Ngành Công Thương Đồng Tháp: Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu năm 2024

Năm 2024, Đồng Tháp tiếp tục tái cơ cấu ngành công nghiệp, tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường xuất khẩu.
Ngành Công Thương Đồng Tháp: Kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông sản Ngành Công Thương Đồng Tháp: Tìm đầu ra cho hàng hóa nông đặc sản

Thương mại dịch vụ tăng hơn 15%

Năm 2023, là năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới và cả nước nói chung, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Trong bối cảnh đó, ngành Công Thương đã bám sát quan điểm, định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Công Thương và UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm. Qua đó, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng thời huy động mọi nguồn lực cho phát triển nên hoạt động của ngành Công Thương trong năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp.

Ngành Công Thương Đồng Tháp: Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu năm 2024

Ngành Công Thương Đồng Tháp đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho hàng hóa nông sản

Bà Võ Phương Thủy - Phó Giám đốc phụ trách điều hành Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp - cho biết: Một trong những điểm sáng nổi bật là sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường nội địa với các chương trình kích cầu tiêu dùng. Các điểm kinh doanh trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ… hoạt động trở lại 100%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng năm 2023 đạt gần 128.000 tỷ đồng, tăng 15,20% so với năm 2022, đạt 101,04% kế hoạch. Trong đó, tỷ trọng bán lẻ hàng hóa chiếm khoảng 79% trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng, đạt mức tăng trưởng 11,92% so với cùng kỳ.

Một điểm sáng nữa là sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động sản xuất công nghiệp. Bằng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2023 ước đạt 70.271 tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến tiếp tục phát huy vai trò chủ lực của ngành, chiếm khoảng 98% trong cơ cấu ngành công nghiệp, đạt mức tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ.

Cùng với việc phát triển sản xuất công nghiệp, thì các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm được ngành chú trọng hơn đã góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng chuỗi liên kết ngành hàng chủ lực của tỉnh. Tính đến nay, đã có hơn 420 sản phẩm của địa phương tham gia kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử uy tín như: Shopee, Lazada, Postmart... và các đơn vị phân phối lơn như: Co.opmart, Big C, Satra, Lotte Mart, Aeon, Winmart, MM Mega Market…

Theo bà Võ Phương Thủy, mặc dù, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các ngành, lĩnh vực kinh tế nhưng hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp trong năm 2023 có phần khó khăn hơn do ảnh hưởng từ thị trường xuất khẩu. Trong đó, các thị trường xuất khẩu chủ lực, truyền thống của doanh nghiệp Đồng Tháp như Hoa Kỳ, châu Âu bị suy giảm. Do đó, kim ngạch xuất khẩu (không tính hàng tạm nhập tái xuất) đạt 1,25 tỷ USD, bằng 89,50% so với cùng kỳ 2022, đạt 81,43% kế hoạch (kế hoạch 1,53 tỷ USD). Tuy vậy, xuất khẩu gạo được xem là điểm sáng trong xuất khẩu của tỉnh Đồng Tháp, với mức tăng trưởng gần 50% so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra (đạt 145% kế hoạch).

Nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất - xuất khẩu năm 2024

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được năm 2023, bà Võ Phương Thủy - cho biết: Sở Công Thương Đồng Tháp đề ra một số chỉ tiêu cụ thể của ngành đặt ra trong năm 2024 như: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10% so với năm 2023. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tăng 15,71% so với 2023. Kim ngạch xuất khẩu tăng 11,98% so với năm 2023.

Để đạt được mục tiêu, Sở Công Thương sẽ triển khai 4 giải pháp trọng tâm. Theo đó, thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành công nghiệp, phát huy vai trò công nghiệp chế biến tạo động lực tăng trưởng. Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo sự bứt phá trong tăng trưởng; gia tăng năng lực sản xuất của ngành công nghiệp chế biến (chế biến gạo, thuỷ sản đông lạnh, thức ăn chăn nuôi, may mặc, chế biến sau gạo). Đồng thời triển khai “Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến sâu kết hợp phát triển ngành công nghiệp chủ lực tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” nhằm giữ vững các ngành công nghiệp có lợi thế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, nâng cao chuỗi giá trị.

Song song đó, thúc đẩy phát triển thương mại - dịch vụ theo hướng hiện đại. Nâng cao vai trò đầu mối và năng lực xúc tiến thương mại. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình thương mại truyền thống. Coi trọng phát triển các kênh phân phối hàng hóa trong nước, kết nối hợp tác lâu dài với các hệ thống bán lẻ hiện đại (Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh, WinMart...).

Cùng với đó, thực thi hiệu quả các giải pháp của Đề án xuất khẩu các sản phẩm chủ lực tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung triển khai hiệu quả kế hoạch hành động thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực, tăng cường các biện pháp mở rộng, đa dạng thị trường xuất nhập khẩu.

Đồng thời, tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cam kết đầu tư. Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp của địa phương tham gia được vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lớn, toàn cầu đang đầu tư tại Việt Nam…

Ngoài ra, Sở Công Thương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo đảm nguồn cung nguyên, nhiên, vật liệu, hàng hoá thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, phát triển thị trường. Chú trọng nâng cao năng lực hội nhập quốc tế. Cùng với đó, ngành Công Thương Đồng Tháp sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu đúng, trúng, kịp thời và khả thi các chủ trương, chính sách và giải pháp để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của trung ương và địa phương; kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các dự án lớn, góp phần gia tăng năng lực sản xuất mới.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Về dự án điện hạt nhân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị Bộ Công Thương sớm tham mưu Chính phủ điều chỉnh đồng bộ quy hoạch tổng thể quốc gia.
Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

Ngày 22/12, Hợp tác xã (HTX) Nấm Tam Đảo đã khảo sát, tuyên truyền và có kế hoạch hỗ trợ giống cây dâu tằm nhằm khôi phục nghề cho người dân làng Nủ.
TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thành phố Sơn La - Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản

Thời gian qua, thành phố Sơn La đã triển khai những giải pháp bài bản từ sản xuất đến xúc tiến tiêu thụ nông sản, mang lại hiệu quả cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động