Làm chủ thiết bị toàn bộ mới có thể phát triển ngành công nghiệp trọng điểm Cần chính sách đột phá thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp quan trọng |
Sản xuất ngành điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học phục hồi tích cực
Cụ thể: Sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 6,2%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,8%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 7,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 5,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 3,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 3,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 3%.
Đáng chú ý, riêng ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đã có sự phục hồi tích cực kể từ tháng 8/2023 sau 7 tháng liên tiếp sụt giảm. Trong quý III/2023, chỉ số IIP của ngành này tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 5,4%; quý II giảm 3,6%); tính chung 9 tháng năm 2023 giảm 2,2%.
Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước đóng vai trò "cột trụ" |
Trong 9 tháng, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 62,2%). Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang nỗ lực hồi phục sau dịch Covid-19.
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong 9 tháng ước đạt 41,19 tỷ USD, giảm nhẹ 1,7% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 15,8% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Các thị trường xuất khẩu lớn của nhóm hàng này là chủ yếu vẫn là EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc…
Đối với ngành sản xuất lắp ráp ô tô, chỉ số sản xuất tháng 9 năm 2023 của ngành sản xuất xe có động cơ tăng 5,2%. Tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất xe có động cơ giảm 5,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Về sản lượng ô tô tháng 9 năm 2023 ước đạt 27,6 nghìn chiếc, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng xe máy ước đạt 257,6 nghìn chiếc, giảm 17%. Tính chung 9 tháng, sản lượng ô tô ước đạt 238,3 nghìn chiếc, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022; sản lượng xe máy ước đạt 2301,5 nghìn chiếc, giảm 8,4%.
Với ngành dệt may và da giầy, 9 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 25,5 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2022; xuất khẩu giầy dép các loại ước đạt 14,86 tỷ USD, giảm 18,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Ở ngành sữa, sản lượng sản xuất sữa bột tháng 9 ước đạt 13 nghìn tấn, giảm 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, sản lượng sữa bột đạt 96,8 nghìn tấn, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, giá sữa nguyên liệu, đường nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất vẫn ở mức cao, trong khi sữa tươi nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 42% nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất, chế biến. Cùng với đó, thức ăn chăn nuôi và giá cước vận chuyển tăng “phi mã” đã góp phần đẩy chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngành sữa được đánh giá vẫn còn nhiều tiềm năng, dư địa để phát triển. Hiện mức sử dụng sữa bình quân theo đầu người của Việt Nam đạt khoảng 26-28 lít/năm, còn ở mức thấp so với khu vực và thế giới.
Đối với ngành Rượu - Bia - Nước giải khát, sản lượng sản xuất bia tăng mạnh, ước đạt 369,2 triệu lít, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, sản lượng bia các loại đạt 3.405 triệu lít, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, ngành bia vẫn đang đối mặt với những khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào (malt, đường) vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành.
Công nghiệp hỗ trợ gỡ nút thắt, tăng trợ lực
Đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu các mặt hàng linh kiện và phụ tùng vẫn chủ yếu thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); các tập đoàn đa quốc gia đang đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt là các tập đoàn của Hàn Quốc, Nhật Bản… trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử.
Trong khi đó, hạn chế hiện nay là liên kết giữa doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp nội địa còn lỏng lẻo. Phần lớn là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực còn hạn chế. Dung lượng thị trường trong nước còn nhỏ, chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế đối với sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thiếu các doanh nghiệp dẫn đầu tầm cỡ khu vực và quốc tế nhằm đóng vai trò dẫn dắt nhằm tạo hệ sinh thái phát triển bền vững.
Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, ông Phạm Tuấn Anh- Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành từ năm 2015 (Nghị định 111), đến nay đã 8 năm chắc chắn là cần thiết phải sửa đổi. Bộ Công Thương đã được Chính phủ giao sửa đổi Nghị định này từ năm 2020, tuy nhiên trong quá trình sửa đổi cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng Bộ Công Thương vẫn kiên quyết và kiên trì sửa đổi, thuyết phục các cơ quan có liên quan để sớm trình lên Chính phủ trong thời gian sớm nhất.
“Điểm mới trong Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 111, đó là việc cấp bù lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Về danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đã bổ sung rất nhiều các sản phẩm mới phù hợp với xu thế hiện nay, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp”- ông Phạm Tuấn Anh thông tin.
Theo Cục Công nghiệp, trong chương trình đầu tư công giai đoạn 2021-2024, Bộ Công Thương cũng được giao nguồn vốn để xây dựng hai trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp tại hai đầu của đất nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. “Chúng tôi xác định đây là 2 công trình rất quan trọng, như cánh tay nối dài của Bộ Công Thương trong hỗ trợ các doanh nghiệp, kỳ vọng khi hai trung tâm này được hoàn thiện cơ sở vật chất và bộ máy chức năng thì sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong thời gian tới”- ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.
Theo đánh giá, chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước đóng vai trò "cột trụ", là động lực dẫn dắt tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo.