Thứ năm 15/05/2025 09:12

Ngành điều- nguyên liệu phải nhập khẩu đến 70%

Tại phiên chất vấn trước Quốc hội ngày 1/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định, kết quả của ngành nông nghiệp không trọn vẹn vì một số cây công nghiệp năm nay đạt kết quả thấp. Không những thế, riêng với ngành điều, nguyên liệu phải nhập khẩu đến 70%.  
Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh - đoàn Bình Phước chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường

Trả lời câu hỏi của đại biểu Tôn Ngọc Hạnh - đoàn Bình Phước xung quanh chuyện cây tiêu, cây điều, cao su gặp khó khăn về tiêu thụ. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm 2018, dự kiến các mục tiêu của ngành nông nghiệp đều đạt tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch xuất khẩu cao, thậm chí rất khá trong những năm gần đây. Tuy nhiên, kết quả này không được trọn vẹn, vì riêng khu vực cây công nghiệp năm nay giá thấp, thậm chí có một vài sản phẩm rất thấp, không chỉ có cao su, tiêu, điều mà kể cả mía. Tháng 11 tới đây, sẽ thu hoạch cà phê, dự báo trước cũng không thể có giá cao được. “Do đó chúng ta không được vui ở chỗ cây công nghiệp giá không cao”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thừa nhận.

Đối với Bình Phước, đây là tỉnh có diện tích điều lớn nhất cả nước, hiện có khoảng 180.000ha trong tổng số 320.000ha điều, với 72.000 hộ nông dân đang tham gia trồng điều. Trong khi đó, cây điều đã bị mất mùa 3 năm liên tiếp. Năm 2015 nhiều diện tích điều bị hạn hán, 2016 mưa nhiều gây mất mùa, năm 2017 thì sâu bệnh hoành hành, khiến năng suất kém. Thực tế là nếu so với thế giới, năng suất cây điều của chúng ta cao gần gấp đôi, đạt bình quân 1,5 tấn/ha, tuy nhiên giá bán hạt điều chỉ khoảng 48.000 đồng/kg nên so với các loại cây trồng khác, cây điều vẫn cho hiệu quả kinh tế thấp hơn.

Điều đáng mừng là ở Bình Phước, lãnh đạo tỉnh rất quan tâm tới cây điều khi hỗ trợ tới 42 tỷ đồng cho bà con về phân bón, cây giống nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cây điều.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng chỉ ra những "nút thắt" lớn đang tồn tại đối với cây điều: Đây là một loại cây duy nhất mà chúng ta phải nhập khẩu tới hơn 70% nguyên liệu. Nhưng đây cũng là bất cập rất lớn, Việt Nam phải làm thế nào để giải bài toán này, giảm nhập nguyên liệu mới có thể nâng cao giá trị. “Bằng tính toán thực tế, năng suất cây điều so với thế giới đang cao gấp đôi, nhưng so với cây trồng khác, so với yêu cầu của người nông dân thì chúng ta phải có trách nhiệm trả lời bà con trong việc nâng cao hiệu quả hơn nữa, nếu không thì cây điều sẽ không còn chỗ đứng không chỉ ở Bình Phước mà cả khu vực Tây Nguyên...”- Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ.

Bên cạnh đó, ngành điều Việt Nam tự hào có khâu chế biến đi đầu thế giới với 486 nhà máy chế biến, nhưng để ra chuỗi giá trị rất sâu thì mới có hơn 200 nhà máy làm được, còn lại mới chủ yếu là rang khô, đóng gói xuất khẩu.

Hơn nữa là phải tận dụng được các phế phẩm khác từ cây điều. Đặc trưng của cây điều là khối lượng sinh khối của quả điều rất lớn so với khối lượng hạt, vỏ hạt điều bóc ra cũng có thể tận dụng để sản xuất nhiều sản phẩm khác.

"Đúng là ngành điều phải tái cơ cấu lại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bàn với các tỉnh có một đề án tổng thể về ngành điều, nếu không sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới một ngành sản xuất chiếm tới 3 - 4 tỷ USD kim ngạch mỗi năm" - Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin, với thực trạng trên, hy vọng trong thời gian tới với sự quyết tâm đồng hành của các cơ quan nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học Công nghệ cùng các địa phương, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, cùng với hơn 400 doanh nghiệp, Hiệp hội... “Chúng ta sẽ từng bước khắc phục những tồn tại không chỉ của ngành điều mà cả các cây trồng khác như đã nói ở trên" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ.

Lan Anh- Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu điều

Tin cùng chuyên mục

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương