Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ II)

P.V

P.V

Đất trồng mía vùng nguyên liệu của các nhà máy đường hầu hết do người nông dân sử dụng manh mún, địa hình phức tạp, cơ giới hóa trong canh tác mía rất hạn chế; nghiên cứu khoa học và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ mía đường không được đầu tư đúng mức...

Kỳ II: Nguyên liệu mía- Nhiều bất cập

Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ II)
Lãnh đạo Viện nghiên cứu mía đường giới thiệu khu vườn ươm giống mía cho phóng viên Báo Công Thương

Canh tác mía lạc hậu

Tại vùng nguyên liệu của Nhà máy đường Ninh Hòa (Khánh Hòa) đang kỳ thu hoạch, tiếp xúc với phóng viên, chị Đặng Thị Bi - ở Thôn Bắc, xã Ninh Tân, Ninh Hòa - buồn rầu: “Gia đình có 4 ha mía, năm trước, thời tiết thuận lợi năng suất được 70- 80 tấn/ha, lãi cả trăm triệu đồng. Năm nay khô hạn, ít mưa, chỉ đạt 35- 40 tấn/ha, lỗ vốn nặng”.

Ông Tào Anh Tuấn- Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa- cho biết: Toàn tỉnh có trên 19.000 ha trồng mía. Chỉ khoảng 10% diện tích có thể chủ động được nước tưới. Niên vụ 2014- 2015, năng suất mía bình quân chỉ khoảng 47 tấn/ha.

Tại vùng nguyên liệu của Công ty CP mía đường Sơn Dương (SONSUCO- Tuyên Quang) ông Bùi Hưng Thịnh- Tổng giám đốc SONSUCO- cho hay: Để có nguyên liệu cho 2 nhà máy hoạt động với tổng công suất 5.000 tấn mía/ngày, công ty phải ký hợp đồng với 30.000 hộ nông dân. Bình quân mỗi hộ nông dân chỉ có 0,4 ha diện tích mía, phân bổ khắp địa hình trung du, miền núi phức tạp. Muốn cơ giới hóa đòi hỏi vùng nguyên liệu phải có những diện tích đất đủ lớn, tương đối bằng phẳng, sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn hàng trăm ha. Đất trồng mía manh mún, nhỏ, lẻ rất khó đưa cơ giới hóa vào các khâu canh tác.

Vùng nguyên liệu của Công ty CP mía đường Lam Sơn (LASUCO- Thanh Hóa) đã được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt từ niên vụ 2008-2009 cho năng suất tới 80- 95 tấn/ha/vụ mía tơ. Nhưng đến nay LASUCO mới chỉ triển khai được 345/16.000 ha (khoảng 2,1%). Nguyên nhân do 70% diện tích là đất đồi có độ dốc cao, phân bố trên địa bàn 10 huyện trung du và miền núi, hạ tầng giao thông, thủy lợi khó khăn.

Canh tác mía thủ công là tình trạng chung ở hầu hết vùng nguyên liệu của các nhà máy đường trên cả nước hiện nay. Trừ khâu làm đất đã được cơ giới hóa bình quân khoảng 65- 75% diện tích (theo Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch), các công đoạn khác từ trồng, chăm sóc, thu hoạch mía… nông dân vẫn thực hiện thủ công. Việc tưới nước cho 70% diện tích mía trên cả nước vẫn phụ thuộc vào “ông trời”. Năm nào gặp thời tiết khô hạn, năng suất mía tụt giảm thê thảm.

Ông Nguyễn Hải- Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam- nhận xét: Chi phí mía nguyên liệu đầu vào của các nhà máy đường chiếm tới 75- 80% giá thành đường. Đây là nguyên nhân chính khiến năng lực cạnh tranh của mía đường Việt Nam yếu kém.

Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ II)
Thu hoạch mía thủ công ở Ninh Tân- Ninh Hòa - Khánh Hòa

Nghiên cứu khoa học bị bỏ quên

Trong khi sản xuất mía vẫn còn nặng về thủ công thì công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mía đường vẫn không được quan tâm đúng mức. Nhóm phóng viên tới Viện Nghiên cứu mía đường, những người làm khoa học nơi đây có vẻ... buồn chán: Công tác nghiên cứu khoa học gặp muôn vàn khó khăn do thiếu kinh phí. 10 năm trước, khi còn trực thuộc Tổng công ty Mía đường I, họ đã bị cắt cả lương cơ bản. Từ 2005 được về hệ thống nghiên cứu khoa học trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, họ mới lại được trả lương cơ bản. Song từ đó đến nay, công tác nghiên cứu vẫn rất... phập phù.

Để tồn tại, phát triển và cạnh tranh được với khu vực, ngành mía đường phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó nghiên cứu khoa học cần được ưu tiên hàng đầu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, niên vụ 2014-2015, năng suất mía cả nước ước đạt bình quân 64,7 tấn/ha (mức bình quân của nhóm nước có năng suất mía thấp thế giới là 70,2 tấn/ha); chữ đường bình quân 10 CCS (mức bình quân của thế giới là 12-13 CCS, thậm chí có nước tới 15- 16 CCS); giá mía nguyên liệu dao động từ 800.000- 1 triệu đồng/tấn mía 10 CCS (tại Thái Lan và Brazil chỉ khoảng 600.000 đồng/tấn)...

Tuy nhiên, tiến sỹ Cao Anh Đương- Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu mía đường- thông tin: Hiện nay, kinh phí được cấp cho nghiên cứu mía đường rất thấp, bình quân chỉ khoảng 0,03% tổng sản lượng mía đưa vào chế biến, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,5- 1%.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, GS.TS Võ Tòng Xuân cho biết: Việt Nam là nước ít nghiên cứu về cây mía nhất trong số các nước trồng mía. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và khuyến nông về cây mía chưa được quan tâm đúng tầm quan trọng của nó, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Vì vậy, việc lai tạo phát triển các giống mía mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện từng vùng ở Việt Nam để đưa ra sản xuất còn rất chậm.

Hiện cả nước có 77 giống mía đang trồng, nhiều chủng loại có nguồn gốc từ nhiều nước, do Viện Nghiên cứu mía đường và các doanh nghiệp tự khảo nghiệm (khoảng 40%) rồi đưa ra sản xuất, khả năng thích nghi không cao. Một số giống mía do Viện Nghiên cứu mía đường Việt Nam lai tạo có năng suất 100- 120 tấn/ha đưa ra sản xuất rất ít, chỉ chiếm chưa đến 2% tổng diện tích. Đây là một nguyên nhân nữa khiến cho năng suất, chất lượng mía ở Việt Nam rất thấp.

Kỳ III: Lép vế năng lực - công nghệ

TIN LIÊN QUAN
Ngành mía đường - Những “nút thắt” cần tháo gỡ (Kỳ I)
P.V
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế về công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gia công kim loại

Từ 16–18/5/2024, sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế công nghệ hàn cắt, luyện kim, ống thép, gang thép, gia công kim loại (METAL & WELD-ISME VIETNAM 2024) tại Hà Nội.
Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Cuộc làm việc quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam

Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam Nguyễn Đức Thuấn đánh giá Bộ Công Thương đã có cuộc làm việc quan trọng, giúp nâng năng lực cạnh tranh ngành da giày Việt Nam
Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định xem xét thu hồi dự án cụm công nghiệp không đảm bảo tiến độ

Bình Định kiên quyết thu hồi các dự án không đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu nhằm hoàn thành kế hoạch cũng như thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng 25/4, tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy Túi xách Việt Nam
Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam chỉ có 18 tháng chớp "thời cơ vàng" với công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn và chỉ có 18 tháng để chớp ''thời cơ vàng'' với công nghiệp bán dẫn.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực

Ông Nguyễn Thế Hiệp- Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẵn sàng thành lập cụm công nghiệp mới sau khi Nghị định số 32 có hiệu lực.
Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Bắc Giang: Đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp để thu hút đầu tư

Với chủ trương hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp cùng cơ chế hỗ trợ về chính sách đã giúp tỉnh Bắc Giang tạo được nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư
Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Bộ Công Thương tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày

Nhằm tìm hướng gỡ khó cho ngành da giày, ngày 25/4/2024, đoàn công tác của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn sẽ làm việc với Lefaso.
Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Ban hành kế hoạch thực hiện Quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Bộ Quốc phòng: Xây dựng nền công nghiệp quốc phòng chủ động, tự lực, tự cường

Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang có buổi tiếp xúc cử tri tại tỉnh Thái Nguyên lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Ngành Quân giới khắc phục khó khăn, đóng góp vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trong kháng chiến chống Mỹ, ngành Quân giới đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong đầu tư cụm công nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương chỉ đạo các đơn vị vào cuộc quyết liệt tháo gỡ khó khăn và vướng mắc trong đầu tư, xây dựng cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Bộ Công Thương thông tin về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp

Ngày mai 23/4, Bộ Công Thương dự kiến truyền tải một số nội dung cơ bản trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 32 về cụm công nghiệp.
Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương đưa Nghị định mới về cụm công nghiệp vào thực tiễn

Bộ Công Thương khẩn trương triển khai các hoạt động nhằm sớm phổ biến Nghị định số 32 về cụm công nghiệp và thông tư hướng dẫn thực hiện.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp bứt phá, quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng

Quý I/2024 sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, với mục tiêu IIP tăng khoảng 7-8% năm 2024, Bộ Công Thương và các địa phương đã và đang quyết liệt vào cuộc.
Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Nhiều dự báo khả quan cho sản xuất công nghiệp quý II/2024

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng dương, dự báo quý II/2024, tình hình sản xuất công nghiệp sẽ khả quan hơn quý trước.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 thu hút hàng chục quốc gia tham dự

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 sẽ trưng bày, giới thiệu các vũ khí, trang thiết bị hiện đại được chế tạo trong nước.
Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp nặng xúc tiến đầu tư vào Việt Nam

Với 126 năm kinh nghiệm, Kato - thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp đến từ Nhật Bản là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực máy móc xây dựng.
Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Ngành công nghiệp "xanh hóa" để tăng tính cạnh tranh

Tại Việt Nam, sản xuất xanh đang là một mắt xích quan trọng giúp Việt Nam chuyển dịch xanh và bền vững, hướng tới mục tiêu Net Zero.
4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

4 giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu phân bón

Các chuyên gia khuyến cáo 4 giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng phân bón trong thời gian tới.
Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Đơn hàng dệt may: Khởi sắc đầu năm, áp lực cuối năm

Doanh nghiệp dệt may trong nước “thấm thỏm” lo về tình hình đơn hàng cuối năm, đồng thời xoay sở với thiếu lao động, chi phí tăng.
Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung khắc phục tình trạng sử dụng hoá chất sai mục đích

Một số nội dung tại Dự án Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến sẽ khắc phục được tình trạng nhập khẩu và sử dụng hoá chất sai mục đích.
Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Những điểm mới trong Nghị định 33/2024/NĐ-CP mà các doanh nghiệp ngành hóa chất cần biết

Tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP ngày 27/3/2024 vừa được Chính phủ ban hành có nhiều điểm mới mà các doanh nghiệp ngành hoá chất cần lưu ý.
Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương cùng Hải Phòng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ

Ngày 17/4, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã có buổi làm việc với Sở Công Thương TP. Hải Phòng về tình hình phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động