Ngành nuôi biển có thể xuất khẩu 10 - 15 tỷ USD mỗi năm

Ngành nuôi trồng thủy sản trên biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển, có thể xuất khẩu 10 - 15 tỷ USD mỗi năm.
Hỗ trợ tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà Phấn đấu đến 2025, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 7,8 tỷ USD/năm

PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, cho biết ngành nuôi trồng thủy sản trên biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Nếu có chiến lược phát triển tốt, xuất khẩu 10 - 15 tỷ USD mỗi năm là mục tiêu trong tầm tay.

Nuôi cá biển giá trị gấp 4 - 5 lần cá tra

Ông đánh giá như thế nào về vai trò của ngành nuôi biển trong phát triển kinh tế biển?

Nuôi trồng thủy sản trên biển (nuôi biển) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển nhằm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển trong thế kỷ của biển và đại dương. Nuôi cá biển giá trị gấp 4 - 5 lần cá tra. Ví dụ 1 triệu tấn cá nuôi biển xuất khẩu sẽ thu về khoảng 10 tỷ USD, trong khi tiềm năng biển Việt Nam có thể nuôi được 10 triệu tấn. Nếu phát triển tốt tiềm năng của nuôi biển thì mục tiêu xuất khẩu 10 - 15 tỷ USD mỗi năm là chuyện trong tầm tay.

Vậy nhưng đến nay, ngành nuôi biển vẫn còn nhiều vướng mắc làm hạn chế sự phát triển dù có nhiều tiềm năng.

Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng
Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng

Những khó khăn đó là gì, thưa ông?

Đầu tiên là về quy hoạch. Theo Luật Thủy sản, các dự án nuôi trồng thủy sản phải nằm trong vùng được quy hoạch. Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực từ 1.1.2019 yêu cầu phải điều chỉnh và tích hợp các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó vào hệ thống quy hoạch mới, trong khi đa số các quy hoạch mới có liên quan đến phát triển nuôi thủy sản đều chưa được xây dựng và phê duyệt, gây khó khăn cho việc thực hiện Luật Thủy sản.

Ở cấp quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia vẫn chưa được phê duyệt. Ở cấp tỉnh, quy hoạch tỉnh phần lớn đều đang được xây dựng và chưa được phê duyệt. Không có quy hoạch thì không giao được các khu vực biển cụ thể cho dân nuôi.

Bên cạnh đó, thủ tục giao khu vực biển cho tổ chức, ngư dân còn rắc rối.Còn thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn, thực tế

ngành nông nghiệp chưa ban hành được các tiêu chuẩn, quy chuẩn cần thiết, đặc biệt là về lĩnh vực bảo đảm an toàn thiên tai cho cơ sở nuôi, an toàn sinh học cho vật nuôi và vùng nuôi, hoạt động bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển…

Hiện cũng chưa có thủ tục đăng kiểm cho cơ sở và phương tiện nuôi biển; chưa có bảo hiểm cho cơ sở nuôi biển do các công ty bảo hiểm không thể chấp nhận rủi ro khi chưa có được các cơ sở pháp chế kỹ thuật để thực hiện.

Ngoài ra, còn thiếu chính sách hỗ trợ phát triển nghề nuôi biển. Chưa có chương trình đào tạo nhân lực trong nước cho ngành công nghiệp nuôi biển, cả ở trình độ công nhân, trung cấp, cao đẳng, lẫn đại học...

Mục tiêu đến năm 2030, nghề nuôi biển Việt Nam sẽ đạt sản lượng 1,45 triệu tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 - 2 tỷ USD. Tuy vậy, trước những khó khăn nêu trên, ngành nuôi biển phải cố gắng rất nhiều.

Sớm quy hoạch, giao khu vực biển lâu dài cho dân

Theo ông, ngành nuôi biển cần chuyển đổi như thế nào để phát triển bền vững?

Phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại là xu hướng tất yếu, đem lại giá trị cao cho ngành thủy sản và cũng góp thêm giá trị để thu hút khách du lịch. Cả nước có khoảng 50 nghìn cơ sở nuôi biển, phần lớn hoạt động nuôi biển ở quy mô gia đình manh mún, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu và không bền vững. Trong nước chưa có cơ sở nuôi biển xa bờ.

Muốn doanh nghiệp, người dân đầu tư một cách bài bản thì cần giao khu vực biển nuôi trồng lâu dài, ít nhất 20 năm, 30 năm nếu không người dân sẽ mãi nuôi lồng thủ công. Luật Thủy sản 2017 quy định thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân nuôi trồng hải sản đến 30 năm, gia hạn đến 20 năm. Luật có rồi nhưng đến nay chưa được thực hiện. Các chính sách phát triển nuôi biển có gần như đầy đủ nhưng chưa được thực thi đồng bộ ở các địa phương.

Bên cạnh đó, phải định hướng di chuyển từ vùng biển kín, ven bờ ra các vùng biển mở, xa bờ. Đồng thời, sẽ phát triển các hệ nuôi kín ở trên bờ với công nghệ tuần hoàn trong thu gom và xử lý chất thải môi trường. Doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ thể để thúc đẩy sự phát triển, tạo chuỗi liên kết trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm.

Nuôi biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển
Nuôi biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển

Theo Tổng cục Thủy sản, tổng diện tích tiềm năng nuôi biển ở nước ta khoảng 500.000ha với các đối tượng nuôi biển phong phú như nhóm cá biển, nhóm nhuyễn thể, nhóm rong tảo biển. Năm 2023, ngành thủy sản đặt mục tiêu diện tích nuôi biển cả nước đạt 85.000ha, với 10 triệu m3 lồng nuôi, sản lượng ước đạt 850.000 tấn.

Cần đáp ứng những điều kiện gì để không lo sợ vấn đề khó tiêu thụ đầu ra cho nuôi biển công nghiệp, thưa ông?

Muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới, ngành nuôi biển cần có ít nhất 3 điều kiện: tạo ra sản lượng hàng hóa đủ lớn so với nhu cầu; sản phẩm phải đáp ứng được các đòi hỏi của thị trường về chất lượng, an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ; được sản xuất, chế biến, phân phối trong những điều kiện đạt các tiêu chuẩn quốc tế và được chứng nhận. Việc xây dựng và hoàn thiện các chuỗi giá trị những nhóm sản phẩm nuôi biển chiến lược là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành.

Về mặt chính sách, ông có đề xuất gì?

Cần sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 11/2021/NĐ-CP và Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Sớm xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn về nuôi biển. Ban hành cơ chế phối hợp quản lý liên ngành kinh tế biển. Xây dựng các mô hình nuôi biển công nghiệp tại mỗi địa phương.

Riêng về vấn đề thiếu quy hoạch không gian biển, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương hoàn thành quy hoạch không gian biển quốc gia trình Chính phủ thẩm định và Quốc hội thông qua trong năm nay. Các địa phương cũng cần chủ động trong việc tích hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã có vào quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng phê duyệt sớm.

Xin cảm ơn ông!

daibieunhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nuôi trồng thủy sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Đưa Tây Nguyên ra khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu Tây Nguyên được kỳ vọng sẽ giúp khu vực thoát khỏi “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt Indonesia, Trung Quốc

Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Xúc tiến thương mại: Đồng hành tiêu thụ, phát triển thị trường cho sản phẩm kinh tế tập thể, hợp tác xã

Công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển thị trường gắn hỗ trợ khu vực kinh tế tập thể đã trở thành một trong những nhiệm vụ của Bộ Công Thương.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Bắc Giang: Hỗ trợ tối đa để các hợp tác xã phát triển hơn nữa

Toàn tỉnh Bắc Giang có 1.116 hợp tác xã, việc tiếp cận nguồn vốn của các hợp tác xã hiện được tỉnh Bắc Giang quan tâm nên đã phát huy được hiệu quả kinh tế.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Mining Vietnam - cầu nối giao thương cho doanh nghiệp ngành khai khoáng, xây dựng

Sáng 24/4, Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về Công nghiệp Khai thác, Khôi phục Tài nguyên khoáng sản và Xây dựng Việt Nam đã được tổ chức tại Hà Nội.
VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

VECOM công bố báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2024

Theo VECOM, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục dẫn đầu xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2024 với 87 điểm. Đứng thứ hai là Hà Nội với 84,3 điểm.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sản phẩm plastic

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm plastic.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Nhà mua hàng quốc tế “đổ bộ” tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam

Triển lãm Nguồn cung ứng quốc tế 2024 hứa hẹn thu hút hơn 8.000 nhà mua hàng từ hơn 150 quốc gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm từ Việt Nam.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm

Xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại làm ''cầu nối'' thu hút đầu tư

Để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, nhiều địa phương hướng đến xây dựng trung tâm logistics quy mô, hiện đại và đầy đủ chức năng.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Xuất khẩu tuần từ 15-21/4: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất vào thị trường Singapore, xuất khẩu cao su khởi sắc... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 15-21/4.
Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024

Đơn hàng của các doanh nghiệp tương đối tốt và được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam dự báo sẽ bứt phá trong quý II và cả năm 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động