Ngành Công Thương Thanh Hoá: Phấn đấu đạt doanh thu bán lẻ và dịch vụ đạt 265.000 tỷ đồng năm 2025

Cùng với việc huy động nguồn lực phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương mại điện tử đang được ngành Công Thương Thanh Hoá định hướng là nhiệm vụ trọng tâm. Phấn đấu nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2025 đạt 265.000 tỷ đồng.
Thanh Hoá: Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá qua thương mại điện tử

Tích hợp đa tiện ích

Năm 2017, UBND tỉnh đã có Quyết định 177/QĐ-UBND về Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, chú trọng phát triển hệ thống hạ tầng thương mại (HTTM) theo hướng hài hòa, đồng bộ giữa HTTM hiện đại và truyền thống, giữa khu vực đô thị và nông thôn, giữa hệ thống bán buôn và bán lẻ.

Để thực hiện nhiệm vụ đề ra, Sở Công Thương tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan của tỉnh và các địa phương tăng cường xã hội hóa đầu tư, phát triển thương mại theo hướng đa dạng về loại hình thương nhân. Khuyến khích phát triển một số doanh nhân thương mại lớn, xây dựng hệ thống phân phối hiện đại làm nòng cốt trong việc tổ chức thị trường và gắn kết giữa sản xuất với tiêu dùng.

Theo thống kê từ Sở Công Thương, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại, 24 siêu thị, hơn 100 cửa hàng đang hoạt động, đáp ứng tiêu chí loại hình kinh doanh siêu thị, 512 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn, 303/388 chợ đạt tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm (đạt 78%). Trong đó, có 229 chợ công bố hợp chuẩn theo TCVN 11856:2017. Cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại theo hướng xã hội hóa đã từng bước đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, sự hình thành các chuỗi phân phối, bán lẻ hiện đại do các doanh nghiệp (DN) đầu tư, như siêu thị Vinmart, siêu thị điện máy HC, siêu thị Pico, siêu thị Long Tơ, siêu thị A&S Mart Thọ Xương, siêu thị VinPro... và nhiều kênh phân phối bán lẻ văn minh, tích hợp nhiều tiện ích đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng.

Ngành Công Thương Thanh Hoá: Phấn đấu đạt doanh thu bán lẻ và dịch vụ đạt 265.000 tỷ đồng năm 2025
Ngành Công Thương tỉnh cho biết, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ thúc đẩy và tăng cường mối liên kết trao đổi, hợp tác giữa các địa phương trong vùng và trong cả nước.

Ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Siêu thị A&S Mart, cho biết: Được thành lập năm 2014, với mong muốn xây dựng hệ thống chuỗi trung tâm thương mại (TTTM), siêu thị bán lẻ tại Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung, công ty đã lựa chọn Khu Kinh tế Nghi Sơn và huyện Thọ Xuân để xây dựng 2 trung tâm siêu thị A&S Mart. Bởi đây là những địa phương có hệ thống giao thông thuận tiện, đời sống vật chất, tinh thần và sức tiêu dùng của người dân tương đối cao.

“Với mục tiêu trở thành chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng lớn, uy tín trên địa bàn tỉnh và là cầu nối đưa các sản phẩm của các nhà sản xuất uy tín tiếp cận nhanh nhất với người tiêu dùng, Công ty CP Siêu thị A&S Mart đã và đang thực hiện các giải pháp mở rộng hệ thống, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng chính sách bán hàng cũng như tăng thêm các dịch vụ tiện ích phục vụ người tiêu dùng” – ông Tuấn thông tin.

Ông Hoàng Ngọc Hà, Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển thương mại Thanh Hóa chia sẻ thêm: Tích hợp đa tiện ích tại một điểm mua sắm đang trở thành nhu cầu cần thiết của khách hàng. Do đó, khi công ty triển khai dự án cải tạo, chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh tại chợ Cầu Quan, xã Trung Chính (Nông Cống) đã xây dựng các gian hàng cho các tiểu thương và dự phòng không gian để các tổ chức, cá nhân thuê, triển khai xây dựng khu vui chơi trẻ em. Như vậy, thay vì mất thời gian cho việc đi chợ và đưa con đi chơi thì khách hàng có thể tích hợp “2 trong 1” khi đến những điểm kinh doanh thương mại được đầu tư hạ tầng đầu tư đồng bộ, văn minh.

