Ngành Công Thương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết

Sáng 15/2/2024, Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ngay sau Tết.
Phát huy dân chủ, tạo động lực mới phát triển ngành Công Thương bền vững 2024 và những thông điệp của các đơn vị ngành Công Thương “Sứ giả Công Thương” trong hội nhập kinh tế quốc tế

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi gặp mặt, với sự tham gia của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Phan Thị Thắng, lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các đơn vị trực thuộc, cùng các cán bộ, công chức, viên chức người lao động của Bộ Công Thương.

Ngành Công Thương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 (Ảnh: Cấn Dũng)

Cung ứng hàng hóa đầy đủ, người dân đón Tết vui Xuân vui tươi, an toàn

Báo cáo tình hình thực hiện công tác tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết: Triển khai thực hiện Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024, Bộ Công Thương đã kịp thời ban hành 9 Chỉ thị, Công điện, Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội doanh nghiệp và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, chủ động chuẩn bị tốt nguồn hàng và các phương án cung ứng hàng hóa; triển khai chương trình bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu của người dân trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các chương trình kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo; tập trung thực hiện tốt các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu và điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại; bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, dịp trước và cận Tết, lãnh đạo Bộ và các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã làm việc trực tiếp với các địa phương, tập đoàn, tổng công ty và các đơn vị liên quan để kiểm tra, chỉ đạo việc cung ứng hàng hóa, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và cung cấp điện dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, không để thiếu điện, xăng dầu trong mọi tình huống nhằm phục vụ tốt người dân đón Tết vui Xuân vui tươi, an toàn.

Ngành Công Thương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết
Thứ trưởng Phan Thị Thắng báo cáo tình hình thực hiện công tác tổ chức Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 (Ảnh: Cấn Dũng)

Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, thị trường các mặt hàng phục vụ Tết năm nay khá đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, người dân, người lao động có xu hướng chi tiêu cẩn trọng hơn, tiết giảm những chi phí không cần thiết. Do đó, sức mua chỉ tăng trong những ngày cận Tết và chủ yếu tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

“Trong vài tuần cận Tết, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá liên tục được các doanh nghiệp áp dụng để cạnh tranh và thu hút nhu cầu mua sắm cuối năm. Mặt bằng giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, rau củ quả... trong những ngày cận Tết tăng theo quy luật thị trường nhưng mức tăng không quá cao và giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức tương đương so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp tham gia chương trình Bình ổn thị trường cam kết bán giá ổn định trong thời gian trước, trong và sau Tết”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng thông tin.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng đánh giá, với sự phát triển của hệ thống phân phối hiện đại, tại các thành phố lớn, xu hướng mua sắm Tết của người dân đến các trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng nhiều do mặt hàng đa dạng, chất lượng tốt, giá cả ổn định và có nhiều sự lựa chọn.

Tại các chợ dân sinh, hoạt động mua bán cũng khá tấp nập, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây, đồ thờ cúng. “Trong dịp Tết Nguyên đán, tại hầu hết các địa phương đều tổ chức các chợ hoa Tết, Hội chợ Xuân... cũng là các địa điểm thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan và mua sắm. Hàng hóa tại đây cũng rất đa dạng, hình thức đẹp và được tổ chức vào những ngày cận Tết (từ ngày 25 đến sáng ngày 30 Tết) nên cũng giảm tải cho các chợ truyền thống”, Thứ trưởng nói.

Bên cạnh đó, xu hướng mua sắm qua các sàn thương mại điện tử vẫn được nhiều người lựa chọn nhờ vào sự tiện lợi của loại hình này cùng với việc nhà cung cấp tung ra nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn. Một số siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài đã không nghỉ Tết nên đã hạn chế tâm lý mua tích trữ của người dân.

Thời điểm các tháng giáp Tết, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa ở khu vực biên giới, nhất là tuyến đường biển, đường hàng không vẫn diễn biến phức tạp, chủ yếu các mặt hàng như: thuốc lá ngoại, đường cát, vải, hàng may mặc, rượu, hàng điện tử... Trước tình hình này, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ Công Thương đã chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý kịp thời nên đã ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng cấm, hàng nhập lậu vận chuyển vào nội địa.

Qua báo cáo nhanh của lực lượng Quản lý thị trường, trong các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, không phát hiện những diễn biến bất thường nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Ngành Công Thương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết
Bộ Công Thương tổ chức gặp mặt đầu Xuân Giáp Thìn 2024 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung ngay sau Tết (Ảnh: Cấn Dũng)

Về tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong dịp trước Tết Nguyên đán tình hình có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên, các lực lượng chức năng, trong đó có lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm, nhiều lô hàng vi phạm về an toàn thực phẩm có giá trị lớn đã bị bắt giữ, tiêu hủy. Nhờ đó, tình hình an toàn thực phẩm trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán được đảm bảo, không có diễn biến phức tạp, nổi cộm.

Đối với công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu, triển khai thực hiện nghiêm túc các Công điện, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Công Thương, lực lượng Quản lý thị trường cả nước bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ tất cả các cơ sở bán lẻ kinh doanh xăng dầu trên địa bàn quản lý.

Theo báo cáo của các đơn vị đến thời điểm hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm, nhất là đối với hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, đóng cửa, ngừng hoạt động mà không có lý do chính đáng.

"Chỉ có khoảng hơn 40 cây xăng ở một số địa phương có báo cáo xin tạm nghỉ do nhân viên về quê nghỉ Tết hoặc nhập hàng chậm và được lực lượng Quản lý thị trường giám sát chặt chẽ, đến ngày Mùng 3 Tết các cửa hàng này đã mở cửa hoạt động trở lại”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết.

Về tình hình buôn bán, sử dụng pháo trong dịp Tết Nguyên đán, do có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, kết hợp với công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nên ngay từ thời điểm trước Tết nhiều vụ sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo nhập lậu đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ. Theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý thị trường các địa phương, trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán không phát hiện các vụ việc buôn bán pháo nổ; tuy nhiên, tại một số địa phương lực lượng chức năng phát hiện trong đêm giao thừa còn có dấu hiệu người dân sử dụng pháo nổ, pháo hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ, các lực lượng chức năng địa phương đã và đang xác minh, làm rõ để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Đối với việc cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt, các nhà máy điện vận hành tương đối ổn định. Hệ thống điện truyền tải luôn đảm bảo dự phòng cao. Trên lưới điện phân phối xảy ra một số sự cố nhỏ ở lưới điện trung áp nhưng đã xử lý kịp thời để khôi phục cung cấp điện cho phụ tải. Các Tổng công ty Điện lực cung ứng điện an toàn, ổn định đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024.

Ngành Công Thương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết

Khẩn trương hoàn thành những công việc bị tạm dừng, chậm tiến độ do nghỉ Tết

Phát huy những kết quả đã đạt được, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị trực thuộc tập trung triển khai các nhiệm vụ sau Tết: Khẩn trương hoàn thành những công việc bị tạm dừng, chậm tiến độ do nghỉ Tết và những công việc đã đến hạn phải hoàn thành theo yêu cầu của Chính phủ và quy định của pháp luật.

Chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh để kịp thời giải quyết hoặc tham mưu cho cấp có thẩm quyền chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và các ngành công nghiệp chủ lực ngay sau kỳ nghỉ Tết; chủ động phối hợp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án lớn, trọng điểm, có tính lan tỏa để sớm đi vào vận hành, tạo năng lực sản xuất mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành.

Đối với các đơn vị liên quan đến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu như các Vụ: Dầu khí và Than, Thị trường trong nước, Kế hoạch - Tài chính; các Cục: Công nghiệp, Hóa chất, Điện lực và năng lượng tái tạo, Điều tiết điện lực, Xuất nhập khẩu và Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi sát diễn biến thị trường, nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, xăng dầu, điện để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo đảm chuỗi cung ứng vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu,… bảo đảm cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh trong cả nước được diễn ra thông suốt; đồng thời, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hành vi vi phạm đối với những mặt hàng phục vụ đời sống nhân dân dịp Lễ hội đầu năm và các mặt hàng thiết yếu khác.

Các đơn vị liên quan đến công tác quản lý nhà nước, nhất là việc xây dựng, ban hành và tham mưu cấp thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện và bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng các nhiệm vụ xây dựng Nghị định, Thông tư trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ năm 2024 đã được ban hành tại Quyết định số 3421/QĐ-BCT ngày 29/12/2023, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật có hạn hoàn thành trong quý I/2024 theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ và quy định của pháp luật.

Các đơn vị được giao chủ trì xây dựng quy hoạch ngành Quốc gia (Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch năng lượng, Quy hoạch khoáng sản, Quy hoạch dự trữ xăng dầu) khẩn trương hoàn thiện, bổ sung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành các kế hoạch thực hiện Quy hoạch trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản đã được duyệt năm 2023; đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai các kế hoạch thực hiện Quy hoạch sau khi được phê duyệt.

Các đơn vị liên quan đến thị trường ngoài nước: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Vụ Chính sách thương mại Đa biên, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, hỗ trợ các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà nước ta là thành viên để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xúc tiến thương mại, tận đụng các cơ hội mở cửa thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường truyền thống, thị trường lân cận còn tiềm năng, thị trường đối tác ký kết Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Ngành Công Thương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thông điệp hành động tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương: “Kế thừa, đổi mới, vươn tới đỉnh cao” (Ảnh: Cấn Dũng)

Kế thừa đổi mới, vươn tới đỉnh cao

Phát biểu chúc mừng năm mới và giao nhiệm vụ cho các đơn vị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, năm Quỹ Mão 2023 qua đi với nhiều khó khăn thách thức nhưng nhờ có sự lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực vươt bậc của đội ngũ cán bộ chủ chốt, công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành, chúng ta đã được những kết quả rất đáng khen ngợi. “Mặc dù chưa đạt được mục tiêu phấn đấu đã đề ra nhưng trong bối cảnh cụ thể của đất nước, của Ngành và so sánh với những quốc gia trong khu vực và trên thế giới, thì đó là những kết quả rất đáng tự hào” – tư lệnh ngành Công Thương khẳng định.

Ngành Công Thương tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm ngay sau kỳ nghỉ Tết
Lãnh đạo Bộ Công Thương chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các đơn vị trực thuộc (Ảnh: Cấn Dũng)

Xuân Giáp Thìn năm 2024 đã đến với những khởi sắc ban đầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thông tin, Báo cáo Tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 1 của ngành Công Thương đã cho thấy những bước chuyển tích cực. Đặc biệt, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 18,3%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 19,3%. Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục đạt kỷ lục với bước tăng trưởng 37,7%, trong đó xuất khẩu tăng 42% và nhập khẩu tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong tháng 1, cả nước ta đã đạt kim ngạch xuất nhập khẩu kỷ lục với con số 66,22 tỷ USD và tiếp tục xuất siêu trong tháng 1 đạt 2,92 tỷ USD. Cùng với đó, thị trường trong nước ổn định, cung cầu hàng hóa được bảo đảm, kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định.

Tuy nhiên Bộ trưởng cũng nhận định tình hình của năm 2024 sẽ còn khó khăn thách thức bởi tình hình kinh tế nước ta phụ thuộc vào biến động của địa chính trị, kinh tế thế giới. Mặt khác, ngành Công Thương vừa phải phấn đấu đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao, vừa phải khắc phục được những hạn chế yếu kém đã được các cơ quan chức năng chỉ ra. Vì vậy, năm 2024 sẽ là năm khó khăn đối với Ngành, song Lãnh đạo Bộ cũng mong rằng, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị thuộc Bộ cùng toàn thể cán bộ công chức viên chức, người lao động trong trong Ngành tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang trong hơn 70 năm qua, cùng đoàn kết, thống nhất nỗ lực vượt bậc để tiếp tục giành được những đỉnh cao trong năm mới với tinh thần “Kế thừa, Đổi mới để vươn tới những đỉnh cao”.

Thùy Linh - Hoàng Lan - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng xuống đồng động viên người dân vùng nắng hạn Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, thăm hỏi, động viên người dân Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ninh Thuận phát triển kinh tế theo hướng xanh, số, tuần hoàn

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa thành công Quy hoạch vừa được phê duyệt, vượt lên mạnh mẽ, phát triển nhanh, bền vững.
Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng dự Hội nghị công bố quy hoạch, xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận

Sáng 28/4, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận năm 2024.
Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Phê duyệt chủ trương đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên

Dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có chiều dài tuyến khoảng 65km, sẽ góp phần nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc Bắc-Nam.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Triển vọng tăng trưởng kinh tế nhìn từ chỉ số PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam vẫn chỉ xoay quanh mốc 50 điểm, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế chưa thể khởi sắc.

Tin cùng chuyên mục

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng,an ninh
Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhiều hoạt động kỷ niệm, tri ân Tổng bí thư Trần Phú

Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024), nhiều địa phương tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa.
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

BCH Trung ương Đảng đã đồng ý cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Quy hoạch ngành quốc gia là bước tiến lớn của ngành năng lượng và khoáng sản

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, việc phê duyệt Quy hoạch ngành quốc gia là bước phát triển quan trọng của ngành năng lượng và khoáng sản.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã tới đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt.
Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Lập trường của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là hết sức nhất quán và đã được khẳng định rõ trong những năm qua.
Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Tập trung hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm quý 2 trong Khối cơ quan Trung ương

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 mở rộng. Đồng chí Nguyễn Văn Thể, Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị.
Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Tô Lâm: Đẩy nhanh tiến độ các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết các vụ án trọng điểm, vụ án dư luận xã hội quan tâm.
Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Thủ tướng ban hành Quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Hiệp định Geneve 1954: Mốc son chói lọi trong lịch sử ngoại giao Việt Nam

Trải qua 70 năm, những bài học từ đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve vẫn còn nguyên giá trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.
Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động