Ngành Công Thương Thanh Hóa: Một năm với nhiều thành tích đáng ghi nhận

Năm 2023, ngành Công Thương Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, 100% các thôn, bản có điện lưới quốc gia...
Hà Nội: Hỗ trợ đẩy mạnh quảng bá, kết nối cung cầu hàng hóa các tỉnh, thành phố dịp cuối năm 2023 Ngành Công Thương quán triệt thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024

Chiều 19/12, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành Công Thương năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Dự và chủ trì Hội nghị có Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi và Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai.

Ngành Công Thương Thanh Hóa: Một năm với nhiều thành tích đáng ghi nhận
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi và Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa Phạm Bá Oai chủ trì Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết, ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa cho biết, năm 2023, ngành Công Thương Thanh Hóa tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức như: Giá cả nguyên vật liệu tăng cao, công tác thể chế chưa được hoàn thiện, hấp thụ vốn của doanh nghiệp khó khăn... Tuy nhiên, ngành Công Thương Thanh Hóa vẫn đạt được những kết quả toàn diện đáng ghi nhận.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng cao

Năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) vẫn tăng 4,87% và giá trị gia tăng công nghiệp tăng 10,73% so với cùng kỳ, tiếp tục là động lực chính để tăng trưởng GRDP toàn tỉnh đạt 7,01%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực, chiếm tỷ trọng chi phối đã mở rộng thị trường tiêu thụ, có mức tăng trưởng tốt so với cùng kỳ như: Điện sản xuất, clinker, dầu mỡ bôi trơn, thuốc lá bao, giấy bìa các loại...

Ngành Công Thương Thanh Hóa: Một năm với nhiều thành tích đáng ghi nhận
Ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị

Đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, năm 2023, Sở Công Thương Thanh Hóa đã phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu nhiều giải pháp để khơi thông thị trường, ổn định sản xuất; tích cực tuyên truyền, hướng dẫn để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

Tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 5,06 tỷ USD. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục là động lực cho sản xuất công nghiệp tăng trưởng với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: May mặc, giày dép, dăm gỗ, thủy sản, xi măng…

Hiện tại, tỉnh Thanh Hóa có 189 doanh nghiệp xuất khẩu đến 53 thị trường với 55 chủng loại hàng hóa. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu dần được cải thiện theo hướng chế biến sâu, gia tăng giá trị. Giá trị nhập khẩu cả năm ước đạt 8,25 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: Dầu thô, nguyên, phụ liệu hàng may mặc, nguyên, phụ liệu giầy dép.

Đáng chú ý, hoạt động thương mại của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tăng trưởng khá. Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân phong phú, giá cả ổn định, không có hiện tượng đầu cơ, găm giá, nhất là trong các dịp nghỉ lễ, mùa du lịch, lễ hội; các chương trình kích cầu, chương trình khuyến mại, các hội chợ được diễn ra thường xuyên tại các địa phương; công tác kết nối cung cầu từng bước gắn kết hiệu quả giữa nguồn cung và thị trường, dần hình thành các chuỗi liên kết đối với hàng hóa có nguồn gốc trong tỉnh, chuỗi tiêu thụ thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn để phục vụ người dân tốt hơn và giảm bớt chi phí trung gian.

Ngành Công Thương Thanh Hóa: Một năm với nhiều thành tích đáng ghi nhận
Ông Lê Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa phát biểu tại Hội nghị

Thương mại điện tử ngày càng phát triển, tạo động lực cho hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp, nâng cao nhận thức và thói quen mua sắm của nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 172.926 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ.

Hàng chục dự án tại khu công nghiệp đã đi vào hoạt động

Trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đã có thêm 48 dự án công nghiệp được chấp thuận chủ trương và cấp Giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp. Trong đó, có 18 dự án FDI với số vốn đăng ký 13,37 nghìn tỷ và 228,4 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn dự án FDI thêm 50 triệu USD. Hoạt động đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp đã được Sở Công Thương Thanh Hóa tham mưu quyết liệt đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục, tiến độ thi công. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 45 cụm công nghiệp, với tổng diện tích là 1.676ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 11.934 tỷ đồng, luỹ kế vốn đã thực hiện đạt 2.288 tỷ đồng.

Tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã cấp mới 20 dự án (bao gồm 14 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.144 tỷ đồng, 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký 49 triệu USD); có 10 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn thêm 414 tỷ đồng và 64,9 triệu USD. Trong năm, đã có thêm các dự án quy mô lớn đi vào hoạt động như: Nhà máy xi măng Đại Dương 1 (Khu kinh tế Nghi Sơn), Nhà máy may Victory tại thị trấn Sao Vàng (huyện Thọ Xuân), Nhà máy may mặc Leading Star Thanh Hóa (Khu công nghiệp Bỉm Sơn), Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu giầy và giầy xuất khẩu của tập đoàn HuaLi (huyện Yên Định)... đóng góp lớn cho giá trị sản xuất tăng thêm của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

Ngành Công Thương Thanh Hóa: Một năm với nhiều thành tích đáng ghi nhận
Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng thuộc Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ cho doanh nghiệp ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến công và Tiết kiệm năng lượng đã tranh thủ nguồn vốn từ chương trình khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương để hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, mô hình trình diễn kỹ thuật, lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp cho 18 đơn vị, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia 10 hội chợ trong nước và tổ chức được 3 Phiên chợ kết nối cung - cầu về nông thôn với tổng kính phí thực hiện chương trình là gần 7,5 tỷ đồng.

Kết quả đã đem lại hiệu quả thiết thực, đã khuyến khích, tạo đà cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống ở khu vực nông thôn…

Hoàn thành trước 2 năm nhiệm vụ 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 19 nhà máy điện đã vận hành với tổng công suất 2.946 MW, Dự án Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn công suất 1.500 MW đang lựa chọn nhà đầu tư; 7 dự án khác đang thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư với công suất 360 MW và các dự án điện năng lượng tái tạo, như: Điện gió, mặt trời, sinh khối, rác… góp phần thực hiện mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành Trung tâm năng lượng của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2023 của Bộ Chính trị. Sản lượng điện sản xuất năm 2023 ước đạt 10,5 tỷ kWh (tăng 177,5% so với năm 2022), đạt 128,0% kế hoạch.

Ngành Công Thương Thanh Hóa: Một năm với nhiều thành tích đáng ghi nhận
Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp với các đơn vị tổ chức đóng điện tại bản Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát dịp Tết độc lập 2/9/2023

Hàng năm, hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo, tổng nguồn vốn đầu tư năm 2023 ước đạt 1.276 tỷ đồng (dự kiến năm 2024 nhiều dự án năng lượng trọng điểm được đầu tư và đóng điện với số vốn 9.147 tỷ đồng) góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, năm 2023, Sở Công Thương Thanh Hóa đã tập trung nỗ lực hoàn thành dự án vượt tiến độ và về đích trước 02 năm nhiệm vụ 100% thôn, bản của tỉnh đã có điện lưới quốc gia và Thanh Hóa trở thành một trong những đơn vị đầu tiên của cả nước hoàn thành Chương trình; được đồng bào các dân tộc phấn khởi, đánh giá cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, dân trí của đồng bào miền núi, nâng cao khối đại đoàn kết dân tộc.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: "Trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, năm 2023, ngành Công Thương Thanh Hóa đã có nhiều nỗ lực, cố gắng khắc phục khó khăn, nhất là việc Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn phải tạm dừng sản xuất để bảo dưỡng và cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Những thành tích đã đạt được của ngành Công Thương đã đóng góp tích cực, trực tiếp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh trong năm 2023".

Nghị quyết số 58-NQ/TƯ ngày 05/8/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định quan điểm “Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá”. Vì vậy, vị trí, vai trò và trách nhiệm của ngành Công Thương đối với sự phát triển của tỉnh là rất lớn.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi khẳng định: Năm 2024, năm thứ 4 thực hiện Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, năm có ý nghĩa quan trọng, tạo đà bứt phá để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII, tỉnh sẽ tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hướng đến mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên; trong đó có giải pháp về “Thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng là đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu,...; phát triển mạnh các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; chú trọng phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao”; đồng thời, cũng xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch có tính phấn đấu rất cao so với năm 2023: Công nghiệp tăng 14,9%; dịch vụ tăng 9,2% trở lên; giá trị xuất khẩu đạt 6.000 triệu USD trở lên; đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của ngành Công Thương, cũng như các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Để đạt được mục tiêu đề ra, trong năm 2024, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cơ quan, đơn vị cần tập trung ý chí, tận dụng mọi cơ hội, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại theo hướng an toàn, bền vững.

Hoàng Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Nghệ An: Khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền

Tối 14/5, tại TP. Vinh đã khai mạc Hội chợ kết nối sản phẩm ba miền và triển khai tháng khuyến mãi, sự kiện mở ra hội giao thương cho người dân, doanh nghiệp...
Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

Hà Nội bố trí đất ở để xóa nhà tạm, dột nát

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1960/UBND-NNMT, yêu cầu rà soát, bố trí đất ở cho các hộ dân khó khăn về đất ở nhằm thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm...
Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Hà Nội tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm vi phạm giao thông

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch 134/KH-UBND nhằm triển khai hiệu quả Chỉ thị 11/CT-TTg về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Lào Cai: Đẩy mạnh phân cấp gắn với triển khai chính quyền 2 cấp

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền gắn với triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập dự kiến có 104 xã, phường

Sau sáp nhập, tỉnh Hưng Yên mới dự kiến có 93 xã và 11 phường, trong đó tỉnh Hưng Yên (cũ) gồm 33 xã, 6 phường và tỉnh Thái Bình (cũ) gồm 60 xã, 5 phường.

Tin cùng chuyên mục

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Sóc Trăng: Cần hơn 61.500 tỷ đồng để đầu tư hệ thống cảng biển

Tỉnh Sóc Trăng vừa công bố quyết định của Bộ Xây dựng phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển cảng biển giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Cà Mau sẽ tổ chức bắn pháo hoa nhân ngày sinh Bác Hồ

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Bác Hồ và 75 năm thành lập huyện Trần Văn Thời, UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo về việc bắn pháo hoa vào ngày 19/5.
Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Thanh Hóa: Bí thư xã, phường mới phải có cao cấp lý luận chính trị

Theo quy định mới nhất của Tỉnh ủy Thanh Hóa về bố trí nhân sự cấp ủy ở xã, phường mới, bí thư cấp ủy phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh chinh phục thị trường Trung Đông

Trung Đông trở thành thị trường tiềm năng với thực phẩm TP. Hồ Chí Minh khi nhu cầu Halal tăng, mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị phần.
Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Lâm Đồng đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập

Tỉnh Lâm Đồng đang khẩn trương triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu chính quyền địa phương ở cả hai cấp, đẩy nhanh kiện toàn bộ máy sau sáp nhập.
Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Những hình ảnh ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2025 có nhiều khoảnh khắc ấn tượng, tạo dấu ấn đậm nét đối với người dân, du khách.
Mãn nhãn

Mãn nhãn 'đại tiệc' pháo hoa trên bầu trời Hải Phòng

Pháo hoa rực rỡ đồng loạt khai hỏa tại 6 điểm, thắp sáng bầu trời Hải Phòng trong đêm hội kỷ niệm 70 năm Giải phóng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ.
Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chủ tịch nước khẳng định, Hải Phòng hoàn toàn có cơ hội to lớn, đi đầu cả nước trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa sánh vai với các thành phố tiêu biểu châu Á.
Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Hải Phòng: Hào hùng 70 năm giải phóng và đón nhận danh hiệu “Thành phố Anh hùng”

Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng” cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Phòng nhân dip kỷ niệm 70 năm giải phóng.
Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

Hà Nội triển khai giải pháp cung ứng điện mùa cao điểm

UBND TP. Hà Nội yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm điện được cung ứng an toàn, ổn định trong cao điểm năm 2025 và các năm tiếp theo.
Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

Chùm ảnh: Hải Phòng khánh thành Bến cảng Container quốc tế vốn đầu tư gần 7.000 tỷ đồng

Chiều 13/5, Bến cảng Container quốc tế số 3, 4 chính thức được đưa vào hoạt động, mở rộng năng lực thông quan và phát triển logistics biển Hải Phòng.
TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

TRỰC TIẾP: Khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025

Báo Công Thương tường thuật trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng và khai mạc Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025.
Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Ý tưởng xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn tại Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội đề xuất xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu Việt - Hàn, mở ra kỳ vọng hợp tác bền vững giữa hai quốc gia trong lĩnh vực công nghệ cao.
Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Điện Biên triển khai “bốn tại chỗ” ứng phó thiên tai

Chiều 13/5, tỉnh Điện Biên triển khai hội nghị với nhiều giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa bão, nhấn mạnh “bốn tại chỗ” và nâng cao cảnh báo.
Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Bảo hiểm xã hội Hưng Yên: Đẩy mạnh cải cách TTHC, hướng tới sự hài lòng của người dân

Lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, Bảo hiểm xã hội Hưng Yên cải cách đồng bộ TTHC, tạo giá trị mới và tiện ích thiết thực trong mọi lĩnh vực.
Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang

Ông Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị các cơ quan tại địa phương xem xét đề xuất bổ sung kinh phí cho Khu công nghệ số Hậu Giang.
Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm làm việc tại Lai Châu

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương số 5 về an toàn thực phẩm trong dịp “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” đã làm việc tại Lai Châu.
Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con em cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam

Thành phố Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh đối với học sinh là con của cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Nam thuộc diện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Tiền Giang - Ninh Bình: Nhiều dư địa xúc tiến đầu tư công nghiệp

Hội nghị giới thiệu môi trường đầu tư lĩnh vực công nghiệp của Tiền Giang và Ninh Bình mở ra cơ hội hợp tác cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Mobile VerionPhiên bản di động