Ngành điện Thừa Thiên - Huế: Hàng trăm tỷ đồng đầu tư hạ tầng lưới điện

Với vai trò “đi trước một bước” trong quá trình phục hồi kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh sau đại dịch, ngành điện Thừa Thiên Huế tập trung ưu tiên các nguồn vốn đầu tư hạ tầng lưới điện, đặc biệt là tại các khu vực cụm phụ tải lớn, các khu, cụm công nghiệp trọng điểm.

Với vai trò là “bàn đạp”, “đòn bẩy” thúc đẩy sự hồi phục và tiến đến mở rộng sản xuất cho các thành phần kinh tế sau dịch bệnh, ngành điện lực Thừa Thiên Huế tập trung ưu tiên nguồn vốn năm 2022 để triển khai các công trình lưới điện, thể hiện sự đồng hành của ngành điện với các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ khôi phục sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Ngành điện Thừa Thiên - Huế: Hàng trăm tỷ đồng đầu tư hạ tầng lưới điện
Đẩy nhanh tiến độ các công trình nguồn và lưới điện

Theo đó, PC Thừa Thiên Huế đã ưu tiên các nguồn vốn đầu tư nâng cấp và sửa chữa lưới điện toàn tỉnh với hơn 260 tỷ đồng, trong đó bố trí trên 210 tỷ đồng để đầu tư xây dựng, 52 tỷ đồng nhằm cải tạo, sửa chữa lưới điện trên địa bàn quản lý.

Các hạng mục công trình lưới điện nhằm hoàn thiện hạ tầng, nâng cao năng lực lưới điện đã được PC Thừa Thiên Huế triển khai thi công và dự kiến hoàn thành trong quý 1/2022 bao gồm: 11 công trình đầu tư xây dựng và 18 công trình sữa chữa lưới điện với tổng mức đầu tư xấp xỉ 54 tỷ đồng. Có 7 hạng mục dự án lưới điện phục vụ cung cấp điện đảm bảo sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương với 41 máy biến áp, tổng dung lượng các máy biến áp cấp điện là 10.960 KVA và nguồn vốn đầu tư là hơn 40 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành, đóng điện nghiệm thu, đưa vào vận hành vào quý 2/2022.

Ngành điện Thừa Thiên - Huế: Hàng trăm tỷ đồng đầu tư hạ tầng lưới điện
Nâng dung lượng cho các trạm biến áp, phục vụ quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Ngoài ra, ngành điện cũng đã đầu tư hơn 560 tỷ đồng cho 4 dự án về nguồn và lưới điện trọng điểm trên địa bàn. Các dự án này do các Ban của Tổng Công ty Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư. Riêng tại các cụm, khu công nghiệp, ngành điện đã đầu tư hơn 500 tỷ đồng cho 3 dự án về nguồn và lưới điện nhằm đảm bảo nhu cầu về nguồn cung cho các nhà máy công nghiệp, khách hàng phục hồi, mở rộng sản xuất. Đặc biệt là dự án trạm biến áp 110kV Huế 4 với tổng mức đầu tư xấp xỉ 250 tỷ đồng, dự kiến sẽ đưa vào vận hành, khai thác trong năm 2022 với mục tiêu là đảm bảo cơ sở vật chất nhằm song hành với với chủ trương mở rộng địa giới hành chính của thành phố Huế.

Đại diện lãnh đạo PC Thừa Thiên Huế cho biết, trong năm 2022, ngành điện sẽ tập trung và ưu tiên các nguồn vốn để đầu tư, cải tạo và nâng cấp hạ tầng lưới điện trên địa bàn toàn tỉnh; ưu tiên triển khai và đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình nguồn, lưới điện trong qúy 1/2022,. Qua đó, góp phần cùng các cấp chính quyền địa phương thực hiện hoàn thành “nhiệm vụ kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi, phát triển kinh tế- xã hội. Hướng đến mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương