Ngành dệt may: Đơn hàng tấp nập, doanh ngtrưởng ẫn nhiều lo lắng Ngành dệt may: Thích ứng an toàn với dịch Covid-19 |
Doanh thu cao, lợi nhuận thấp
6 tháng đầu năm 2022, ngành dệt may đạt kết quả khá khả quan. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 22,3 tỷ USD, tăng trưởng 17,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 16,94 tỷ USD, tăng 19,5%, xuất khẩu vải ước đạt 1,4 tỷ USD, tăng 20,8%. Nửa đầu năm 2022, các doanh nghiệp dệt may trong nước nhập khẩu ước đạt 13,44 tỷ USD, tăng 9,8%. Như vậy nửa đầu năm 2022, ngành dệt may xuất siêu khoảng 8,86 tỷ USD.
Trong bối cảnh chung, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dệt may khu vực phía Nam cũng khá tốt, ông Phạm Xuân Hồng- Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan thành phố Hồ Chí Minh cho hay, mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt khoảng 15%. “Đơn hàng tốt, giá ổn định đã giúp doanh nghiệp bứt phá trong nửa đầu năm. Hiện các doanh nghiệp đã ký được đơn hàng đến hết quý III/2022”, ông Hồng nói.
Dù có nhiều thuận lợi, tuy nhiên ông Hồng cũng cho biết, lợi nhuận của doanh nghiệp không cao như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Nguyên do, chi phí đầu vào tăng, đời sống của người lao động không cải thiện. Doanh nghiệp ngoài bù chi phí cho sản xuất còn thực hiện chính sách hỗ trợ cho người lao động, do vậy lợi nhuận thu được không cao.
Bên cạnh đó, bối cảnh thị trường cuối năm 2022 có nhiều điểm không thuận lợi, sẽ ít có đơn hàng lớn do nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường nhập khẩu giảm, đơn hàng buộc phải thu nhỏ, mẫu mã sản phẩm thay đổi đa dạng hơn tạo thách thức cho doanh nghiệp sản xuất.
Xung đột Nga- Ukraine tiếp tục diễn biến khiến doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này gặp khó. Nguồn cung ứng nguyên phụ liệu bị gián đoạn, doanh nghiệp dè dặt không dám mở rộng sản xuất. Với trở ngại này, ông Hồng cho rằng, cho dù thị trường có cải thiện doanh nghiệp cũng không dám đầu tư cho sản xuất do không đáp ứng được đơn hàng. Mặt khác, lao động cũng đang rất thiếu.
Từ ngày 1/7, chính thức áp dụng tăng lương cơ bản tuy không ảnh hưởng nhiều đến quỹ lương bởi hầu hết doanh nghiệp hiện đều trả lương cao hơn mức lương tối thiểu nhưng khiến chi phí đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của doanh nghiệp tăng.
Ngành dệt may xuất siêu vẫn lo giảm tăng trưởng |
Chia sẻ khó khăn từ thực tế doanh nghiệp, theo ông Thân Đức Việt- Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10- CTCP, xung đột Nga- Ukraine khiến giá xăng dầu, khí đốt leo thang, kéo theo giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.
Đặc biệt, với 50% nguyên vật liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc trong khi quốc gia này áp dụng chiến lược zero Covid khiến thiếu nguyên liệu sản xuất ngay trong ngắn hạn, cộng hưởng với chi phí tăng cao.
Cùng đó, Mỹ - thị trường xuất khẩu truyền thống của dệt may Việt Nam được dự báo sẽ giảm nhập khẩu trong những tháng còn lại của năm, do tác động từ lạm phát, nhu cầu tiêu dùng giảm. Điều này cũng là yếu tố quan trọng có thể kéo giảm tăng trưởng xuất khẩu của cả ngành trong nửa cuối năm.
Cần trợ sức kịp thời
Trước những thách thức, doanh nghiệp dệt may trong nước đang nỗ lực tìm giải pháp. Về nguyên liệu, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng đã bắt tay nhau để có đủ nguồn cung. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tạm thời, không giải quyết dứt điểm được vấn đề bởi theo ông Hồng, sản xuất nguyên phụ liệu trong nước hiện phát triển rất chậm, chủng loại chưa đa dạng chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.
Dù có nhiều thách thức đã được nhìn rõ, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng vẫn có cơ hội cho dệt may Việt Nam thay đổi tình hình. Mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 43-43,5 tỷ USD năm 2022 vẫn có khả năng đạt được, nếu doanh nghiệp được hỗ trợ kịp thời.
Do đó, đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị: Liên quan đến giao thương với đối tác Nga, doanh nghiệp đang lúng túng, thậm chí có doanh nghiệp đã sản xuất mà không thể giao hàng. Các cơ quan chức năng cần có khuyến cáo hoặc định hướng cho doanh nghiệp, nhất là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho hàng hoá.
Về tỷ giá, Việt Nam đồng hiện khá ổn định khiến doanh nghiệp dệt may mất lợi thế cạnh tranh trong khi quốc gia cạnh tranh lớn nhất là Trung Quốc đã phá giá đồng tiền khiến hàng hoá của họ rẻ hơn. Cùng đó, các chi phí đầu vào tăng cao và tiếp tục được thu thêm như phí hạ tầng cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chất thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng ở những thời điểm cần thiết cần hỗ trợ, giảm bớt chi phí, điều chỉnh chính sách tiền tệ hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Về giải pháp ứng phó của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, theo lãnh đạo doanh nghiệp, đối với ngành sợi, theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường, chọn thời điểm mua bông phù hợp và mua theo từng lô nhỏ để trung hòa giá bông và tránh rủi ro. Chuyển đổi mặt hàng, tăng cường các mặt hàng sợi pha nhằm giảm sử dụng bông.
Tăng cường tìm kiếm thị trường mới, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc do tồn kho sợi, bông tại thị trường này hiện đang cao. Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, liên kết chuỗi sản xuất sợi – dệt – nhuộm để đưa sợi thành phẩm vào chuỗi sản xuất dệt nhuộm của các đơn vị trong tập đoàn nhằm san sẻ bớt rủi ro nếu có.
Đối với ngành may, ưu tiên các biện pháp giữ ổn định lao động, linh hoạt chuyển đổi mặt hàng và mở rộng thị trường để bù lại sự sụt giảm từ thị trường Mỹ. Xem xét, điều phối hoặc cắt giảm thời gian sản xuất, đảm bảo đủ việc làm cho người lao động trong thời gian chờ tìm kiếm các đơn hàng mới. Tích cực đàm phán với khách hàng tránh tình trạng hoãn, lùi đơn hàng và tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các thị trường thay thế Trung Quốc.
Ông Vương Đức Anh- Chánh văn phòng Tập đoàn Dệt may Việt Nam: 6 tháng cuối năm nếu thị trường không quá xấu, cùng đó đơn hàng thường dồn vào quý III và IV, ngành dệt may vẫn có thể đạt mục tiêu đề ra cho năm 2022. |