Thứ hai 12/05/2025 07:14

Ngành gỗ: Nâng tầm giá trị khâu thiết kế để thích ứng cạnh tranh năm 2019

Hội nhập đang tạo áp lực cạnh tranh vô cùng lớn cho các doanh nghiệp ngành gỗ, buộc doanh nghiệp phải tự chủ động hơn trong việc ứng phó với những rào cản mới; đồng thời phải nâng tầm khâu thiết kế để thích nghi với thị trường, hướng tới sự phát triển bền vững.

Xuất siêu 7 tỷ USD trong 2018

Ông Huỳnh Văn Hạnh - Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. Hồ Chí Minh (HAWA) - đánh giá, năm 2018 là cột mốc thời gian quan trọng với ngành chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản bởi môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi. Ngày 19/10/2018, tại Brussels, Việt Nam và Ủy ban châu Âu đã ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT). Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi được phê chuẩn theo quy định pháp luật của mỗi bên. Dưới tác động của hiệp định này, Việt Nam tiến hành xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (VNTLAS) toàn diện và tin cậy nhằm kiểm soát trong suốt chuỗi cung, đảm bảo gỗ nhập khẩu và gỗ trong nước phải được khai thác, kinh doanh… tuân thủ quy định pháp luật của nước khai thác.

Ngành gỗ Việt đã xuất siêu 7 tỷ USD trong năm 2018

Ngày 12/11/2018, Quốc hội cũng đã chính thức phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019, chính thức mở ra các thị trường mới mà lâu nay mức thuế nhập khẩu đồ gỗ từ Việt Nam còn khá cao như Canada, Mexico, Peru… Không dừng lại ở đó, Việt Nam cũng đang kỳ vọng kí kết cả hai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào quý I/2019. Hiện, EVFTA đã tách thành 2 hiệp định riêng biệt là Hiệp định Đầu tư và một Hiệp định Thương mại. Sự ra đời của Hiệp định CPTPP và sắp tới là EVFTA sẽ tiếp thêm sức mạnh cho ngành chế biến gỗ Việt Nam.

“Chính nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước, kết hợp với nỗ lực của doanh nghiệp cũng như các tổ chức ngành nghề, chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả ấn tượng trong năm 2018. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), giá trị xuất khẩu lâm sản năm 2018 đạt 9,308 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2017. Như vậy, chế biến gỗ chính thức vượt qua thủy sản (xuất khẩu đạt 9 tỷ USD), trở thành mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất trong ngành nông nghiệp. Giá trị xuất siêu lâm sản cả năm đạt tới 7 tỷ USD, đứng đầu các ngành kinh tế xuất khẩu của Việt Nam”, ông Hạnh phấn khởi cho biết.

Sẽ phải cạnh tranh hơn trong năm 2019?

Năm 2019 sẽ là một năm nhiều cơ hội được mở ra cho cộng đồng đồ gỗ - nội thất Việt Nam khi sự căng thẳng thương Mỹ - Trung vẫn còn dai dẳng. Cùng với các Hiệp định EVFTA, CPTPP - đơn hàng xuất khẩu gỗ được dự báo sẽ tốt hơn, khách hàng tìm đến nhiều hơn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là sự dịch chuyển sản xuất của các nước vào Việt Nam sẽ tăng lên. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2018 có khoảng 65 doanh nghiệp gỗ đã đầu tư chính thức vào Việt Nam và có tới 23 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Điều này tạo ra những thách thức cho các doanh nghiệp ngành đồ gỗ - thủ công mỹ nghệ trong nước phải cạnh tranh gay gắt hơn với các doanh nghiệp cùng ngành ngay chính tại nội địa chứ chưa kể đến xuất khẩu.

Trong đó, thị trường lao động là sẽ làm vấn đề lớn vì bản thân không chỉ ngành gỗ mà may mặc, da giày, điện tử… nhóm doanh nghiệp này cũng cần lao động ở diện lớn, kéo theo đó là tiền lương sẽ tăng và lao động có những xáo trộn.

Khâu thiết kế được đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị gỗ Việt

Đứng trước thách thức này, ông Trần Việt Tiến - Ủy viên thường trực HAWA, Giám đốc Công ty CP Mỹ thuật Gia Long - nhìn nhận: Doanh nghiệp gỗ phải có những bước chủ động ứng phó, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa đầu tư vào công nghệ để giảm lệ thuộc vào lao động. Nhưng đồng thời cũng đồng bộ các khâu như thiết kế - khả năng nghiên cứu, phát triển; thiết kế phải phù hợp cho sản xuất máy móc để có giá thành sản xuất là tốt nhất, mẫu mã phải đẹp và phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và có xu hướng của thị trường.

Bên cạnh đó, đội ngũ kinh doanh phải chủ động khai thác thị trường, không chờ khách tới, từ bỏ tư tưởng “hữu xạ tự nhiên hương”, phải cầu thị tìm đến khách hàng, nâng cao dịch vụ chăm sóc, đặc biệt là sử dụng công cụ số hóa như marketing và kinh doanh online sẽ tạo lối đi mới tiếp cận thị trường bằng công nghệ thông tin.

“Làm được tốt các công việc này xem như doanh nghiệp đã chích một liều “vắc-xin” nâng cao sức đề kháng có thể chịu đựng sóng gió của thương trường. Rõ ràng, hội nhập tạo áp lực cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải nâng tầm để thích nghi với nền thị trường thuần túy, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững dựa trên nội lực của mình”, ông Tiến khẳng định.

Năm 2019, bên cạnh triển khai dự án hệ thống giải trình nguồn gốc gỗ hợp pháp, HAWA sẽ tuyên truyền Con đường gỗ Việt là Bền vững và nhân bản; đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo, giúp các doanh nghiệp nắm vững thông tin, kiến thức và kết nối các tổ chức nhằm nâng cao trình độ nhân lực để thích nghi với những thay đổi của thị trường.
Long - Dương
Bài viết cùng chủ đề: Cạnh tranh

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập