Ngành công nghiệp tái chế: Tương lai và góc nhìn từ Nhựa Duy Tân

Tái chế rác - ngành kinh tế giá trị ước tính 3 tỷ USD/năm tại Việt Nam có dấu hiệu khởi sắc khi bắt đầu với những dự án hàng chục triệu đô USD được đầu tư.
Hơn 3.600 tấn rác thải/ngày, Đồng Nai thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp tái chế rác Lãng phí gần 3 tỷ USD mỗi năm vì không tái chế rác thải nhựa Tái chế rác thải thành năng lượng

Lãng phí lớn từ không tái chế hết rác thải

Theo báo cáo “Nghiên cứu thị trường cho Việt Nam - cơ hội và rào cản đối với tuần hoàn nhựa” của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới, một lượng bao bì nhựa trị giá 80 - 120 tỷ USD/năm bị thất thoát khỏi nền kinh tế toàn cầu do không được tái chế. Ước tính, Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD/năm vì không tái chế hết rác thải nhựa từ sinh hoạt.

Tuy nhiên, ngành kinh tế rác của Việt Nam đã có tín hiệu khả quan khi đầu năm 2022, Công ty Nhựa tái chế Duy Tân (Tập đoàn Nhựa Duy Tân) đã công bố một khoảng đầu tư lên đến 60 triệu USD.

Ngành công nghiệp tái chế: Giá trị hàng tỷ USD Việt Nam đã sẵn sàng?
Rác thải không được tái chế vừa lãng phí vừa ô nhiễm môi trường

Ông Huỳnh Ngọc Thạch - Giám đốc điều hành Công ty Nhựa tái chế Duy Tân - cho biết: “Mục tiêu mà công ty hướng đến là hoàn thành dự án tái chế 100.000 tấn rác thải nhựa/năm vào năm 2026 nhằm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách 10 nước xả nhiều rác nhựa ra biển nhất thế giới”.

Khoản đầu tư 60 triệu USD để Duy Tân xây dựng nhà máy tái chế nhựa tại Long An -là số vốn khổng lồ so với ngành công nghiệp tái chế vẫn còn manh mún và lạc hậu của Việt Nam.

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy tái chế, Duy Tân còn tích cực tham gia các hoạt động, sáng kiến liên quan đến phát triển bền vững, từ hợp tác với những doanh nghiệp hàng đầu để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn như Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), Chi hội Nhựa tái sinh, cho tới việc chăm lo sinh kế, hỗ trợ lực lượng lao động phi chính thức trong hệ sinh thái thu gom, xử lý rác thải.

Kế hoạch đầu tư cho hoạt động của Nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân được chia làm 3 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 thực hiện từ năm 2020 - 2021 với tổng đầu tư 20 triệu USD cho sản lượng 20.000 tấn/năm; giai đoạn 2 sẽ tiếp tục thực hiện vào năm 2022 - 2023 tổng đầu tư 20 triệu USD và đẩy mạnh sản lượng 60.000 tấn/năm; giai đoạn 3 từ năm 2024 với tổng đầu tư 20 triệu USD cho sản lượng 100.000 tấn/năm.

Ngành công nghiệp tái chế: Giá trị hàng tỷ USD Việt Nam đã sẵn sàng?
Bên trong nhà máy triệu USD của Duy Tân

Tính đến nay, đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tái chế Bottles to Bottles (chai ra chai) - dùng chai nhựa cũ tái chế thành hạt nhựa - để làm nguyên liệu sản xuất chai nhựa mới” - ông Thạch chia sẻ.

Cơ hội lớn

Để có nguồn nguyên liệu đầu vào nhà máy, Duy Tân đã gây dựng được mạng lưới hơn 80 đại lý đạt chuẩn, thực hiện thu mua, phân loại và đóng kiện các chai nhựa đã qua sử dụng. Mỗi ngày, Duy Tân thu mua 60 tấn vỏ chai đã qua sử dụng, số lượng lên tới 20.000 - 22.000 tấn/năm - một con số có ý nghĩa lớn với môi trường.

Ngành công nghiệp tái chế: Giá trị hàng tỷ USD Việt Nam đã sẵn sàng?
Hàng chục tấn rác thải nhựa mỗi ngày được Duy Tân thu mua và đưa vào tái chế

Theo kế hoạch, Nhà máy Nhựa tái chế Duy Tân sẽ sản xuất khoảng 100.000 tấn hạt nhựa/ năm khi đã hoàn thành giai đoạn 2, 3 và không chỉ dừng ở nhựa PET như giai đoạn 1 mà còn có nhựa PP, HDPE. Lúc đó, sẽ có thêm rất nhiều vỏ chai nhựa và nhiều sản phẩm khác từ nhựa, như bàn ghế, tủ quần áo… được thu gom và tái chế để giảm thiểu lượng nhựa nguyên sinh để sản xuất sản phẩm mới. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ giảm được lượng dầu mỏ sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.

Thực tế, trên thế giới, với công nghệ Bottles to Bottles, một số quốc gia đã tái chế được một sản phẩm lên đến hơn 50 lần, tức là kéo dài vòng đời của vật liệu nhựa lên hơn gấp 50 lần. Sở hữu công nghệ tái chế tiên tiến giúp Duy Tân tự tin trong “cuộc chơi” mới.

Ông Thạch chia sẻ, tái chế là “mắt xích” quan trọng của mô hình kinh tế tuần hoàn, xu thế tất yếu của Việt Nam cũng như thế giới. Ngành tái chế và kinh tế tuần hoàn cũng đang được thúc đẩy tích cực với Luật Bảo vệ môi trường 2020 và công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Ông Thạch nhận định, ngành tái chế có nhiều rủi ro, khả năng sinh lời thấp, đặc biệt khi phải đầu tư lớn. Hiện, Nhà máy Nhựa tái chế của Duy Tân trong năm 2022 có công suất khoảng 30 nghìn tấn. Mục tiêu của Duy Tân đến năm 2026, nhà máy sẽ hoạt động hết công suất là với 100 nghìn tấn.

Ngành công nghiệp tái chế: Giá trị hàng tỷ USD Việt Nam đã sẵn sàng?
Trong năm 2022 có công suất của nhà máy đạt khoảng 30 nghìn tấn rác tái chế

Công ty định hướng ngay từ đầu là nhà máy không rác thải, bao gồm rác thải rắn, khí thải và nước thải. Hiện tại, Duy Tân đang đầu tư tái sử dụng 80% nước thải trong nhà máy, cố gắng để thời gian tới đạt đến 100%.

Mặc dù Duy Tân được coi là doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư công nghệ hiện đại cho tái chế rác thải nhựa, tuy nhiên, theo nhận định của một số chuyên gia, hoạt động tái chế hiện nay của Việt Nam còn nhỏ lẻ, công nghệ sử dụng lạc hậu, sản phẩm tái chế có chất lượng thấp nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Riêng những doanh nghiệp tái chế chất thải nhựa lớn sử dụng công nghệ hiện đại nhưng tập trung tái chế các phế phẩm nhựa trong sản xuất, chưa mạnh dạn thu gom, tái chế phế liệu nhựa từ chất thải rắn sinh hoạt.

Ngoài ra, rào cản về chính sách tài chính, đơn giá xử lý tái chế rác thải sinh hoạt còn thấp, chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia cũng như nguồn cung không đều và có nhiều rủi ro từ khi vực phi chính thức. Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu phế liệu nhựa, không có tiêu chuẩn thiết kế để tái chế...,

Ước tính, chỉ khoảng 33% trong số 3,9 triệu tấn hạt nhựa tiêu thụ tại Việt Nam được tái chế hàng năm. Việt Nam thiếu một thị trường thứ cấp mạnh mẽ cho nhựa tái chế. Để ngành tái chế rác thải nhựa của Việt Nam trở thành ngành kinh tế tỷ USD, rất cần những chính sách đồng bộ từ cơ quan quản lý nhà nước. Do đó, Chính phủ có thể đóng vai trò chủ đạo bằng cách thực hiện mua sắm công xanh (GPP) và dán nhãn các sản phẩm nhựa tái chế.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tái chế rác

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2030, Nghệ An xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt

Năm 2030, Nghệ An xác định phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt

Nghệ An xác định mục tiêu đến năm 2030, phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo là then chốt, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao.
VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp

VCCI vừa trả lời công văn của Bộ Công Thương về đề nghị góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Năm 2030, Quảng Ngãi đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp

Năm 2030, Quảng Ngãi đặt mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp

Quảng Ngãi xác định mục tiêu đến năm 2030 là trung tâm công nghiệp với hai ngành công nghiệp chủ lực là lọc hóa dầu và luyện kim thép.
Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Bình Thuận: Đề xuất điều chỉnh một số nội dung

Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tại Bình Thuận: Đề xuất điều chỉnh một số nội dung

Bình Thuận đã đề xuất điều chỉnh một số nội dung cần thiết nhằm tăng tính hiệu quả cho công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.
Những "điểm nghẽn” khiến giá xe ô tô Việt Nam khó giảm

Những "điểm nghẽn” khiến giá xe ô tô Việt Nam khó giảm

Bộ Công Thương đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp ô tô, giải quyết 2 "điểm nghẽn: dung lượng thị trường và chênh lệch giá xe ô tô với các quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Kết nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Hà Nội: Kết nối nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ bứt phá

Trong chuỗi toàn cầu, mỗi doanh nghiệp là các mảnh ghép. Để các mảnh ghép “khớp nối” với nhau thì vai trò “bà mối” của Hiệp hội rất quan trọng.
Bộ Công Thương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết phát triển công nghiệp chế tạo

Bộ Công Thương tạo thuận lợi cho doanh nghiệp liên kết phát triển công nghiệp chế tạo

