Hoàn thành các chỉ tiêu của Bộ Công Thương
Năm 2023, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức đan xen song nhờ vào sự chỉ đạo toàn diện, quyết tâm, quyết liệt của Bộ Công Thương, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh; ngành Sở Công Thương Quảng Ninh hoàn thành các mục tiêu, tập trung phát triển kinh tế xã hội, làm tốt các nhiệm vụ trong triển khai chủ đề công tác năm 2023 “Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân”.
Kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2023 ước đạt 3,142 tỷ USD. |
Trong lĩnh vực công nghiệp duy trì hoạt động ổn định và tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế với tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 11,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 46,6% trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) và đóng góp 4,86 điểm % trong tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh; Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 174.330 nghìn tỷ đồng, tăng 14,2% cùng kỳ; Ngành bán buôn, bán lẻ ước tăng 13,35%, chiếm tỷ trọng 9,7% trong GRDP, đóng góp 1,27 điểm % trong tốc độ tăng GRDP.
Mặt khác, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp ước đạt 3,142 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ, vượt kế hoạch, chỉ tiêu được giao. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: thiết bị điện tử, tấm silicon, xơ, sợ bông, quần áo các loại, dầu thực vật, nến, dăm gỗ, đất hiếm; Về kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp ước đạt 3,270 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: Xơ, sợi; Máy móc thiết bị và các loại linh kiện; Lúa mỳ …
Theo Bà Nguyễn Thị Hiền – Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh: Năm 2023, các chỉ tiêu cơ bản của ngành Công Thương Quảng Ninh đã hoàn thành có sự đóng góp trong thành quả chung trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên hai con số trong 9 năm liên tiếp của Quảng Ninh.
Công nghiệp sản xuất điện có mức tăng trưởng khá. Sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo như dầu thực vật, bột mì cũng có sự tăng trưởng sau thời gian gián đoạn bởi dịch bệnh Covid-19. Sản lượng điện sản xuất, dầu thực vật sản xuất đạt vượt mức so đã bù đắp cho sản lượng than sạch sản xuất đề tại kịch bản tăng trưởng 07; sản lượng than sạch sản xuất của doanh nghiệp đều cao hơn so với kế hoạch sản xuất đầu năm 1,3%) là kết quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, đồng hành, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc của ngành than trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình tiêu thụ hàng hóa được cải thiện, nguồn cung hàng hóa dồi dào, bảo đảm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ; hàng hóa được niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, trình độ quản lý thương mại được nâng cao rõ rệt góp phần xây dựng hình ảnh tỉnh Quảng Ninh văn minh, hiện đại. Đặc biệt luôn sẵn sàng, chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ nguồn hàng hóa, bình ổn thị trường phục vụ người dân đặc biệt trong các dịp lễ tết và thời điểm quan trọng trong năm. Phía Trung Quốc gỡ bỏ, nới lỏng các biện pháp phòng dịch Covid-19; cửa khẩu Móng Cái chính thức trở thành cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Trung Quốc đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu phục hồi trở lại. Ngoài ra, một số mặt hàng trên địa bàn đã tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu mới.
Bà Nguyễn Thị Hiền – Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh |
"Các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp ngành điện, than, xăng dầu được UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công thương tập trung tháo gỡ, giải quyết khó khăn qua đó đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội năm 2023", Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh cho biết thêm.
Bên cạnh những thành quả đạt được cũng còn những hạn chế như: Trên địa bàn tỉnh hiện có 05 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động và có nhà đầu tư thứ cấp còn Cụm công nghiệp Kim Sen tại TX. Đông Triều chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung; tồn tại tình trạng đầu tư hạ tầng điện còn chậm so với nhu cầu thực tế; trên địa bàn có 05 chợ hạng 1 và 16 chợ hạng 3, lại nằm trong khu đông dân cư, hạ tầng chật hẹp, xuống cấp, quy chuẩn chưa phù hợp với yêu cầu PCCC, gây khó khăn cho công tác cứu hộ, cứu nạn...
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp
Sở Công Thương Quảng Ninh phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch Công nghiệp - Thương Mại được giao: Than sạch sản xuất đạt 44,330 triệu tấn; Sản xuất điện đạt 38,000 tỷ kWh; Công nghiệp chế biến chế tạo; Dầu thực vật đạt 300 nghìn tấn; Bột mỳ đạt 500 nghìn tấn; tỷ lệ cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 15,4%; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3.488 triệu USD.
Ngành Công Thương Quảng Ninh đã phối hợp với các cơ quản lý, chính quyền các địa phương trên địa bàn tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. |
Bên cạnh đó, Sở Công Thương Quảng Ninh tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch tỉnh, quy hoạch ngành (Quy Năng lượng, Quy hoạch điện VIII, Quy hoạch hệ thống hạ tầng xăng dầu và khí đốt) và các kế hoạch triển khai quy hoạch đã được thủ tướng phê duyệt.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương. Chú trọng, làm tốt công tác thanh tra hành chính trong đó tập trung thanh tra trách nhiệm đối với người đứng đầu, các nhân và tổ chức. Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư, khai thác tối đa năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, bảo đảm tốc độ gia tăng dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP), chú trọng phát triển mạnh các ngành thương mại, dịch vụ… nâng cao chất lượng dịch vụ. Quan tâm cải thiện kết cấu hạ tầng và quy hoạch, tập trung triển khai các dự án trọng điểm.
Đồng thời, thực hiện có hiệu quả đề án của Chính phủ về đơn giản hóa và công khai, minh bạch thủ tục hành chính, chế độ giao dịch hành chính điện tử. Cụ thể hóa quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong thực thi công vụ, đào tạo đội ngũ công chức chuyên nghiệp, gắn việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
Năm 2024, trước tình hình thị trường biến động, ngành Công Thương Quảng Ninh nâng cao công tác dự báo, điều hành linh hoạt để kịp thời có những giải pháp ứng phó với những diễn biến bất lợi xảy ra, kịp thời tranh thủ thời cơ để phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao nhất; phát huy sức mạnh tập thể lãnh đạo, giải quyết công việc đúng thẩm quyền, chủ động, sáng tạo trong khuôn khổ quy định của pháp luật, đồng thời đề cao tinh thần phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực thi nhiệm vụ, đảm bảo nhanh chóng, hiệu quả.