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại điện tử cũng được các DN trên địa bàn đẩy mạnh. Hiện, 70% các siêu thị, trung tâm mua sắm và các cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán bằng thẻ qua phương tiện điện tử; 70% DN trên địa bàn sử dụng thư điện tử trong giao dịch và trao đổi thông tin; 50% DN có website riêng, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm; 35% DN tham gia website, thương mại điện tử để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN; 10% DN ứng dụng phần mềm chuyên dụng trong hoạt động quản lý và kinh doanh.

“Nới” cơ chế, thu hút đầu tư

Thực tế cho thấy, tỉnh Thanh Hóa có nhiều lợi thế, tiềm năng để thu hút đầu tư phát triển HTTM, như quỹ đất tại trung tâm thành phố, thị xã, trung tâm các huyện còn nhiều tiềm năng khai thác, sức mua của người dân ngày càng tăng và đã có thay đổi trong việc lựa chọn mua sắm. Vì vậy, những năm gần đây, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư một cách hiệu quả vào lĩnh vực HTTM như ưu tiên quỹ đất, ưu đãi về thuế, tín dụng, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đồng hành tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư khi gặp vướng mắc trong triển khai thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng.

Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh, hiện nay, ngành Công Thương tỉnh đang tiếp tục định hướng phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng hiện đại, gắn liền với quy mô, trình độ phát triển sản xuất thời kỳ công nghiệp hóa và tiến trình hội nhập kinh tế của cả nước, gắn kết chặt chẽ việc sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân cùng nhu cầu xuất khẩu tiêu thụ hàng hóa của DN. Trong đó, bên cạnh hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, sẽ duy trì và đẩy mạnh xúc tiến thương mại; mở rộng mạng lưới phân phối, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngành Công Thương cũng sẽ thúc đẩy và tăng cường mối liên kết trao đổi, hợp tác giữa các địa phương trong vùng, trong nước; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu hàng hóa theo hướng chế biến sâu, giá trị gia tăng cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô.

Ngoài ra, với mục tiêu phát triển thương mại trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, thời gian tới, Sở sẽ tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển các hoạt động thương mại; khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại như TTTM, chuỗi cửa hàng tiện lợi, bán hàng qua mạng, máy bán hàng tự động... Tăng cường hỗ trợ vốn vay ưu đãi, liên kết thị trường và xúc tiến thương mại; huy động các nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện HTTM theo hướng văn minh, hiện đại... Phấn đấu nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2021-2025 đạt 17,6%/năm và đến năm 2025 đạt 265.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, để hiện thực hóa mục tiêu trở thành điểm giao thương năng động, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai đề án, kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về phát triển hạ tầng, giai đoạn 2021-2025. Trong đó, cần sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, địa phương trong việc thực hiện những giải pháp đồng bộ để nâng cấp, cải tạo mở rộng, xây mới và ổn định mạng lưới chợ theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh quy hoạch 465 chợ, 100% chợ khu vực thành phố, thị trấn các huyện được chuyển đổi mô hình quản lý; hình thành các TTTM tại các đô thị loại I, II, III; các siêu thị tại thị trấn của các huyện.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó bình ổn thị trường hàng hóa trên địa bàn.
Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Chiều 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh với kết quả 100% đại biểu dự họp tán thành.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch, hứa hẹn tăng sức hút cho điểm đến "bốn mùa", hướng tới mục tiêu đón 19 triệu lượt khách dịp cuối năm 2024.
Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 sẽ khai mạc ngày 25/11 tới tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 10 năm 2024 của các địa phương, ban ngành…
Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long quyết tâm phát triển và đổi mới giáo dục với tầm nhìn toàn cầu, hướng tới vị trí dẫn đầu quốc gia, xây dựng hệ sinh thái học tập bền vững.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề xuất hỗ trợ các danh mục dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn kết nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chính thức thông xe từ ngày 17/11, thông cầu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động