Bộ Công Thương: Không để thiếu xăng dầu trong mọi tình huống, kể cả cục bộ

Nhiệm vụ chung cho các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đó là trong mọi tình huống không để thiếu hụt nguồn cung xăng dầu, không để đứt gãy, kể cả cục bộ.
Bộ Công Thương: Tập trung các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu Thủ tướng yêu cầu bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh

Chiều ngày 3/1, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai Công điện số 1437/CĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ủy quan Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước; Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ; đại diện Ủy ban nhân dân, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố; Các Hiệp hội, doanh nghiệp, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trong nước.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị.

Nguồn cung xăng dầu được bảo đảm trong năm 2023

Tại Hội nghị, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Phan Văn Chinh đã báo cáo việc thực hiện tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023 và phân giao tổng nguồn năm 2024. Theo đó, năm 2023, việc điều hành xăng dầu trong nước của Bộ Công Thương và thực hiện tổng nguồn phân giao của các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Tình hình kinh tế thế giới và trong nước phục hồi chậm hơn so với dự báo, tình hình biến động khó lường của thị trường xăng dầu thế giới; Bộ Công Thương điều chỉnh tăng tổng nguồn phân giao tối thiểu cho các doanh nghiệp nhằm đảm bảo nguồn hàng khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn dừng sản xuất trong 55 ngày để bảo dưỡng từ ngày 25/8; tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, GDP cả năm 2023 dự kiến chỉ tăng 5% (kế hoạch năm 2023 GDP tăng 6,5%) đã ảnh hưởng tới mức tiêu thụ xăng dầu trong nước.

Bộ Công Thương họp bàn giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu
Bộ Công Thương họp bàn giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu. Ảnh: Cấn Dũng

Theo lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ trì, phối hợp cùng các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, cùng sự nỗ lực của các thương nhân đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá mặt hàng xăng dầu và bảo đảm nguồn cung cho thị trường nội địa. Nhờ tích cực triển khai các giải pháp và thực hiện các nhiệm vụ được Lãnh đạo Chính phủ giao, nguồn xăng dầu cho thị trường trong nước năm 2023 được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân.

Tổng nguồn xăng dầu các loại nhập khẩu, mua từ nguồn sản xuất trong nước và pha chế thực hiện cả năm 2023 ước khoảng 26,02 triệu tấn. Trong đó, sản lượng nhập khẩu xăng dầu các loại cả năm 2023 ước khoảng 10,2 triệu tấn.

Ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại cuộc họp
Ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Cấn Dũng

Về tổng nguồn tối thiểu năm 2024, ông Phan Văn Chinh cho biết, căn cứ kết quả nhập khẩu kinh doanh xăng dầu năm 2023, căn cứ vào đăng ký tổng nguồn của thương nhân, đầu mối năm 2024, khả năng nhập khẩu, pha chế… của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã công bố cơ cấu nguồn cung xăng dầu phục vụ sản xuất tiêu dùng năm 2024.

Theo đó, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu tổng cộng gần 28,42 triệu m3/tấn xăng dầu các loại. Ngày 29/12/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Công văn số 9327 về việc giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2024 cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Các doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng nguồn cung chủ động từ sớm, từ xa

Tại Hội nghị, 12 doanh nghiệp sản xuất, đầu mối kinh doanh xăng dầu đã chia sẻ về những kết quả thực hiện năm 2023 cũng như những kế hoạch triển khai năm 2024. Đồng thời cho biết đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ Liên Bộ Công Thương, Tài chính cũng như Chính phủ giao.

Ông Lê Xuân Huyên - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, với sự nỗ lực của doanh nghiệp và dưới sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, năm 2023, nguồn cung xăng dầu của Tập đoàn vượt kế hoạch tương đối xa so với kế hoạch đề ra. Năm 2024, ngay từ đầu năm Tập đoàn đã chỉ đạo phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu ít nhất ngang bằng với năm 2023.

Còn theo ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, năm 2024, Tập đoàn được Bộ Công Thương phân giao 1,5 triệu m3/tấn, so với sản lượng xuất bán của Tập đoàn năm 2023 thì con số này tăng 12%, đối với mặt hàng dầu diesel Bộ Công Thương phân giao tăng 22% so với sản lượng xuất bán của Tập đoàn năm 2023.

Căn cứ phân giao của Bộ Công Thương, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam xác định sẽ thực hiện nghiêm túc, bám sát chỉ tiêu Bộ giao cũng như quy định về hạn mức tồn kho tối thiểu. Ngay đầu tháng 1/2024, Tập đoàn đã chủ động tạo nguồn mua từ 2 nhà máy trong nước, cũng như nhập khẩu, với lượng tăng khoảng 10% so với sản lượng phân giao bình quân.

Với cách chuẩn bị từ sớm, từ xa, với việc phối hợp chặt chẽ với 2 nhà máy lọc dầu trong nước, cũng như các bạn hàng truyền thống, Tập đoàn sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu. “Tập đoàn chủ động thực hiện chức trách của mình, bám sát tổng nguồn phân giao từ đó xây dựng kế hoạch mua hàng để đảm bảo kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn có hiệu quả, đồng thời, cũng đảm bảo nguồn cung”, ông Trần Ngọc Năm chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề thực hiện hạn mức tối thiểu kế hoạch phân giao, ông Trần Phú Bình - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Quân đội cho biết, năm 2023, doanh nghiệp đã đạt 111% so với hạn mức đã điều chỉnh giai đoạn quý III/2023. Đây là kết quả cố gắng của doanh nghiệp và dưới sự chỉ đạo của Bộ, ngành. Năm 2024, doanh nghiệp được phân giao hạn ngạch tăng 30% so với kế hoạch năm 2023, tăng 18% so với thực hiện của năm 2023. Tổng công ty Xăng dầu Quân đội sẽ quyết tâm thực hiện kế hoạch được phân giao.

Đánh giá cao sự chỉ đạo, điều hành, quản lý xăng dầu của Bộ Công Thương trong năm 2023, đặc biệt đã khắc phục được tình trạng đứt, gãy như tại tháng 10, tháng 11/2022, ông Trịnh Quang Khanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, năm 2023 kinh tế gặp nhiều khó khăn, dự kiến GDP năm 2023 tăng trưởng 6 - 6,5%, nhưng năm nay chỉ đạt 5,05%, việc này kéo theo nhu cầu xăng dầu giảm đi.

Không để đứt gãy nguồn cung trong mọi tình huống

Ghi nhận các ý kiến tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thống nhất nhận định năm 2023 là năm vô cùng khó khăn với nền kinh tế của thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt là hiện tượng đứt gãy nguồn cung, giá cả thiếu ổn định của các mặt hàng chiến lược, trong đó có xăng dầu, nhưng việc cung ứng xăng dầu trên phạm vi cả nước bảo đảm thực hiện khá tốt.

Bên cạnh đó, việc điều hành giá cả xăng dầu đã được Chính phủ chỉ đạo rất quyết liệt, các Bộ, ngành chức năng, đặc biệt là Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã phối hợp rất tốt, thực hiện đúng quy định và giải quyết được vấn đề khó, vướng mắc của các doanh nghiệp phản ánh trước đó.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Cấn Dũng

Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung được duy trì ổn định. Các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và các cửa hàng bán lẻ cơ bản đã chấp hành các quy định của pháp luật và chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành chức năng. Việc cung ứng xăng dầu nói chung khá ổn định.

Các doanh nghiệp trong hệ thống kinh doanh xăng dầu cơ bản thỏa đáng với cách điều hành của Chính phủ và của liên bộ. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhìn chung được duy trì ổn định.

“Các doanh nghiệp sản xuất xăng dầu trong nước như Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn đều nỗ lực rất cao, sản xuất vượt trên công suất thiết kế, ngay cả doanh nghiệp xăng dầu Nghi Sơn, nếu như năm trước khó khăn là vậy, năm nay vướng vào thời kỳ bảo dưỡng định kỳ nhưng các doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng, rút ngắn thời gian bảo dưỡng, cung cấp ra thị trường sản lượng cao hơn cam kết. Điều này đã góp phần bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu cho cả nước. Đây là một nỗ lực rất đáng hoan nghênh các doanh nghiệp Bình Sơn, Nghi Sơn và cũng là nỗ lực chung của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam”- Bộ trưởng ghi nhận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tư lệnh ngành Công Thương cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém. Cụ thể, một số doanh nghiệp đầu mối chưa chấp hành nghiêm kế hoạch phân giao sản lượng tối thiểu; chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu như kho, bãi, dự trữ thương mại tối thiểu, chấp hành nghĩa vụ thuế hay là quản lý và sử dụng quỹ bình ổn…; công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu có lúc có nơi thực hiện chưa tốt.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dự báo còn nhiều khó khăn, chiến tranh thương mại, địa chính trị, khủng hoảng kinh tế, tài chính vẫn diễn ra ở nhiều khu vực trên phạm vi toàn cầu; nguồn cung và giá cả vật tư chiến lược rất khó đoán định, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, cần có một phương án tình thế, phương án dự phòng để trong mọi tình huống chúng ta đều thực hiện được mục tiêu đặt ra.

Hội nghị được diễn ra theo cả hình thực trực tuyến và trực tiếp
Hội nghị được diễn ra theo cả hình thức trực tuyến và trực tiếp. Ảnh: Cấn Dũng

Bên cạnh đó, nhu cầu trong nước dự báo sẽ còn tăng, thậm chí là tăng đột biến. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phân tích và cho rằng, kịch bản điều hành của chúng ta không phải là hàng năm mà phải từng tháng và hàng quý. Kế hoạch này cũng sẽ được điều chỉnh một cách linh hoạt, lấy kết quả của tháng này làm cơ sở để phân giao kế hoạch điều hành cho tháng tiếp theo.

Từ đánh giá, nhận định về bối cảnh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa khẳng định nhiệm vụ chung cho các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp đó là trong mọi tình huống, không được để thiếu nguồn cung về xăng dầu, không được để đứt gãy, kể cả là cục bộ.

Theo đó, để bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các cơ quan, đơn vị đầu mối kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

Các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ kinh doanh xăng dầu cần quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời phải thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ, liên Bộ, từng Bộ, địa phương trong đó có quy định về việc áp dụng phần mềm quản lý để bảo đảm khách quan, minh bạch, xuất hóa đơn điện tử trong kinh doanh xăng dầu theo Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm sản lượng phân giao tối thiểu theo năm, theo tháng, quý. Từ hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp, chủ động phản ánh đề xuất về những cơ chế chính sách hoặc những giải pháp tình thế, đặc thù để có thể đối phó một cách hiệu quả đối với diễn biến bất thường của thị trường xăng dầu thế giới và phải có trách nhiệm với những kiến nghị đề xuất đó. Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm tổng nguồn cung xăng dầu tối thiểu được phân giao, có kế hoạch triển khai theo tháng, quý. Từ hoạt động thực tiễn, các doanh nghiệp chủ động phản ánh đề xuất cơ chế, chính sách hoặc các giải pháp tình thế, đặc thù để có thể đối phó một cách hiệu quả với diễn biến bất thường của thị trường và phải có trách nhiệm với đề xuất đó.

Bộ trưởng cũng đề nghị Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành hữu quan và cấp ủy, cơ quan địa phương tăng cường phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quản lý vận hành hệ thống kinh doanh xăng dầu, nhất là việc chủ động hướng dẫn các thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh xăng dầu; tiến hành việc thanh kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định; góp phần thực hiện hiệu quả công tác điều hành, bình ổn giá mặt hàng xăng dầu, hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Đồng thời, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chủ động nắm tình hình và xử lý trong lĩnh vực, địa bàn được phân công quản lý theo đúng chức trách, nhiệm vụ quy định tại Nghị định 83, 95, 80 về kinh doanh xăng dầu và theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, kể cả là những cơ chế đặc thù để bảo đảm trong mọi tình huống không bị đứt gãy nguồn cung xăng dầu và không để các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó xử, khó hoạt động, thậm chí vi phạm pháp luật. Cùng với đó, tích cực phối hợp với Bộ Công Thương nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ nội dung của Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu theo hướng tuân thủ quy luật thị trường nhưng vẫn phải đảm bảo vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước.

Là tiếng nói của doanh nghiệp, đồng thời cũng là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành chức năng, Bộ trưởng đề nghị Hiệp hội xăng dầu thực hiện tốt hơn vai trò của mình trong việc hướng dẫn các hội viên thực hiện các quy định của Nhà nước và thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, Ngành.

Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ, bao gồm: Vụ Thị trường trong nước, Cục Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học và công nghệ, Thanh tra Bộ, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Công Thương địa phương theo chức năng, nhiệm vụ cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ đối với các doanh nghiệp trong hệ thống kinh doanh xăng dầu, từ doanh nghiệp đầu mối đến thương nhân phân phối, cửa hàng bán lẻ. Đồng thời, chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng thuộc Bộ, ngành và địa phương để kiểm tra và xử lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm.

Đề nghị các Bộ, ngành, địa phương, kể cả các doanh nghiệp, nhất là Hiệp hội và các doanh nghiệp đầu mối phải làm tốt công tác truyền thông; chủ động phối hợp cung cấp thông tin một cách khách quan, công tâm cho hệ thống báo chí, truyền thông để xã hội hiểu và chia sẻ trong việc quản lý, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho đất nước. Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng đề nghị Chính phủ, trong khi chưa sửa toàn diện Nghị định 83, 95, 80 về kinh doanh xăng dầu thì có thể xem xét xử lý một số tình huống khẩn cấp nếu có, những vướng mắc, bất cập theo cơ chế thị trường.

Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi lời cám ơn đến các Bộ, Ngành, các địa phương, các Hiệp hội doanh nghiệp đã có sự phối hợp tốt trong năm qua để hoàn thành nhiệm vụ chính trị đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, bày tỏ hy vọng, các bên cùng phối hợp tốt để cố gắng phát huy thành tích và rút kinh nghiệm, khắc phục nghiêm túc kịp thời những hạn chế, thiếu sót để đảm bảo nguồn cung xăng dầu năm 2024 và những năm tiếp theo đạt mục tiêu đề ra.

Nguyễn Hạnh - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho hoạt động điện lực

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được Chính phủ đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật năm 2024.
Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Kiểm soát chi phí giá điện

Kiểm soát chi phí giá điện

Thủ tướng vừa phê duyệt Quyết định số 05 quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, cho phép rút ngắn chu kỳ điều chỉnh từ 6 tháng còn 3 tháng.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Bộ Công Thương cam kết không thiếu điện trong năm 2024

Phản hồi ý kiến DN FDI lo ngại về tình trạng thiếu điện cho sản xuất, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết,không để thiếu điện trong năm 2024.
Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Những điểm mới của Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) đang được Bộ Công Thương tham vấn ý kiến, xây dựng có nhiều điểm mới, hứa hẹn tạo bứt phát cho ngành công nghiệp hoá chất.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi): Nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện

Bên cạnh những điểm mới, dự thảo Luật Hoá chất (sửa đổi) về cơ bản đã kế thừa được những quan điểm của Luật Hoá chất năm 2007.
Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Hai Bộ trưởng và câu chuyện viết chung về thúc đẩy hợp tác thương mại Việt-Trung

Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào xúc động ôm chặt Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên, sôi nổi chuyện trò.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Nhộn nhịp đơn hàng xuất khẩu đầu năm

Trong gần 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu khởi sắc
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức "vượt bão" đưa nền kinh tế về đích

Năm 2023 khép lại với những cơn gió ngược,những diễn biến nhanh khó lường và chưa từng có tiền lệ từ kinh tế thế giới đã tác động nhiều mặt đến kinh tế nước ta.
Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Nhiều cơ hội xuất khẩu trong năm 2024

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tuy nhiên xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua khó khăn để hồi phục mạnh mẽ về cuối năm.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Bộ Công Thương đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu cho dịp Tết

Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh (từ đầu mối, thương nhân phân phối, doanh nghiệp bán lẻ).
Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Nhà báo Phạm Hùng: Bộ Công Thương tích cực, chủ động đồng hành cùng báo chí trong công tác tuyên truyền

Năm 2023, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, các đơn vị của Bộ đã chủ động cung cấp kịp thời thông tin của ngành đến các cơ quan báo chí.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2024 và những lưu ý khi xuất khẩu vào EU

Để đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế với tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%, ngành Công Thương xác định đẩy mạnh xuất khẩu là chân kiềng quan trọng.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 12/1/2024: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố

Điểm tin kinh tế -thị trường ngày 12/1: Bưởi bonsai tiền triệu xuống phố; nhiều ngân hàng hạ lãi suất vay mua nhà; TP. Hồ Chí Minh thưởng Tết cao nhất hơn 2 tỷ.
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 11/1/2023: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp

Điểm tin kinh tế - thị trường: Giá vàng chờ diễn biến mới; xuất khẩu nông sản nhộn nhịp; giá xăng dầu đi lên; Nestlé Việt Nam đầu tư thêm 100 triệu USD...
Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1/2024: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng tới 500.000 đồng/lượng

Điểm tin kinh tế - thị trường ngày 10/1: Giá vàng có lúc đảo chiều tăng 500.000 đồng/lượng; 1.800 chuyến bay đêm dịp Tết; phân bón có thể chịu thuế VAT 5%...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động