Ngành chè: Lợi ích lớn nhờ sản xuất sạch

Sản xuất sạch giúp ngăn ngừa giảm thiểu chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên là cách để DN sản xuất chè tiết giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh.
Sản xuất sạch: Doanh nghiệp nhỏ gặp khó về vốn và công nghệ Tăng giá trị sản phẩm miến dong làng So nhờ sản xuất sạch

Từng bước tạo sự chuyển biến

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất trà túi lọc, nhiều năm qua Công ty TNHH MTV Thương mại, Dịch vụ, sản xuất C.V.C ( gọi tắt Công ty C.V.C) ở TX Bến Cát, tỉnh Bình Dương luôn trăn trở tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hướng đến sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Với sự hỗ trợ từ Sở Công Thương Bình Dương, công ty đã triển khai đánh giá sản xuất sạch hơn, từ đó có những tư vấn giúp công ty tổ chức lại sản xuất, thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp, đảo bảo tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất.

TS Nguyễn Văn Thanh – Đại diện nhóm chuyên gia tư vấn, Sở Công Thương Bình Dương cho biết, việc đánh giá sản xuất sạch hơn (SXSH) là hoạt động nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát được đầu vào như nguyên liệu, điện, nước, lao động, công nghệ… từ đó tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn như: quản lý nội vi, đổi mới thiết bị, công nghệ, quản lý việc sử dụng lao động, tài nguyên, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”.

Ngành chè: Lợi ích lớn nhờ sản xuất sạch
C.V.C đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất chè giúp tiết kiệm 10-15% nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình sao chè

Đến nay theo đánh giá ban đầu các doanh nghiệp chè có tiềm năng tiết giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15% nếu áp dụng các giải pháp quản lý nội vi hoặc các giải pháp mang tính đầu tư nhỏ không đáng kể. Nếu đầu tư đổi mới thiết bị thì tiềm năng có thể cao hơn rất nhiều.

Ông Trầm Văn Huệ, Tổng Giám đốc Công ty C.V.C chia sẻ: “ Thực tế triển khai cho thấy nếu áp dụng sản xuất sạch hơn, công ty đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, nhờ đó có thể đạt sản lượng cao hơn, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn. Nhờ sản xuất sạch, đến nay các sản phẩm của công ty đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, sản phẩm nông thôn tiêu biểu cấp khu vực”.

Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn, đến nay công ty C.V.C cũng như nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Bình Dương khác đã nhận thức rõ hơn việc đánh giá và áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn. Nhờ đó, doanh nghiệp đã ý thức hơn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, cung cấp các cơ hội giảm chi phí nhờ giảm tổn thất, tăng cường tuần hoàn, góp phần cải thiện môi trường làm việc và đáp ứng bảo vệ môi trường; mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, môi trường và xã hội.

Ngoài lợi ích trực tiếp tiết kiệm được trong quá trình sản xuất, DN áp dụng SXSH có cơ hội tiếp cận nguồn ưu đãi tài chính, các khoản vay từ các cơ quan tài chính. Hiện chính sách ngày càng ưu tiên cho các dự án phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường”- ông Huệ chia sẻ.

Lợi ích lớn từ sản xuất sạch

Cũng đầu tư cho sản xuất sạch hơn, một cơ sở sản xuất chè khác ở Sơn La- HTX Sản xuất kinh doanh và Dịch vụ tổng hợp Bình Thuận (gọi tắt HTX Bình Thuận) đã quyết định ứng dụng khoa học và công nghS vào trồng, chăm sóc và chế biến chè.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến chè, năm 2018, HTX được UBND huyện Thuận Châu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Phổng Lái - Thuận Châu”. Đến cuối năm 2019, HTX đã xây dựng thành công thương hiệu "Chè Trọng Nguyên - Phổng Lái Thuận Châu". Cũng trong năm 2019, sản phẩm chè của HTX đã đạt sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh. Năm 2021, sản phẩm Chè Trọng Nguyên của Hợp tác xã được tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.

Ông Trần Thái Hà, Trưởng Phòng Kinh doanh, Công ty cổ phần Giải pháp công nghệ Việt Nam - đơn vị tư vấn dự án, chia sẻ: Sau 3 tháng thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn, chúng tôi đã xác định những hạn chế trong sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng cũng như quản lý về chất thải của dây chuyền chế biến. Từ đó, đã tư vấn cho cơ sở đầu tư lắp đặt máy biến áp riêng và bố trí tụ bù cho các tủ điện tại xưởng sản xuất, qua đó tiết kiệm được 2% điện năng.

Ngoài ra, HTX cũng nhận được hỗ trợ từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Sơn La thực hiện Đề án hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng tiết kiệm. Qua đó, HTX đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi, như: Vệ sinh sạch sẽ và thu hồi ngay nguyên liệu rơi vãi trong các đường chuyền vận chuyển sản xuất chè; che phủ khu nguyên liệu khô; tưới nước các khu vực sinh nhiều bụi.

Ngành chè: Lợi ích lớn nhờ sản xuất sạch
Lắp đặt các tấm chắn giữa khu vực các băng tải giúp giảm thiểu chè rơi vãi

Đồng thời, thay thế một số thiết bị mới như: Lắp đặt tấm chắn những khu vực giữa các băng tải để tránh rơi vãi chè; lắp đặt hệ thống lọc bụi ướt để giảm thiểu phát tán khí độc ra môi trường bằng cách thông gió tự nhiên phù hợp với TCVN 3288: 1979; chất lượng không khí phù hợp QCVN 19:2009/BTNMT; khu vực cắt, phân loại. Trang bị hệ thống hút bụi nhằm thu hồi bụi để tái chế và tránh phát tán ra ngoài, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Được chuyên gia tư vấn, đến nay hàng chục lao động là người dân tộc tại địa phương trong quá trình sao chè đã biết cách cho nhiên liệu đốt đúng với thời gian và nhiệt độ cài đặt của lò. Để tránh thất thoát nhiệt, phải đóng kín cửa lò, sử dụng cùi ngô đốt lò khô, không ẩm ướt và phải xây thêm một lớp gạch cho lò xao chè, cải tiến thêm lớp bọc các thiết bị sấy, sửa lại cửa lò và vách lò khi sấy.

Bà Nguyễn Thị Bình – Phó Giám đốc HTX Bình Thuận cho biết, với chi phí đầu tư cho việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001; hệ thống hút bụi; hệ thống cung cấp điện; hệ thống nguyên, nhiên vật liệu; hệ thống lò. HTX chỉ phải bỏ ra khoảng 95.000.000 đồng, nhưng tiết kiệm được 32,5 triệu đồng mỗi năm. Đặc biệt, kéo dài tuổi thọ cho dây chuyền chế biến.

Bên cạnh lợi ích về kinh tế, thực hiện Đề án đã giúp HTX hoàn thiện quy trình chế biến, giảm lượng chất thải, khí thải ra môi trường. Đây là một trong những lý do thuyết phục tôi tham gia Đề án”. Bà Nguyễn Thị Bình cho biết thêm.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sản xuất sạch

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp và nhà đầu tư hướng đến giải pháp phát triển bền vững, có trách nhiệm

Doanh nghiệp và nhà đầu tư hướng đến giải pháp phát triển bền vững, có trách nhiệm

Trước những thách thức từ biến đổi khí hậu, cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư đang hướng đến các giải pháp phát triển bền vững, có trách nhiệm hơn.
TP. Hồ Chí Minh: Công bố chương trình xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” năm 2023

TP. Hồ Chí Minh: Công bố chương trình xét chọn và trao danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” năm 2023

Việc tổ chức xét chọn danh hiệu “Doanh nghiệp xanh” nhằm tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Hà Nội: Kết nối mạng lưới cung ứng và phân phối bán lẻ sản phẩm thân thiện môi trường

Hà Nội: Kết nối mạng lưới cung ứng và phân phối bán lẻ sản phẩm thân thiện môi trường

Sáng 25/5, Sở Công Thương Hà Nội đã ra mắt Mạng lưới liên kết giữa cơ sở phân phối bán lẻ với các nhà cung ứng về sản phẩm thân thiện môi trường năm 2023.
Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy bao bì

Giảm chi phí, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất giấy bao bì

Nhiều giải pháp kỹ thuật và quản lý giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình sản xuất tại các nhà máy giấy bao bì đã được đưa ra.
Giảm nghèo bền vững: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Giảm nghèo bền vững: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định xóa đói, giảm nghèo bền vững là một trong những quyết sách quan trọng vì ấm no của nhân dân.

Tin cùng chuyên mục

Hình thành sản xuất và tiêu dùng bền vững qua nhận diện thực phẩm minh bạch

Hình thành sản xuất và tiêu dùng bền vững qua nhận diện thực phẩm minh bạch

Ngày 18/5 tại Hà Nội, Hội thảo “Xu hướng tiêu dùng và nhận diện thực phẩm minh bạch” nhằm hướng tới sản xuất và tiêu dùng bền vững đã được tổ chức.
Tiêu dùng xanh thúc đẩy chuỗi sản xuất bền vững

Tiêu dùng xanh thúc đẩy chuỗi sản xuất bền vững

Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn mua các sản phẩm có mang yếu tố “xanh”, điều này đã góp phần thúc đẩy hình thành các chuỗi sản xuất bền vững.
Hà Nội: Áp dụng mô hình liên kết hiệu quả, thúc đẩy sản xuất sạch hơn

Hà Nội: Áp dụng mô hình liên kết hiệu quả, thúc đẩy sản xuất sạch hơn

Áp dụng mô hình liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm là một trong những giải pháp được Hà Nội triển khai để thực hiện Chương trình sản xuất và TDBV.
Hội thảo khởi động nghiên cứu xây dựng Chương trình làm mát xanh quốc gia

Hội thảo khởi động nghiên cứu xây dựng Chương trình làm mát xanh quốc gia

Chiều 11/5, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Khởi động nghiên cứu xây dựng chương trình làm mát xanh quốc gia, hướng đến TKNL trong máy lạnh, điều hòa không khí.
Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Phép thử cho các doanh nghiệp Việt Nam

Sàn giao dịch tín chỉ carbon: Phép thử cho các doanh nghiệp Việt Nam

Năm 2028, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ chính thức vận hành, đây sẽ là phép thử cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực thi cắt giảm khí nhà kính.
Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Huyện Hoà An – Cao Bằng: 100% xã có điện lưới quốc gia và đường ôtô đến trung tâm

Nhờ triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay 100% xã tại huyện Hoà An có điện lưới, đường ôtô đến tận trung tâm
Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Giảm nghèo đa chiều trong tình hình mới

Để giảm nghèo đa chiều, các bộ, ngành, địa phương bố trí ngân sách tổ chức thực hiện kịp thời, đầy đủ chương trình cơ chế, chính sách...
Giảm nghèo còn nhiều thách thức

Giảm nghèo còn nhiều thách thức

Dù đạt được nhiều thành tựu nhưng công tác giảm nghèo, đặc biệt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu vùng xa vẫn đối diện không ít thách thức.
Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu

Ngân hàng Phát triển châu Á tài trợ hàng tỷ USD chống biến đổi khí hậu

ADB vừa công bố Quỹ Tài chính Đổi mới cho Khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương nhằm tăng cường hỗ trợ đáng kể cho khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần bắt đầu từ thay đổi nhận thức!

Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần bắt đầu từ thay đổi nhận thức!

Tăng trưởng xanh là xu thế tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang hướng tới. Để thúc đẩy tiến trình này cần bắt đầu từ thay đổi nhận thức.
Ứng dụng BAEMIN thử nghiệm xe máy điện dành cho đối tác tài xế

Ứng dụng BAEMIN thử nghiệm xe máy điện dành cho đối tác tài xế

Ứng dụng BAEMIN đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng công ty SELEX MOTORS, hướng tới việc thử nghiệm xe máy điện dành cho đối tác tài xế của BAEMIN.
Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Phát triển ngành công nghiệp thực phẩm bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu

Việc phát triển một hệ thống lương thực, công nghiệp thực phẩm bền vững không chỉ giúp các quốc gia thích ứng với BĐKH mà còn đóng góp vào mục tiêu Net Zero.
Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Phát triển rừng bền vững tại khu vực Bắc Trung Bộ

Hội nghị cũng tập trung thảo luận về các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ rừng, báo cáo, đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần những bước đi đột phá, quyết liệt hơn

Thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Cần những bước đi đột phá, quyết liệt hơn

Việt Nam cần có những bước đi đột phá, quyết liệt hơn nữa để đưa kinh tế xanh đạt được mốc 300 tỷ USD trong tổng GDP quốc gia vào năm 2050.
Phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm từ nước Pháp với 3 nguyên tắc cơ bản

Phát triển đô thị bền vững: Kinh nghiệm từ nước Pháp với 3 nguyên tắc cơ bản

Tính tới năm 2022, tại Việt Nam có 88 đô thị, đóng góp 75% GDP cả nước, sự phát triển nhanh chóng của các đô thị đặt ra thách thức phát triển bền vững.
Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số

UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
Giảm nghèo bền vững: Ưu tiên “vùng lõi”

Giảm nghèo bền vững: Ưu tiên “vùng lõi”

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, nhiều địa phương đã có nhiều giải pháp thiết thực, giúp đồng bào vươn lên.
Luật Đất đai (sửa đổi): Nghiên cứu, xác định cụ thể đối tượng hỗ trợ ở các tỉnh vùng núi

Luật Đất đai (sửa đổi): Nghiên cứu, xác định cụ thể đối tượng hỗ trợ ở các tỉnh vùng núi

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến quyền bình đẳng được tiếp cận đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hành áp dụng ESG: Cơ hội cho doanh nghiệp “nâng tầm” giá trị

Thực hành áp dụng ESG: Cơ hội cho doanh nghiệp “nâng tầm” giá trị

Không chỉ là đòi hỏi tất yếu, thực hành áp dụng ESG còn giúp doanh nghiệp “nâng tầm” giá trị và gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường.
Trồng và phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trồng và phát triển dược liệu: Giải pháp sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một quyết sách mang tính chiến lược nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động