Bộ Công Thương luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và các công ty đa quốc gia có nhiều cơ hội kết nối phát triển công nghiệp chế tạo.
Phát triển liên kết doanh nghiệp Việt với công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Phát triển liên kết doanh nghiệp Việt với công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo

Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các công ty đa quốc gia trong ngành công nghiệp chế tạo là nhiệm vụ trọng tâm của ngành công nghiệp Việt Nam.
Ngành sản xuất lấy lại đà tăng trưởng

Ngành sản xuất lấy lại đà tăng trưởng

Theo Bộ Công Thương, thời gian tới cần chủ động các giải pháp bảo đảm cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu lấy lại đà tăng trưởng phục hồi ngành sản xuất.
Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại có chiều hướng ổn định

Quảng Bình: Sản xuất công nghiệp và thương mại có chiều hướng ổn định

Hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại 2 tháng đầu năm 2023 tại Quảng Bình có chiều hướng duy trì hoạt động ổn định khi các chỉ số đều tăng.
Tìm đầu ra cho sản phẩm chế biến từ bã thải thạch cao PG

Tìm đầu ra cho sản phẩm chế biến từ bã thải thạch cao PG

Mới đây, Bộ Xây dựng, BQL Khu kinh tế Hải Phòng đồng chủ trì tổ chức hội thảo "Giải pháp xử lý, tiêu thụ bã gyps tại bón DAP – Vinachem, KCN Đình Vũ, Hải Phòng"
Đắk Nông: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khai thác bô xít

Đắk Nông: Vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng khai thác bô xít

Nhà máy Alumin Nhân Cơ đứng trước nguy cơ phải giảm tải hoặc ngưng hoạt động vì không còn đất sạch để khai thác quặng bô xít.
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt “chen chân” vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhiều sản phẩm, linh kiện công nghiệp hỗ trợ tinh xảo của doanh nghiệp Việt Nam chế tạo đã vào chuỗi cung ứng của Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu…
Kỳ 2: Tăng “lực” để công nghiệp hỗ trợ ô tô thăng hạng

Kỳ 2: Tăng “lực” để công nghiệp hỗ trợ ô tô thăng hạng

Những chính sách mới của Chính phủ, xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng rõ rệt…, tất cả đang “vẽ” nên bức tranh sáng hơn cho công nghiệp hỗ trợ ô tô.
Tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps: Cấp thiết sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng

Tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps: Cấp thiết sử dụng chất thải làm vật liệu xây dựng

Cả nước đang tồn trữ 12,7 triệu tấn bã thải gyps đang đặt ra vấn đề cấp thiết sử dụng chất thải của các nhà máy hoá chất làm vật liệu xây dựng.
Kỳ 1: “Câu chuyện ốc vít”… và cái nhìn thấu đáo về ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô

Kỳ 1: “Câu chuyện ốc vít”… và cái nhìn thấu đáo về ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô

CNHT ô tô có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô mà còn có tác động lớn tới ngành công nghiệp và nền kinh tế.
Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 của Bắc Ninh giảm

Nguyên nhân chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2023 của Bắc Ninh giảm

So với tháng trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của tỉnh Bắc Ninh tháng 2/2023 đã giảm tới 15,6%, trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo giảm 15,75%.
Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Để tiếp tục hỗ trợ DN nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, Bộ Công Thương ưu tiên hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách về phát triển công nghiệp.
Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ tổ chức hội thảo Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng 5,1%

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 tăng 5,1%

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 2/2023 ước tính tăng 5,1% so với tháng trước và tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2022.
Bình Định: Doanh nghiệp quay lại hoạt động ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

Bình Định: Doanh nghiệp quay lại hoạt động ổn định, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng

Chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Định trong tháng 02 tăng 1,59% so với tháng trước và tăng 5,74% so với cùng kỳ. Xuất khẩu vẫn giữ nhịp tăng trưởng cao.
Dự án 120 triệu USD trong khu Kinh tế Thái Bình đi vào hoạt động giai đoạn 1

Dự án 120 triệu USD trong khu Kinh tế Thái Bình đi vào hoạt động giai đoạn 1

Giai đoạn 1 của dự án Nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH Lotes Việt Nam nằm trong Khu kinh tế Thái Bình đã chính thức đi vào hoạt động.
Trụ đỡ để duy trì sản xuất và việc làm với thị trường ô tô

Trụ đỡ để duy trì sản xuất và việc làm với thị trường ô tô

Ế ẩm trên thị trường ô tô có nguy cơ khiến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất ô tô lẫn công nghiệp hỗ trợ trong nước mới khởi sắc gặp khó.
Đà Nẵng: Muốn mở rộng sản xuất, doanh nghiệp lo vấn đề mặt bằng

Đà Nẵng: Muốn mở rộng sản xuất, doanh nghiệp lo vấn đề mặt bằng

Nhiều doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng cho biết có kế hoạch mở rộng sản xuất và bày tỏ lo lắng về đảm bảo mặt bằng sản xuất, nhân lực chất lượng cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động