Ngành dệt may cần chủ động đón đầu xu hướng, xanh hóa

Trong bối cảnh thị trường biến động, ngành dệt may Việt Nam cần chủ động đón đầu xu hướng, xanh hóa để hướng tới phát triển bền vững, duy trì vị thế cạnh tranh.
Phát triển bền vững - xu hướng nổi trội của ngành dệt may trong năm 2025 Ngành dệt may 2025: Cơ hội ẩn sau những thách thức VIATT 2025: Nơi trưng bày những đột phá trong ngành dệt may

Bên lề triển lãm về Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2025 (VIATT 2025), trả lời phỏng vấn của Báo Công Thương, một số tập đoàn lớn trong ngành dệt may cho biết họ đang tích cực triển khai các giải pháp mới để đón đầu xu hướng "xanh hóa" và phát triển bền vững trong sản xuất, để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp Việt Nam trước thách thức và cơ hội

Bà Phạm Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty Viva Garment chia sẻ, trong giai đoạn hiện nay, doanh nghiệp này đang tập trung xuất khẩu hàng may mặc sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu, song song với chiến lược đẩy mạnh "xanh hóa" sản xuất.

Ngành dệt may phát triển bền vững để nâng cao lợi thế
Bà Phạm Thị Thanh Huyền, Tổng Giám đốc Công ty Viva Garment khẳng định: "Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu"

“Phát triển bền vững là xu hướng tất yếu. Chúng tôi tập trung giảm thiểu tác động môi trường thông qua tiết kiệm năng lượng, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, giảm thiểu rác thải, và đặc biệt là sử dụng nguyên liệu tái chế”, bà Huyền nhấn mạnh.

Vẫn theo bà Huyền, "xanh hóa" sản xuất không chỉ giúp bảo vệ môi trường, mà còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam như Viva Garment đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng quốc tế. Do đó, Viva Garment đã đầu tư vào các hệ thống tái chế nước thải, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đồng thời cam kết sẽ tái sử dụng vải vụn dư thừa trong sản xuất.

Ngoài câu chuyện "xanh hóa", sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại giữa các nước lớn đang mở ra nhiều cơ hội mới, giúp Việt Nam thu hút thêm khách hàng quốc tế. Tuy nhiên, theo bà Huyền, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đối diện với nhiều thách thức trong thời gian gần đây, đặc biệt là về chi phí nhân công...

Điểm đến đầu tư 'xanh' của các tập đoàn lớn

Tương tự Viva Garment, Sigma Vietnam cũng đang là một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực sản xuất hàng dệt may và giày dép, là đối tác của các tập đoàn thời trang lớn như Zara, Uniqlo, Muji và Nike tại Việt Nam. Là công ty con trực thuộc Tập đoàn Chanco (Trung Quốc), Sigma Vietnam đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Việt Nam kể từ năm 2015.

Nói với Báo Công Thương, ông Wang Di, Giám đốc Kinh doanh Sigma Vietnam cho biết: “Chúng tôi tin rằng việc thiết lập một trung tâm sản xuất tại Đông Nam Á sẽ mang lại lợi thế lâu dài và thực tế đã chứng minh điều đó trong thời gian vừa qua. Trong ba năm trở lại đây, chúng tôi đã mở rộng kinh doanh và thành lập hai nhà máy mới chuyên sản xuất vải từ sợi polyester”.

Ngành dệt may phát triển bền vững để nâng cao lợi thế
Ông Wang Di, Giám đốc Kinh doanh Sigma Vietnam đặc biệt đánh giá cao những quy định của Việt Nam về xử lý nước và không khí.

Theo ông Di, ban đầu, lý do chính đằng sau quyết định đầu tư tại Việt Nam của Chanco là chi phí lao động và đất đai thấp. Nhưng hiện nay, lo ngại về căng thẳng thương mại và nhu cầu đa dạng hóa chuỗi cung ứng đang là những yếu tố chính thúc đẩy Chanco tiếp tục đầu tư và sản xuất tại Việt Nam.

Để giảm thiểu nguy hại đến môi trường, Sigma Vietnam đang tập trung vào cả hai khía cạnh: xử lý nước thải và tiêu thụ năng lượng bền vững. Cụ thể, tập đoàn này đang có kế hoạch triển khai hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà để tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng xanh, đồng thời sẽ đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải và không khí.

Ông Di khẳng định: "Chính phủ Việt Nam rất sáng suốt và có tầm nhìn dài hạn khi ban hành những quy định nghiêm ngặt về xử lý nước và không khí. Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng các chính sách này và tin rằng đây là một quyết định đúng đắn về lâu dài”.

Giống như Sigma, Tập đoàn Yagi của Nhật Bản cũng bắt đầu đầu tư tại Việt Nam từ đầu những năm 2010, nhờ lợi thế về nguồn lao động trẻ và dồi dào. Sau hơn 13 năm phát triển, doanh nghiệp này đang ngày càng tập trung thúc đẩy những cam kết về môi trưởng để giữ vững lợi thế cạnh tranh.

Ông Hisashi Saito, Giám đốc điều hành chi nhánh Tập đoàn Yagi tại Việt Nam, cho biết: Phát triển bền vững luôn là vấn đề trọng tâm của tập đoàn Yagi, với 4 mục tiêu chính là "Cải thiện môi trường để trở thành một công ty bền vững", "Giải quyết các vấn đề môi trường cho một tương lai bền vững", "Đề xuất những giải pháp cho tương lai" và "Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp".

Ngành dệt may phát triển bền vững để nâng cao lợi thế
Giám đốc điều hành Hisashi Saito khẳng định: Phát triển bền vững luôn là vấn đề trọng tâm của tập đoàn Yagi.

“Tại Việt Nam, tập đoàn Yagi đã hợp tác cùng công ty mẹ để sản xuất các loại vải thân thiện với môi trường, rồi sau đó cung cấp cho thị trường Việt Nam và cả thị trường nước ngoài. Bằng cách dẫn đầu quá trình chuyển đổi số từ khâu lựa chọn vải đến thiết kế và quản lý sản xuất bằng công nghệ 3D, chúng tôi mong muốn giảm thiểu tác động của ngành dệt may đến môi trường”, ông Hisashi Saito cho biết.

Nhìn chung, các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đang từng bước chuyển đổi để thích ứng với xu hướng phát triển bền vững, từ việc cải tiến công nghệ sản xuất đến tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang đối mặt với nhiều biến động, việc phát triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động, mà còn mở ra những cơ hội tăng trưởng mới trong tương lai.
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Tin cùng chuyên mục

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn