Ngành dăm gỗ: Mất cân đối giữa các vùng nguyên liệu rừng trồng và năng lực chế biến sâu

Những vùng có các diện tích rừng trồng lớn nhất cũng chính là vùng có năng lực chế biến sâu hạn chế nhất. Sự hình thành và phát triển của ngành dăm gỗ là kết quả tất yếu của việc mất cân đối này.

Xuất khẩu dăm vẫn trên đà tăng

Báo cáo “Tại sao Ngành dăm gỗ của Việt Nam Phát triển” do Nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends và các Hiệp hội gỗ gồm: VIFOREST, FPA Bình Định, HAWA và BIFA vừa công bố cho thấy, hiện nay đang có sự mất cân đối giữa các vùng nguyên liệu rừng trồng và năng lực chế biến sâu.

Đến nay ngành chế biến và xuất khẩu dăm gỗ (gọi tắt là ngành dăm gỗ) đã trở thành một hợp phần quan trọng trong hệ sinh thái ngành gỗ. Bình quân mỗi năm xuất khẩu dăm đem lại trên dưới 1,5 tỷ USD, chiếm 15-18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của cả Việt Nam. Lượng dăm xuất khẩu hàng năm khoảng 12 triệu tấn, tương đương với 24 triệu m3 gỗ tròn nguyên liệu đầu vào. Trong 7 tháng đầu 2020, lượng dăm xuất khẩu đạt trên 6,9 triệu tấn và 923 triệu USD. Xuất khẩu dăm vẫn trên đà tăng.

4056-xuat-khau-dam
Trong 7 tháng đầu 2020, lượng dăm xuất khẩu đạt trên 6,9 triệu tấn và 923 triệu USD

Nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào cho ngành dăm chủ yếu là từ nguồn gỗ rừng trồng của hộ trồng rừng. Điều này có nghĩa rằng sự tồn tại và phát triển của ngành dăm có liên quan trực tiếp tới sinh kế của hàng triệu hộ gia đình, bao gồm nhiều hộ gia đình nghèo sống ở vùng núi.

Con số thống kê gần đây của Cục Kiểm lâm cho thấy hiện có khoảng 1,1 triệu hộ gia đình tham gia vào khâu trồng rừng nguyên liệu, với diện tích trên 1,7 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có trên 1,4 triệu ha đã thành rừng. Số hộ gia đình tham gia trồng rừng lớn với các diện tích rừng trồng rộng lớn cho thấy ý nghĩa to lớn về cả mặt xã hội và môi trường mà các hộ mang lại.

Đến nay vẫn còn có những quan điểm không ủng hộ sự phát triển của ngành dăm. Các quan điểm này dựa trên các nghi ngại rằng ngành dăm thực chất là xuất khẩu nguyên liệu thô và do vậy không đem lại giá trị gia tăng cao cho nguồn gỗ rừng trồng của hộ. Theo luồng quan điểm này, ngành dăm sử dụng nguyên liệu đầu vào là gỗ nhỏ, từ đó khuyến khích các hộ khai thác rừng sớm, làm hạn chế việc hình thành nguồn cung gỗ rừng trồng là gỗ lớn. Điều này cản trở sự hình thành nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào là gỗ lớn sử dụng cho ngành chế biến sâu - ngành mang lại giá trị gia tăng cao hơn ngành dăm.

Đồng tình với luồng quan điểm này, trong những năm vừa qua Chính phủ đã áp dụng cả hai loại hình công cụ là “cây gậy” và “củ cà rốt”. Cụ thể, công cụ cây gậy thể hiện qua việc áp thuế xuất khẩu dăm ở mức 2% kể từ 1/1/2016. Công cụ “củ cà rốt” bao gồm các hỗ trợ về tài chính cho người trồng rừng nhằm khuyến khích trồng rừng gỗ lớn.

Câu hỏi là trọng tâm đặt ra trong Báo cáo này là tại sao ngành dăm tiếp tục phát triển bất chấp các nỗ lực của Chính phủ nhằm hạn chế sự phát triển của ngành này? Trả lời câu hỏi này Báo cáo tìm hiểu mối tương quan giữa ba hợp phần: Phân bố các diện tích rừng trồng hiện nay, là nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho cả ngành chế biến sâu và ngành dăm; Phân bố các doanh nghiệp chế biến sâu trong cả nước hiện nay; Phân bố các doanh nghiệp dăm.

Phân tích các mối tương quan trên, Báo cáo chỉ ra rằng hiện đang có sự mất cân đối mang tính chất hệ thống giữa vùng nguyên liệu rừng trồng và năng lực chế biến sâu tại các vùng này. Cụ thể, ở những vùng có diện tích rừng trồng rất lớn như Bắc Trung Bộ, Duyên Hải, và Đông Bắc, sự hiện diện của các doanh nghiệp chế biến sâu mỏng. Điều này tạo nền tảng và cơ hội cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp chế biến dăm nhằm tiêu thụ nguồn cung gỗ nguyên liệu sẵn có từ các vùng này.

Ở các vùng có nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng dồi dào, không có sự cạnh tranh về gỗ nguyên liệu đầu vào giữa ngành chế biến sâu và ngành dăm như một số người thường hay quan niệm. Do vậy, các biện pháp can thiệp của Chính phủ như áp dụng thuế xuất khẩu dăm hay khuyến khích trồng rừng gỗ lớn nhằm hạn chế sự phát triển của ngành dăm đang và sẽ tiếp tục không đạt được kết quả kỳ vọng. Ngược lại, các biện pháp “cây gậy”, đặc biệt là thông qua áp dụng thuế xuất khẩu đã và đang có tác động ngược, làm tăng chi phí và giảm lợi ích của nguồn gỗ rừng trồng của các hộ.

Nên để thị trường điều tiết

Phát triển hay suy thoái của ngành dăm nên để thị trường điều tiết. Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị trường, tuy nhiên không phải qua công cụ là “cây gậy” mà cần phát huy hiệu quả của “củ cà rốt” dựa trên những thông tin chính xác về tương tác giữa các vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng và năng lực chế biến sâu tại các vùng này trong mối tương quan với ngành dăm.

Chính phủ và chính quyền các địa phương nơi có các diện tích rừng trồng lớn và các cơ sở chế biến sâu chưa phát triển cần ban hành các cơ chế và chính sách vĩ mô nhằm thu hút đầu tư chế biến sâu vào các vùng này. Các cơ chế và chính sách này cần ưu tiên cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ logistic, ưu đãi về thuê đất, tạo chuỗi liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung, liên kết giữa ngành dăm và các ngành chế biến sâu.

Báo cáo cũng cho rằng ngành dăm không thể tồn tại mãi như hiện nay mà cần có sự chuyển đổi nhằm phù hợp với xu thế phát triển. Chuyển đổi của ngành cần dựa trên các lợi thế cạnh tranh, đảm bảo rằng các lợi ích của các sản phẩm thay thế, bao gồm cả về xã hội và môi trường, cao hơn so với sản phẩm dăm. Chuyển đổi có thể bao hàm việc đa dạng hóa đầu ra sản phẩm được làm từ gỗ rừng trồng, tạo thị trường cạnh tranh về gỗ nguyên liệu, tạo các sản phẩm có thế mạnh dựa trên các vùng sinh thái, từ đó góp phần nâng cao giá trị cho nguồn gỗ rừng trồng của các hộ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cà phê hữu cơ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Cà phê hữu cơ Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản

Ngày 19/3, tại Gia Lai, 2 container với khối lượng khoảng 40 tấn cà phê nhân hữu cơ đã chính thức lên đường xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản.
TP. Hồ Chí Minh: 300 nhà trưng bày tham gia Triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2024

TP. Hồ Chí Minh: 300 nhà trưng bày tham gia Triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2024

Triển lãm quốc tế về thực phẩm, đồ uống, nhà hàng, khách sạn (Food & Hotel Vietnam 2024) đang diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh, đề cao xu hướng phát triển bền vững.
Xuất khẩu ngành cơ khí trên đà phục hồi

Xuất khẩu ngành cơ khí trên đà phục hồi

Theo Tổng cục Thống kê, ngày từ đầu năm hoạt động sản xuất, xuất khẩu công nghiệp, cơ khí trong nước có nhiều điểm sáng trên đà hồi phục nhanh.
Nhà mua hàng đổ về Việt Nam, nông sản đua nhau tăng giá

Nhà mua hàng đổ về Việt Nam, nông sản đua nhau tăng giá

Nhu cầu thị trường lớn khiến giá nhiều mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, rau quả liên tục tăng mạnh ngay trong những tháng đầu năm.
Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan giữa Việt Nam - Trung Quốc đã kéo dài thời gian thông quan.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc đạt giá trị gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Việt Nam có thể là lựa chọn trở thành nguồn cung hàng dệt may cho nhà nhập khẩu Mỹ, nhưng để trở thành mắt xích quan trọng cần phải lưu ý nhiều yếu tố.
Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ từ thị trường ngoại khối EU tăng từ 17,13% năm 2022 lên 20,08% trong năm 2023.
Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ. Năm 2023, giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 3.189,9 USD/tấn, tăng 26% so với năm 2022.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn, thu về 7,9 triệu USD giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Năm nay, hồ tiêu, cây gia vị được dự báo được giá. Nâng chất, hướng đến thị trường cao cấp,… là bước đi lâu dài mà các doanh nghiệp đang triển khai, thực hiện.
Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Hiện nay, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn.
Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Sức ép bán hàng ngày càng tăng khi Brazil sắp bước vào thu hoạch niên vụ mới đè nặng lên giá cà phê. Giá cà phê Arabica suy yếu trong khi giá Robusta nhích nhẹ.
Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu sắn thu về 300 triệu USD; chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu gần 30 triệu USD ... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 11-17/3.
Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam đạt mức 3.153 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024.
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

28 dự án với vốn đầu tư 106,63 triệu USD, Trung Quốc chiếm 49,1% về số dự án và chiếm tới 35,5% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong năm 2023.
Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Khép lại phiên giao dịch 14/3, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc, trong đó giá Arabica hồi phục 0,66% và Robusta tăng thêm 0,52%
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Hiện, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.
Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

VASEP cho rằng, việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 282.059 tấn xơ sợi dệt các loại, trị giá hơn 666,75 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so cùng kỳ.
Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Trên thế giới hiện có hơn 2 tỉ người theo đạo Hồi, đây là cơ hội để sản phẩm gia cầm Việt có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm trong bối cảnh tồn kho cà phê tại các sàn tăng cao. Thị trường quay về phản ứng với triển vọng nguồn cung tạo áp lực lên giá.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động