng của Bộ Công an

Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Bộ Công an đã mang đến nhiều phương tiện đặc chủng hiện đại.
Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Chuyên gia vũ khí quốc tế nói gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút hàng nghìn đại biểu và khách mời, sân bay Gia Lâm chật kín khách tham quan trong và ngoài nước.
Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp cần ưu tiên phát triển ngành kinh tế trọng điểm

Chính sách công nghiệp quốc gia không chỉ tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà còn là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Hết quặng Apatit vào năm 2040, Vinachem lo thiếu hụt nguyên liệu sản xuất phân bón

Theo Apatit Lào Cai, đến năm 2040 quặng Apatit loại I, II, III sẽ không còn cho nhu cầu sản xuất của các đơn vị trong Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam: Tự hào với dàn UAV, tàu quân sự, vũ khí made in Việt Nam

Tổng cục Công nghiệp quốc phòng Việt Nam gây ấn tượng với dàn UAV, tàu quân sự, các loại súng do chính người Việt chế tạo khiến khách tham quan rất tự hào.
Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Vinachem thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia đảm bảo sản xuất xanh, bền vững

Sáng 20/12 tại Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản Quốc gia, đảm bảo sản xuất xanh.
Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Sản phẩm thông tin quân sự của Việt Nam sẵn sàng kinh doanh tại Malaysia

Lục quân và Bộ Quốc phòng Malaysia công nhận các sản phẩm thông tin quân sự của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe để cung cấp cho Lục quân Malaysia.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động